Liên hệ, rút ra bài học

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 110 - 118)

PHẦN II: TẠO LẬP VĂN VĂN BẢN ( 14.0 điểm)

II. Yêu cầu về hình thức

6. Liên hệ, rút ra bài học

* Lưu ý: Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản, trên cơ sở các gợi ý đó giám khảo có thể vận dụng linh họat để phát hiện những bài làm thể hiện tố chất của học sinh giỏi (kiến thức vững chắc, năng lực cảm thụ sâu sắc, tinh tế, kĩ năng làm bài tốt…);

- Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có phong cách riêng song hợp lí. Có thể thưởng điểm cho các bài viết sáng tạo song không vượt quá khung điểm của mỗi câu theo quy định.

ĐỀ SỐ 46 PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm)

Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời các câu hỏi bên dưới:

Mẹ ta không có yếm đào

nón mê thay nón quai thao đội đầu rối ren tay bí tay bầu

váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa Cái cò…sung chát đào chua…

câu ca mẹ hát gió đưa về trời ta đi trọn kiếp con người

cũng không đi hết mấy lời mẹ ru.

(“Ngồi buồn nhớ mẹ ta xưa” – Nguyễn Duy)

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản?

Câu 2. Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết nào?

Câu 3. Văn bản thể hiện tâm tư, tình cảm gì của tác giả đối với người mẹ? (1,0

Câu 4 Hai câu thơ: “Ta đi trọn kiếp con người/Cũng không đi hết mấy lời mẹ ru” gợi suy nghĩ gì về lời ru của mẹ đối với những đứa con?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1. (4.0 điểm) Từ văn bản trên ,hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ ) trình bày suy nghĩ của em về vai trò của gia đình đối với cuộc đời mỗi con người.

Câu 2 ( 10,0đ):

“ Mỗi tác phẩm văn học là một bức thông điệp của người nghệ sỹ gửi đến cho bạn đọc”. Em hiểu nhận định trên như thế nào ?

Dựa vào những hiểu biết của em về truyện ngắn Lão Hạc của nhà văn Nam Cao, hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 46

CÂU NỘI DUNG ĐIỂ

M

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 -Phương thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản: Tự sự, miêu tả, biểu cảm. 1.0

2 Hình ảnh người mẹ được khắc họa qua những từ ngữ, chi tiết: “không có yếm đào”, “Nón mê thay nón quai thao đội đầu”, “Rối ren tay bí tay bầu” “váy nhuộm bùn áo nhuộm nâu bốn mùa”. Đó là một người mẹ nghèo, lam lũ, vất vả.

1.0

3 Tâm tư, tình cảm của tác giả: Nỗi nhớ, lòng biết ơn sâu sắc và tình yêu thương to lớn dành cho người mẹ.

2.0 4 Lời ru của mẹ không xa lạ trong thi ca như ta thường thấy, vậy mà những ngôn ngữ rất đời

thường của Nguyễn Duy lại khiến ta xốn xang trước phận mình bởi nhà thơ đã nhận ra “kiếp con người” dễ gì sánh được “mấy lời mẹ ru”. “Mấy lời” thôi nhưng là sự kết tinh của một cuộc đời và cả nhiều cuộc đời. Nó không chỉ chứa đựng tình mẹ bao la mà còn là những bài học làm người vô cùng quý giá mà chúng ta phải dành cả cuộc đời để học, để thấm và để biết ơn. Nói cách khác, hai câu thơ đã thức tỉnh muôn người, hãy nhìn lại mình trên nẻo về với cõi thiêng liêng.

2.0

II TẠO LẬP VĂN BẢN 14

1 *Yêu cầu chung:

- Học sinh có kĩ năng viết đoaạn văn nghị luận

- Bài viết thể hiện vốn sống thực tế, các dẫn chứng làm rõ luận điểm cần tiêu biểu, cụ thể, có sức thuyết phục, tránh những dẫn chứng chung chung.

- Diễn đạt tốt, khuyến khích những bài viết sáng tạo.

