PHẦN II: TẠO LẬP VĂN VĂN BẢN ( 14.0 điểm)
3. Chứng minh “thông qua một truyện ngắn nhà văn bao giờ cũng muốn đối thoại với bạn
- Để sáng tạo ra một thế giới nghệ thuật cho một tác phẩm nhà văn phải trải qua bao dằn vặt, trăn trở, hy vọng, đau đớn từ đó hình thành nên một quan niệm, một niềm tin nhất định của mình.
- Đằng sau bức tranh cuộc sống được tái hiện, miêu tả bao giờ cũng chứa đựng một quan niệm, một khát vọng thiết tha muốn bạn đọc đồng tình, sẻ chia , cùng suy ngẫm và sáng tạo.
- Chứng minh qua truyện ngắn Lão Hạc:
+ Sự thương cảm đến xót xa đối với người nông dân nghèo khổ trong xã hội cũ.
+ Sự trân trọng, tin tưởng vẻ đẹp tâm hồn đối với người nông dân cho dù hoàn cảnh túng quẫn, bi đát.
+ Khơi gợi phương pháp đúng đắn, sâu sắc khi đánh giá con người: Ta cần biết tự đặt mình vào cảnh ngộ cụ thể của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng. ( Thể hiện rõ qua các ý nghĩ đầy chất triết lí của nhân vật ông Giáo.)
4. Mở rộng:
- Người viết truyện ngắn phải có khả năng và biệt tài nắm bắt những hiện tượng tưởng như bình thường trong cuộc sống song lại chứa đựng những ý nghĩa lớn lao, sâu sắc.
- Ý nghĩa của truyện ngắn tuỳ thuộc vào khả năng dồn nén, khám phá và thể hịên cuộc sống một cách hàm súc và cô đọng.
c, Kết bài:
- Nhấn mạnh sức mạnh riêng, kì diệu của truyện ngắn.
- Ý nghĩa tác động sâu xa của truyện ngắn đối với tư tưởng, tình cảm, thái độ, niềm tin của tác giả./.
2.
0
2.
0
1.
0
ĐỀ SỐ 33
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Nếu như không có cách nào để thay đổi thế giới bên ngoài, hãy thay đổi chính mình, bởi vì đó là điều có thể thay đổi được. Khi bạn tập trung sự chú ý để hoàn thiện bản thân, cuộc sống của bạn cũng sẽ trở nên tốt đẹp. Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được, và nhìn nhận được sự khác biệt giữa hai điều này, đó là bài học mà chúng ta cần phải theo đuổi suốt cuộc đời.
Ngoài việc thay đổi hành vi của chính mình, bạn có thể thay đổi được thái độ nhìn nhận của bản thân.
Khó khăn trắc trở có nhiều tới đâu cũng phải chịu thua trước thái độ và phản ứng của bạn trước chúng. Thái độ tiêu cực khi nhìn nhận một sự việc thường sẽ làm tổn thương lòng tự tin, mài mòn ý chí phấn đấu của con người. Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói
“vẫn còn nửa ly nước". Thái độ khác nhau sẽ tạo ra những cuộc đời khác nhau, bạn có thể thay đổi thế giới của chính mình thông qua việc thay đổi cách nhìn và thái độ của bản thân.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 13)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Nêu hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước"?
Câu 3. Anh/ chị hiểu như thế nào câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được?
Câu 4.Thông điệp mà Anh/ chị tâm đắc nhất qua văn bản là gì? Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN VĂN BẢN ( 14.0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2: (10.0điểm ) Có ý kiến cho rằng: “Bình Ngô đại cáo” có ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai của dân tộc. Dựa vào đoạn trích “Nước Đại Việt ta”, em hãy làm rõ ý kiến trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 33
CÂU NỘI DUNG ĐIỂ
M
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 - Phương thức biểu đạt chính trong văn bản : nghị luận 1.0
2 - Hiệu quả nghệ thuật của từ “chỉ” và từ “vẫn” trong câu văn: Cũng giống như khi nhìn một nửa ly nước, có người nói “chỉ còn nửa ly nước", cũng có người nói “vẫn còn nửa ly nước": làm rõ 2 thái độ, 2 cái nhìn trước cùng một hiện tượng. Từ “chỉ” gợi cái nhìn bi quan, tiêu cực; từ “vẫn”thể hiện cái nhìn lạc quan, tích cực.