0.5

*Đoạn văn tham khảo

Trong cuộc sống, hẳn mỗi lần vấp ngã, thất bại là bạn đều tìm về với gia đình của mình. Vậy gia đình là gì? Đó là nơi chứa đầy tình thương, chứa đầy những người thân yêu của ta. Có lẽ bởi vậy mà gia đình luôn có một vai trò quan trọng đối với bản thân mỗi con người. Trước hết, gia đình chở che tâm hồn ta. Mỗi khi ta buồn, ta vui, ta cười, gia đình luôn là nơi thấu hiểu ta nhất, chia sẻ với ta nhiều nhất. Chưa dừng lại ở đó, gia đình còn nuôi dưỡng ta trưởng thành. Thử hỏi xem, nếu không có bàn tay dạy dỗ của mẹ cha, của ông bà thì làm sao chúng ta có thể có những kiến thức nền tảng để vững bước vào đời. Hơn hết, nhờ có những bài học quý giá mà gia đình mang lại ta mới đạt nhiều thành công, góp phần làm rạng danh nước nhà. Bên cạnh đó, gia đình còn dìu dắt ta đứng dậy sau mỗi vấp ngã. Họ sẽ chẳng rời bỏ ta mà thay vào đó lại đến bên sưởi ấm trái tim bị vụn vỡ. Thật vậy, gia đình chính là điểm tựa của mỗi con người. Vì vậy hãy nâng niu và trân trọng nó. Đừng chà đạp nó để rồi phải hối tiếc!

3.5

2 1.Yêu cầu chung:

a. Về kỹ năng: Học sinh biết cách vận dụng kiến thức văn chương để làm bài văn nghị luận giải thích, chứng minh một nhận định về văn học; biết lựa chọn và phân tích những dẫn chứng tiêu biểu trong tác phẩm truyện để làm sáng tỏ nhận định. Bài viết có bố cục mạch lạc, diễn đạt lưu loát, có hình ảnh.

b. Về kiến thức: Làm rõ nhận định: Lời gửi của tác giả đến với bạn đọc qua tác phẩm của mình. Cảm nhận cụ thể ý nghĩa của truyện ngắn Lão Hạc qua lời gửi của nhà văn Nam Cao.

1.0

2. Yêu cầu cụ thể:

a. Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề cần nghị luận, trích dẫn nhận định .

b.Thân bài: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách khác nhau nhưng cần làm rõ những ý sau:

* Giải thích nhận định:

- Khái niệm tác phẩm văn học: Là con đẻ tinh thần của nhà văn, nói cách khác nhà văn là người sáng tạo ra tác phẩm văn học.

-Nhà văn lấy chất liệu từ hiện thực cuộc sống, bằng tài năng sáng tác văn chương mà phản ánh cuộc sống đó trong tác phẩm của mình.

- Bức thông điệp nhà văn gửi đến cho bạn đọc: Nhưng sự phản ánh không phải là chụp ảnh, đồ lại hiện thực, đó là quá trình phản ánh có chọn lọc, có cảm xúc, suy ngẫm. Thông qua bức tranh về hiện thực cuộc sống được phản ánh trong tác phẩm, nhà văn thể hiện một cách nhìn một cách nghĩ, một lời nhắn nhủ đến cho bạn đọc.

Vì vậy ý kiến cho rằng mỗi tác phẩm văn học là bức thông điệp mà người nghệ sỹ gửi cho bạn đọc là đúng, thể hiện sự am hiểu sâu sắc về mối quan hệ giữa tác phẩm với bạn đọc.

*Phân tích chứng minh bức thông điệp mà nhà văn Nam Cao gửi đến cho bạn đọc qua truyện ngắn Lão Hạc:

-Giới thiệu khái quát về truyện ngắn: Là tác phấm xuất sắc viết về tài người nông dân trước

9.0

cách mạng. Nhân vật chính của truyện là lão Hạc, một người nông dân phải chịu nhiều thiếu thốn, khổ đau về cả vật chất lẫn tinh thần nhưng lại là con người có vẻ đẹp phẩm chất tâm hồn cao quí, đáng trọng.

-Qua truyện ngắn Lão Hạc nhà văn Nam Cao muốn giúp chúng ta hiểu được tình cảnh khốn cùng và nhân cách cao quí của nhân vật Lão Hạc, qua đó hiểu thêm về số phận đáng thương và vẻ đẹp tâm hồn đáng trọng của người nông dân Việt nam trước cách mạng tháng tám (D/c).

-Nhà văn cũng muốn nhắc nhở chúng ta một thái độ sống một cách ứng xử mang tinh thần nhân đạo: Cần phải quan sát, suy nghĩ đầy đủ về những con người hàng ngày sống quanh mình, cần phải nhìn nhận họ bằng lòng đồng cảm, bằng đôi mắt của tình thương, phải biết nhìn ra và trân trọng nâng niu những điều đáng thương và đáng quí ở họ (D/c).

- Dù rơi vào bất cứ hoàn cảnh nào thì mỗi người cũng cần giữ phẩm chất và nhân cách cao đẹp của mình

-Nam Cao cũng muốn gửi đến chúng ta lời nhằn nhủ khi đánh giá một con người: Cần biết đặt mình vào cảnh ngộ của họ thì mới có thể hiểu đúng, cảm thông đúng (D/c).

c. Kết bài:

- Khẳng định giá trị, ý nghĩa, sự cần thiết phải đọc tác phẩm văn học.

ĐỀ SỐ 47

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Vào một buổi chiều mùa xuân lạnh lẽo, một cậu con trai dắt người cha mù vào quán. Cậu con trai trạc mười tám mười chín tuổi, quần áo đơn giản, lộ rõ vẻ nghèo túng, nhưng từ cậu lại toát lên nét trầm tĩnh của người có học.Cậu con trai tiến đến trước mặt tôi nói to: "Cho hai bát mì bò!". Tôi đang định viết hoá đơn, thì cậu ta hướng về phía tôi và xua xua tay rồi chỉ tay vào bảng giá treo ở trên tường nói nhỏ với tôi chỉ làm một bát mì cho thịt bò, bát kia chỉ cần rắc chút hành là được. Lúc đầu, tôi hơi hoảng, nhưng sau đó chợt hiểu ra ngay. Hoá ra, cậu ta gọi to hai bát mì thịt bò như vậy là cố tình để cho người cha nghe thấy, thực ra thì tiền không đủ, nhưng lại không muốn cho cha biết. Tôi cười với cậu ta tỏ vẻ hiểu ý.

Nhà bếp nhanh nhẹn bê lên ngay hai bát mì nóng hổi. Cậu con trai chuyển bát mì bò đến trước mặt cha, ân cần chăm sóc: "Cha, có mì rồi, cha ăn đi thôi, cha cẩn thận kẻo nóng đấy ạ!". Rồi cậu ta tự bưng bát mì nước về phía mình. Người cha không vội ăn ngay, ông cầm đũa dò dẫm đưa qua đưa lại trong bát. Mãi lâu sau, ông mới gắp trúng một miếng thịt, vội vàng bỏ miếng thịt vào bát của người con. "Ăn đi con, con ăn nhiều thêm một chút, ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội". Người cha nói với giọng hiền từ, đôi mắt tuy mờ đục vô hồn, nhưng trên khuôn mặt đầy nếp nhăn lại sáng lên nụ cười ấm áp. Điều khiến cho tôi ngạc nhiên đó là, cái cậu con trai đó không hề cản trở việc cha gắp thịt cho mình, mà cứ im như thóc đón nhận miếng thịt từ bát của cha, rồi lại lặng lẽ gắp miếng thịt đó trả về.Cứ lặp đi lặp lại như vậy, dường như thịt trong bát của người cha cứ gắp lại đầy, gắp mãi không hết. "Cái quán này thật tử tế quá, một bát mì mà biết bao nhiêu là thịt". Ông lão cảm động nói. Kẻ đứng ngay bên cạnh là tôi, chợt toát hết cả mồ hôi, trong bát chỉ có vài mẩu thịt tội nghiệp, quắt queo bằng móng tay, lại mỏng chẳng khác gì xác ve. Người con trai nghe vậy vội vàng tiếp lời cha:

"Cha à, cha ăn mau ăn đi, bát của con đầy ắp không biết để vào đâu rồi đây này". "Ừ... ừ, con ăn nhanh lên, ăn mì bò thực ra cũng có chất lắm đấy".