1.0
3 Hiểu câu nói trích trong văn bản: Chấp nhận những điều bạn không thể thay đổi, thay đổi những điều bạn có thể thay đổi được:
- Trong cuộc sống, có những điều ta không thể thay đổi được theo ý muốn chủ quan của mình vì đó là những điều trở thành quy luật, tất yếu. Nếu tìm mọi cách để thay đổi, ta sẽ mất công vô ích, gặp thất bại cay đắng;
- Tuy nhiên, nếu có những điều có thể thay đổi, ta sẽ tìm cách thay đổi để nó phù hợp với hoàn cảnh mới, thúc đẩy sự tiến bộ xã hội, đem lại hạnh phúc cho cá nhân và cộng đồng.
2.0
4 Thí sinh có thể nêu một thông điệp tâm đắc nhất. Nêu rõ lí do tại sao chọn thông điệp đó.
Sau đây là gợi ý:
- Mỗi người cần phải có cách sống tích cực, suy nghĩ tích cực để thay đổi cuộc đời của mình;
- Thay đổi để thành công
2.0
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14
1 a.Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b.Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về ý nghĩa của việc thay đổi chính mình được gợi ở phần Đọc hiểu.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
* Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể từ phương châm sống thể hiện trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
*Các câu phát triển đoạn:
+ Giải thích: thay đổi là thay cái này bằng cái khác hay là sự đổi khác, trở nên khác trước.
Thay đổi chính mình là làm cho bản thân mình khác đi, loại bỏ cái xưa cũ, lạc hậu đểm tìm đến cái mới mẻ tiến bộ từ nhận thức, tình cảm đến hành động ;
+ Phân tích, chứng minh, bàn luận về thay đổi chính mình:
+Con người cần thay đổi chính mình. Bởi lẽ cuộc đời mỗi người luôn đối diện nhiều thứ thách, khó khăn, có thành công nhưng cũng không ít lần thất bại, có hạnh phúc và bất hạnh, có niềm vui và nỗi buồn đau ,...
+Rất nhiều người trong chúng ta định nghĩa hạnh phúc là khi đạt được mục tiêu. Tuy nhiên, bên cạnh những mục tiêu còn có nhiều yếu tố quyết định hạnh phúc của mỗi người, chẳng hạn như thói quen và suy nghĩ. Nếu bạn là một người bi quan, dù có đạt được bao nhiêu mục tiêu lớn đi chăng nữa, bạn vẫn không cảm thấy hạnh phúc. Do vậy, việc đầu tiên cần làm là thay đổi chính bản thân bạn trước.
+Nhờ có thay đổi bản thân mà con người luôn biết tìm tòi, học hỏi, sáng tạo. Nhờ đó, cuộc sống vật chất và tinh thần sẽ được cải thiện, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội;
+Người biết thay đổi bản thân luôn đạt thành công nhờ trải qua thử thách, được trải nghiệm, rèn luyện ý chí, nghị lực, có niềm tin vào chính mình
+ Phê phán một bộ phận giới trẻ không thay đổi bản thân nên để lại nhiều hậu quả đáng
3.0
tiếc: sống không có lí tưởng, ước mơ, hoài bão; trở nên lạc hậu, bi quan, chán nản, luôn gặp thất bại trên đường đời.
*Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: hiểu được sự thay đổi chính mình là cần thiết, từ đó tích cựa học tập và rèn luyện nhân cách, đạo đức, lối sống chuẩn mực.
d.Sáng tạo: Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5 2 + Yêu cầu chung:
- Viết đúng thể loại nghị luận chứng minh: phân tích đoạn trích '' Nước Đại Việt ta'' để làm rõ ý nghĩa như một bản tuyên ngôn độc lập lần thứ hai.
- Bố cục rõ ràng, mạch lạc, hành văn lưu loát, trôi chảy, không phạm lỗi về dùng từ, chính tả, đặt câu, có dẫn chứng cụ thể.
+ Yêu cầu cụ thể:
* Mở bài: Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và đưa ra nhận xét cần làm sáng tỏ.
* Thân bài:
+ Giải thích ngắn gọn: Bản tuyên ngôn độc lập là gì?(Lời tuyên bố khẳng định chủ quyền của một dân tộc hay một quốc gia và có giọng điệu hào hùng, đanh thép, thể hiện ý thức tự lực, tự cường của nhân dân và dân tộc.
+ Tuyên ngôn độc lập lần thứ hai thể hiện ở đoạn trích ''Nước Đại việt'' ta là:
- Nguyên lí nhân nghĩa: yên dân; trừ bạo
- Chân lí về sự tồn tại độc lập có chủ quyền của dân tọcc Đại Việt: nền văn hiến lâu đời, cương vực lãnh thổ, phong tục tập quán, lịch sử riêng, chế độ riêng. Quan niệm hoàn chỉnh về quốc gia, dân tộc của Nuyễn Trãi. (có dẫn chứng)
* Kết bài: Đánh giá về giá trị nội dung và tư tưởng của đoạn trích 'Nước Đại việt ta'' khẳng định lại vấn đề.
ĐỀ SỐ 34
PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
Một vận động viên marathon người Nhật Bản từng vô địch thế giới vào năm 1984 và 1986 đã kể về phương thức phân chia mục tiêu trong cuốn tự truyện của mình: “Trước khi thi đấu, tôi đều phóng xe đi tìm hiểu khảo sát quãng đường thi đấu và ghi lại những cột mốc dễ nhận thấy, ví dụ như cột mốc đầu tiên là ngân hàng, cột mốc thứ hai là một cây cổ thụ, cột mốc thứ ba là tòa nhà màu đỏ. Cứ như vậy cho đến hết chặng đua. Khi bắt đầu cuộc đua, tôi sẽ dồn hết tốc lực để chinh phục từng cột mốc, qua mỗi cột mốc tôi lại có thêm động lực để chinh phục các cột mốc tiếp theo, cho đến khi về đích. Ban đầu, tôi chưa biết tới điều này, tôi luôn đặt ra cho mình một mục tiêu duy nhất đó là cái đích cuối cùng, và kết quả là chạy được khoảng hơn 10km là tôi đã cảm thấy đuối sức. Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã."
Giống như những gì vận động viên đó nói, ưu điểm của việc phân chia mục tiêu là: thứ nhất, nó khiến cho mục tiêu lớn tưởng chừng như xa vời trở nên thiết thực và dễ nắm bắt hơn. Khi tâm lý tin tưởng rằng mục tiêu đó có thể thực hiện đươc, thì hành động của bạn sẽ không bị chi phối bởi nỗi sợ thất bại. Có rất nhiều nguyên nhân khiến chúng ta chần chừ khi làm một việc gì đó, trong đó việc đặt ra mục tiêu quá cao, khiến chính mình sợ hãi là một trong những nguyên nhân lớn nhất. Thực hiện việc phân chia mục tiêu chính là một phương thức để giảm thiểu hoặc phòng tránh sự trì trệ do tâm lý sợ hãi thất bại gây ra. Phân chia mục tiêu còn giúp bạn có thêm niềm tin khi thực hiện. Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Không cần phải nói, hẳn ai cũng hiểu sự tự tin có tác dụng quan trọng như thế nào đối với việc hoàn thành mục tiêu trong cuộc sống.
( Trích Sống chậm lại rồi mọi chuyễn sẽ ổn thôi, Alpha book biên soạn, NXB Lao động xã hội,2014, tr 10)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?
Câu 2. Theo lời kể của Một vận động viên marathon người Nhật Bản, anh/ chị hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm nào?
Câu 3. Tại sao có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin ?
Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với câu nói:Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Nêu rõ lí do tại sao.
PHẦN II: TẠO LẬP VĂN VĂN BẢN ( 14.0 điểm)
Câu 1. (4,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý nghĩa việc phân chia mục tiêu trong cuộc sống được gợi ở phần Đọc hiểu.
Câu 2 : (10.0 điểm)
Tiểu thuyết Tắt đèn của nhà văn Ngô Tất Tố có nhiều nhân vật, nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm có giá trị hiện thực. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực, đẹp đẽ của người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám năm 1945.
Bằng những hiểu biết của em về tác phẩm “Tắt đèn” của Ngô Tất Tố, hãy làm sáng tỏ nhận định trên.