Hành động và lời nói của hai cha con đã làm chúng tôi rất xúc động. Chẳng biết từ khi nào, bà chủ cũng đã ra đứng cạnh tôi, lặng lẽ nhìn hai cha con họ. Vừa lúc đó, cậu Trương đầu bếp bê lên một đĩa thịt bò vừa thái, bà chủ dẩu dẩu môi ra hiệu bảo cậu đặt lên bàn của hai cha con nọ. Cậu con trai ngẩng đầu tròn mắt nhìn một lúc, bàn này chỉ có mỗi hai cha con cậu ngồi, cậu ta vội vàng hỏi lại: "Anh để nhầm bàn rồi thì phải, chúng tôi không gọi thịt bò." Bà chủ mỉm cười bước lại chỗ họ: "Không nhầm đâu, hôm nay chúng tôi kỉ niệm ngày mở quán, đĩa thịt này là quà biếu khách hàng. "Cậu con trai cười cười, không hỏi gì thêm.Cậu lại gắp thêm vài miếng thịt vào bát người cha, sau đó, bỏ phần còn thừa vào trong một cái túi nhựa. Chúng tôi cứ im lặng chờ cho hai cha con ăn xong, rồi lại dõi mắt tiễn hai cha con ra khỏi quán. Mãi khi cậu Trương đi thu bát đĩa, đột nhiên kêu lên khe khẽ. Hoá ra, đáy bát của cậu con trai đè lên mấy tờ tiền giấy, vừa đúng giá tiền của một đĩa thịt bò, được viết trên bảng giá của cửa hàng. Cùng lúc, tôi, bà chủ, và cả cậu Trương chẳng ai nói lên lời, chỉ lặng lẽ thở dài, mỗi người theo đuổi một ý nghĩ riêng.

(San San – Hữu Bằng, http://songdep.xitrum.net/nghethuatsong/689.html) Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên?

Câu 2: Hãy đặt nhan đề cho văn bản?

Câu 3: Anh/chị hãy lí giải tại sao cậu con trai lại kín đáo trả lại tiền đĩa thịt bò mà trước đó bà chủ quán mời hai cha con?

Câu 4: Bài học rút ra từ câu chuyện?

PHẦN II. TẠO LẬP VĂN BẢN (14.0 điểm)

Câu 1( 4.0 điểm) Em hãy viết đoạn văn (khoảng 200 chữ) thể hiện suy nghĩ của mình về tình cảm hai cha con trong văn bản trên?

Câu 2. (10,0 điểm)

“Chất người cộng sản Hồ Chí Minh - đó là tấm lòng nhân ái mênh mông mà sâu thẳm, một tình thương quên mình... “Chất người” ấy còn thể hiện ở tinh thần “thép” vĩ đại của người chiến sĩ...”.

(Nguyễn Hoàng Khung, Một mùa thơ rộ nở)

Hãy làm sáng tỏ tinh thần “thép” của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Ngắm trăng

(Vọng nguyệt) và “Tức cảnh Pác Bó”.

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ SỐ 47

CÂU NỘI DUNG ĐIỂ

M

I ĐỌC HIỂU 6.0

1 - Phương thức biểu đạt chính: Tự sự. 1.0

2 - Yêu cầu: Nhan đề cần ngắn gọn, nêu được nội dung, ý nghĩa của văn bản: từ câu chuyện hai cha con nọ vào quán gọi hai bát mì bò, câu chuyện muốn nêu lên bài học về tình cảm cha con và lòng tự trọng trong cuộc sống.

- Có thể đặt nhan đề cho văn bản: Hai bát mì bò.