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 34
CÂU NỘI DUNG ĐIỂ
M
I ĐỌC HIỂU 6.0
1 - Phương thức biểu đạt chính trong văn bản: nghị luận 1.0
2 Hiểu việc phân chia mục tiêu và mục tiêu duy nhất khác nhau ở điểm:
- Phân chia mục tiêu: là cách chia mục tiêu lớn thành những mục tiêu nhỏ hơn để ta dễ dàng vượt qua. Từ đó, ta có động lực bước tiếp nhằm hoàn thành mục tiêu lớn ban đầu đã đặt ra;
- Mục tiêu duy nhất: là chỉ có một đích đến sau khi đã vượt qua hàng loạt những khó khăn thử thách.
1.0
3 Có thể nói: Khi thấy mục tiêu hoàn toàn nằm trong tầm với, bạn sẽ cảm thấy tự tin. Tại vì:
khi làm một việc gì đó, nếu như ta nắm bắt và hiểu nó, biết nhìn nhận khả năng của mình và biết chắc chắn có thể làm được thì ta sẽ niềm tin vào chính mình, có động lực, sức mạnh tinh thần để quyết tâm thực hiện đến cùng.
2.0
4 Thí sinh có thể đồng tình/không đồng tình hoặc đồng tình một phần với câu nói:Ý chí của tôi đã bị cả chặng đường dài phía trước quật ngã. Cần có lí giải lí do hợp lí, hợp tình, hợp chuẩn mực pháp luật và đạo đức.
- Nếu đồng tình với câu nói: dựa trên câu chuyện của Một vận động viên marathon người Nhật Bản để khẳng định mục tiêu chặng đường dài phía trước là trở ngại, rào cản rất lớn làm cho con người mệt mỏi, nhụt chí, không thể về đến đích đã đặt ra;
- Nếu không đồng tình: Khẳng định ý chí của con người có sức mạnh rất lớn, biến không thành có. Ý chí chính là nhân tố quyết định trên mỗi chặng đường đi đến thành công. Ý chí thường đi đôi với sự nghị lực, đây cũng là hai vấn đề không thể tách rời nhau. Chúng tạo thành một tổng thể đem lại một kết quả như con người mong muốn. Vì thế, dù có chặng đường dài phía trước với nhiều thử thách, có ý chí quyết tâm thì con người không bao thể gục ngã.
- Nếu đồng tình một phần: kết hợp 2 ý trên.
2.0
II TẠO LẬP VĂN BẢN 14
1 *Về kĩ năng:
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ
Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận về một tư tưởng đạo lí: ý nghĩa việc phân chia mục tiêu trong cuộc sống.
0.5
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác lập luận; các phương thức biểu đạt, nhất là nghị luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra bài học nhận thức và hành động. Cụ thể:
Câu mở đoạn: Dẫn ý liên quan (có thể lấy ý trong phần Đọc hiểu ) để nêu vấn đề cần nghị luận.
Các câu phát triển đoạn:
- Giải thích: Mục tiêu là cái đích cuối cùng mà bạn muốn đạt được trong một thời gian nhất định. Nó có thể là những kế hoạch, dự định của bạn trong cuộc sống. Phân chia mục tiêu là chia nhỏ mục tiêu ra từng phần, từng giai đoạn để thực hiện nhằm đạt kết quả cao nhất.
-Bàn luận, phân tích, chứng minh về ý nghĩa việc phân chia mục tiêu trong cuộc sống.
+Ý nghĩa tác dụng của việc phân chia mục tiêu:
+Bản thân mỗi người phải luôn xác định cho mình những mục tiêu trước mắt cũng như lâu 3.0
dài. Khi đã đặt ra mục tiêu cho mình rồi, bạn sẽ luôn cố gắng để làm sao thực hiện được nó.
Nếu bạn thực hiện được nó trong khoảng thời gian càng ngắn sẽ càng tốt. Bởi, mục tiêu là một dự định hay một kế hoạch mà bạn đã vạch ra sẵn, bạn sẽ phải nỗ lực để đạt được nó.
Nói cách khác, mục tiêu cũng là cái đích đến của bạn qua những cống hiến, nó thể hiện qua những nỗ lực, những phấn đấu bản thân bạn. Khi bạn đã xác định được mục tiêu, nó sẽ là động lực cho bạn tiến đến.