1.0

3 - Hành động trả lại tiền đĩa thịt bò cho bà chủ quán thể hiện người trai đó dù nghèo về vật chất nhưng lại rất giàu lòng tự trọng. Chính vì vậy, chàng trai không vì mình nghèo khổ mà tự tiện nhận đồ, nhận sự bố thí của người khác. Hiểu được lòng tốt của bà chủ quán, chàng trai cư xử vô cùng lịch thiệp và tinh tế bằng việc kín đáo đặt tiền xuống dưới bát mì trước khi rời đi.

2.0

4 * Bài học cuộc sống:

- Lòng tự trọng giúp ta có thêm nghị lực để ngẩng cao đầu, vượt qua khó khăn, nghịch cảnh, sống hạnh phúc vì luôn vững tin vào chính mình. Người có lòng tốt, tấm chân tình sẽ được đối đãi bằng tấm chân tình. Đó là điều vô cùng đáng quý trọng trong cuộc sống.

- Luôn biết hiếu thảo với cha mẹ dù trong mijoij hoàn cảnh.

2.0

II TẠO LẬP VĂN BẢN 14

1 Yêu cầu về hình thức:

- Viết đúng hình thức 01 đoạn văn, đảm bảo về dung lượng.

- Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, diễn đạt…

0.5

Yêu cầu về nội dung:

- Sự yêu thương, hiếu thảo, tận tụy của người con trai: luôn tìm cách nói dối cha (gọi to hai bát mì bò để cha nghe tiếng…). Từng hành động đều thể hiện lòng yêu thương vô hạn đối với người cha mù.

- Sự chăm chút, tình yêu thương hết mực của người cha đối với con trai: gắp thịt bò nhường sang bát con, động viên con “ăn no rồi học hành chăm chỉ, sắp thi tốt nghiệp rồi, nếu mà thi đỗ đại học, sau này làm người có ích cho xã hội”, đôi mắt mờ đục nhưng ấm áp tình yêu thương…

-Tình cảm, sự yêu thương, quan tâm của hai cha con dành cho nhau khiến cho cuộc sống của họ trở nên vui vẻ, lạc quan và bớt đi phần nào nỗi nhọc nhằn.

3.5

2 * Hình thức và kĩ năng:

- Biết làm bài nghị luận văn học: Thông qua việc hiểu, cảm nhận cùng các thao tác phân tích, đánh giá, so sánh khi làm bài, Hs làm sáng tỏ được lời nhận định: tinh thần “thép”

của người cộng sản Hồ Chí Minh qua hai bài thơ “Vọng nguyệt” và“Tức cảnh Pác Bó

- Kết cấu bài làm chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt tốt; không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp.

1.0

* Nội dung: Có thể tiếp cận nhiều hướng song cần đạt được một số nội dung sau:

1. Giới thiệu:

Đúng là trong bài "Đọc thơ Bác", nhà thơ Hoàng Trung Thôngđã từng cảm nhận:

"Vần thơ của Bác, vần thơ thép Mà vẫn mênh mang bát ngát tình"

9.0

Thật ra thì, chất THÉP và chất TÌNH chính là hai mặt cùng tồn tại và làm nền tảng cho nhau, tạo nên tính cách đáng qúy của HCM và trở thành nét đặc biệt trong sáng tác của ông. Tinh thần bền bỉ của tác giả thể hiện ở chỗ, trong cái khó, cái khổ, ông vẫn không hề nao núng; bị gông cùm xiềng xích, ông vẫn can đảm đối diện; nguy hiểm cận kề, ông vẫn ung dung tự tại... Điều này được chính HCM phát biểu:

"Thân thể ở trong lao Tinh thần ở ngoài lao Muốn nên sự nghiệp lớn Tinh thần càng phải cao".

- Vài nét về thi sĩ - chiến sĩ Hồ Chí Minh, hai bài thơ “Vọng nguyệt” và “Tức cảnh Pác ” (lưu ý đến hoàn cảnh sáng tác của 2 văn bản).

- Trích dẫn được lời nhận định.

2. Phân tích làm sáng tỏ lời nhận định:

- Chất của người cộng sản là lòng nhân ái mênh mông- đây là chất tình

Nhưng HCM không phải một vị tiên, không phải một kẻ chẳng biết đến đau đớn trần tục.

Ông là một con người, biết vui buồn, sướng khổ. Là một con người nên trong ông, không thể không tồn tại chữ TÌNH. Tuy vậy, cái TÌNH trong thơ HCM không gói gọn trong tình cảm cá nhân.

"Ôi lòng Bác vậy, cứ thương ta Thương cuộc đời chung, thương cỏ hoa"

Tố Hữu từng khóc HCM bằng những vần thơ như thế. Tình thương của HCM trải theo chiều rộng, thấm vào chiều sâu, vươn đến tầm xa. Ông thương yêu nhiều, tình thương yêu đó dành cho thiên nhiên, cho quê hương, cho con người, cho những người đồng khổ.

Riêng trong Chiều tối, tình yêu thiên nhiên thể hiện khá rõ (điều này không cần nhắc lại, vì hẳn là giáo viên nào cũng đã phân tích kĩ cho các em về tình yêu thiên nhiên). Nhưng bên cạnh tình yêu thiên nhiên đó, nổi bật hơn lại là tình yêu với con người, đặc biệt là người lao động.

Chất TÌNH nhờ chất THÉP mà thêm nồng hậu. Nhờ tinh thần vững vàng nên trái tim luôn rung cảm sâu sắc với nhiều kiếp người. Chất THÉP cũng nhờ chất TÌNH mà được nâng lên. Trái tim chan chứa yêu thương và tấm lòng nghĩ về cuộc đời đã nuôi dưỡng và củng cố cho HCM đương đầu với mọi thử thách vàbền bỉ gìn giữ niềm lạc quan cách mạng.

Đấy chính là nét đẹp trong bài a. Hiểu thế nào là “chất thép”:

b. Tinh thần “thép” trong bài “Ngắm trăng” (Vọng nguyệt):

c. Tinh thần “thép” trong bài “Tức cảnh Pác Bó”:

(Hs cần song song phân tích những hình ảnh thơ tiêu biểu để làm cụ thể hóa lời bàn luận, đánh giá trên)

3. Đánh giá:

- Lòng nhân ái mệnh mông, một tình thương quên mình. Đó là tình yêu thiên thiên, yêu đất nước, - ngắm trăng

- Chất “thép” trong hai bài thơ (cũng như trong thơ Người nói chung) thể hiện tinh thần kiên cường bất khuất vượt lên và chiến thắng mọi gian lao, thiếu thốn; ở bản lĩnh vững vàng tự chủ trong mọi tình huống, hoàn cảnh, giữ vững sự tự do về tinh thần và những rung cảm tinh tế trước vẻ đẹp của thiên nhiên và cuộc sống.

- Chất “thép” còn thể hiện ở tinh thần lạc quan luôn hướng về sự sống, ánh sáng và niềm tin, tin ở ngày mai của cách mạng.

(Hs có thể có những so sánh, liên hệ riêng nhưng phải đảm bảo được mạch văn) ĐỀ SỐ 48

PHẦN I. ĐỌC HIỂU (6.0 điểm) Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Bạn nào tuổi teen cũng thấy mình khổ hơn người khác. Các bạn luôn phóng to những điểm thiệt thòi của mình lên và thu nhỏ phần vất vả của người khác lại. Đồng thời, các bạn luôn cảm thấy oan ức, bất công và nghĩ rằng cuộc đời này đối xử với mình tệ hơn rất nhiều những gì hy vọng (…). Rất tiếc, thưa các bạn teen, các bạn đang hiểu nhầm nghiêm trọng. Ai cũng phải trải qua nhiều khó khăn gian khổ và ai cũng phải chịu hoặc từng chịu bất công. Vì thế, đừng bi kịch hóa cuộc đời của mình, điều đó không giúp gì cho các bạn cả.

Một phần của tài liệu Bộ đề hsg van 8 (Trang 110 - 118)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(146 trang)
w