+Nhờ có phân chia mục tiêu, tâm lí ta sẽ ổn định, không choáng ngợp trước mục tiêu quá lớn, quá xa vời. Từ đó, ta sẽ có thêm động lực để hoàn thành tiếp những mục tiêu nhỏ khác + Việc phân chia mục tiêu tạo nên phong cách làm việc khoa học, không vội vã, nóng vội, đốt cháy giai đoạn; rèn cho con người đức tính kiên nhẫn, bền bĩ…
+ Bàn bạc mở rộng: không nên đặt ra mục tiêu quá lớn hoặc không biết phân chia mục tiêu để thực hiện vì điều đó sẽ gây ra tâm lí sợ hãi khi gặp thất bại, làm ta chùn bước, đầu hàng hoàn cảnh…
Câu kết đoạn: đưa ra bài học nhận thức và hành động phù hợp: Là tuổi trẻ, cần phải xác định mục tiêu cuộc sống của mình và biết phân chia mục tiêu phù hợp để thành hiện, biến ước mơ thành hiện thực. Không bao giờ từ bỏ mục tiêu.
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu: Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
0.5
2 1. Yêu cầu về hình thức
* Viết đúng thể loại chứng minh về một nhận định văn học.
- Bố cục đảm bảo rõ ràng mạch lạc , lập luận chặt chẽ.
-Trình bày sạch sẽ, chữ viết rõ ràng, đúng chính tả, ngữ pháp.
1.0
2. Yêu cầu về nội dung
Chứng minh làm rõ những phẩm chất của nhân vật chị Dậu, người phụ nữ nông dân Việt Nam dưới chế độ phong kiến trước năm 1945 .
a. Mở bài
- Giới thiệu khái quát tác giả , tác phẩm.
- Tiểu thuyết Tắt đèn có nhiều nhân vật nhưng chị Dậu là một hình tượng trung tâm, là linh hồn của tác phẩm Tắt đèn. Bởi chị Dậu là hình ảnh chân thực đẹp đẽ về người phụ nữ nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng tám 1945.
b.Thân bài
* Làm rõ những phẩm chất đáng quý của chị Dậu.
- Chị Dậu là một người có tinh thần vị tha, yêu thương chồng con tha thiết.
+ Khi anh Dậu bị bọn cai lệ và người nhà lí trưởng đánh đập hành hạ chết đi sống lại chị đã chăm sóc chồng chu đáo.
+ Chị đã tìm mọi cách để bảo vệ chồng.
+ Chị đau đớn đến từng khúc ruột khi phải bán con để có tiền nộp sưu.
- Chị Dậu là một người đảm đang tháo vát: đứng trước khó khăn tưởng chừng
như không thể vượt qua, phải nộp một lúc hai suất sưu, anh Dậu thì ốm đau, đàn con bé dại... tất cả đều trông vào sự chèo chống của chị.
- Chi Dậu là người phụ nữ thông minh sắc sảo:
Khi bọn cai lệ định xông vào trói chồng – Chị đã cố van xin chúng tha cho chồng nhưng không được. => chị đã đấu lý với chúng
“ Chồng tôi đau ốm, các ông không được phép hành hạ”.
- Chị Dậu là người phụ nữ có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm.
+ Khi cai lệ và người nhà Lí trưởng có hành động thô bạo với chị, với chồng chị, chị đã vùng lên quật ngã chúng.
+ Mặc dù điêu đứng với số tiền sưu nhưng chị vẫn sẵn sàng ném nắm giấy bạc và mặt tên tri phủ Tri Ân. Hai lần bị cưỡng hiếp chị vẫn thoát ra được.
Đây chính là biểu hiện đẹp đẽ về nhân phẩm của tinh thần tự trọng.
c. Kết bài
Khái quát khẳng định về phẩn chất nhân vật:
- Yêu thương chồng con, thông minh sắc sảo, đảm đang tháo vát, có tinh thần quật khởi, ý thức sâu sắc về nhân phẩm...
- Nhân vật chị Dậu toát lên vẻ đẹp mộc mạc của người phụ nữ nông dân đẹp người, đẹp nết.
9.0
1.0
7.0
1.0