Hợp đồng tái bảo hiểm

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại công ty bảo hiểm liên hiệp uic giai đoạn 2019-2022 (Trang 30 - 33)

12. Những nội dung cơ bản của tái bảo hiểm tài sản

1.2.5. Hợp đồng tái bảo hiểm

1.2.5.1. Định nghĩa

Hợp đồng tái bảo hiểm là bản cam kết quy định trách nhiệm và quyền lợi

giữa công ty nhượng và công ty nhận tái bảo hiểm. Hợp đồng tái bảo hiểm thể hiện hình thức cũng như phương thức tái bảo hiểm được các bên thỏa thuận sử dụng trong hoạt động tái bảo hiểm. Cũng giống như hợp đồng bảo hiểm nói chung, hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng thành văn và các thỏa thuận bằng miệng sẽ không được xem xét khi có tranh chấp xảy ra.

Từ định nghĩa này, ta thấy hợp đồng tái bảo hiểm có ba đặc trưng:

- _ Nhà tái bảo hiểm cam kết bồi thường cho DNBH gốc - một thành

viên của hợp đồng mà không phải là khách hàng tham gia bảo hiểm gốc có

đối tượng bảo hiểm.

- _ Hợp đồng tái bảo hiểm là hợp đồng riêng biệt giữa công ty nhận với công ty nhượng tái bảo hiểm, trong đó người tham gia bảo hiểm không phải là một bên của hợp đồng.

- Nhà tái bảo hiểm có thể chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ hay một phần thiệt hại xảy ra với đối tượng bảo hiểm thuộc trách nhiệm của

công ty nhượng.

1.2.5.2. Các nguyên tắc trong hợp đồng tái bảo hiểm.

a.. Nguyên tắc quyền lợi bảo hiểm

Theo nguyên tắc này, công ty nhượng tái phải có quyền lợi bảo hiểm với

đối tượng bảo hiểm, tức là có trách nhiệm phải bồi thường nếu có rủi ro xảy ra thì hợp đồng tái bảo hiểm mới có hiệu lực. Quyền lợi bảo hiểm của nhà nhượng tái được xác định tại thời điểm xảy ra tốn thất chứ không phải thời điểm ký kết hợp đồng tái. Khi hợp đồng tái được ký kết, phần lớn rơi vào trường hợp các HĐBH gốc chưa được ký kết. Vậy thời điểm đó chưa xác định được đâu là đối tượng BH

30

do đó cũng chưa thể có quyền lợi bảo hiểm của nhà nhượng tái. Thời điểm tổn thất xảy ra là thời điểm cả HĐBH gốc và hợp đồng tái bảo hiểm cùng đang có hiệu lực.

Bên cạnh đó, quyền lợi bảo hiểm của nhà nhượng tái cao nhất là băng

STBH mà họ nhận bảo hiểm khi có rủi ro được bảo hiểm xảy ra. Ví dụ: Khách

hàng X có toa nhà trị giá 2,000 tỷ tham gia 60% tai DNBH A thi lúc này trách nhiệm bồi thường cao nhất của DNBH A là 60% giá trị tòa nhà và do đó quyền

lợi BH cao nhất mà DNBH A có thể được nhà tái chấp nhận là 1,200 tỷ đồng.

b.. Nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối

Dựa trên nguyên tắc tín nhiệm tuyệt đối, các bên trong hợp đồng tái tin tưởng tuyệt đối lẫn nhau. Công ty nhượng tái tin tưởng nhà nhận tái sẽ bồi

thường đầy đủ, kịp thời khi phát sinh trách nhiệm bồi thường cho bảo hiểm gốc.

Ngược lại, nhà nhận tái cũng hoàn toàn tin tưởng nhà nhượng tái theo các cam

kết về trả phí tái, khai báo thông tin (về đối tượng bảo hiểm, phí bảo hiểm, STBT), không để xảy ra các hành vi gian dồi.

Nguyên tắc này đặc biệt quan trọng trong hợp đồng tái bảo hiểm cô định khi nhà nhượng tái không cần khai báo thông tin cho từng đơn vị rủi ro. Điều này

có thê dễ dẫn đến việc nhà nhượng tái không khai báo những đơn vị rủi ro tốt, không có tổn thất xảy ra và không phải bồi thường để giữ lại phí. Hoặc có thể đo có tái mà DNBH gốc sẽ không chú ý đến chất lượng HĐBH khai thác, dẫn đến tỷ

lệ bồi thường cao. Tuy nhiên, điều này sẽ rất nguy hiểm cho nhà nhượng tái về

sau nếu nhà nhận tái điều tra và phát hiện ra gian dối. Lúc đó, họ sẽ hủy hợp

đồng tái và sẽ rất khó cho nhà nhượng tái có thể tìm được một nhà tái khác.

c.. Nguyên tắc bằi thường

Giống như bảo hiểm gốc, trong tái bảo hiểm giới hạn trách nhiệm bồi thường của nhà tái dựa trên thỏa thuận hai bên nhưng phải trên cơ sở giá trị thiệt hại thực tế, hay STBT của nhà nhượng tái và các chỉ phí liên quan như chỉ phí

giám định tốn thất, chi xử lý hàng bồi thường 100%, chỉ đòi người thứ ba bồi

hoàn.... Bên cạnh đó, nhà nhận tái cũng có quyền được hưởng các khoản bồi hoàn công ty nhượng thu được từ nhà bảo hiểm gốc.

1.2.5.3. Những điều khoản cơ bản trong hợp đồng tái bảo hiểm.

31

a. Hop dong tai bdo hiểm tạm thời

Do tính chất vu việc của các hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời nên trước khi

cấp đơn bảo hiểm, DNBH gốc phải chảo tái bảo hiểm cho các nhà tái bảo hiểm.

Trong quá trình chào tái bảo hiểm, DNBH gốc phải đưa vào toàn bộ các điều khoản của đơn bảo hiểm sốc, bao gồm trách nhiệm của DNBH, rủi ro được bảo

hiểm, các điểm loại trừ, tỷ lệ phí bảo hiểm và những điều khoản chung,... để nhà

tái xem xét, chấp nhận tái bảo hiểm. Nếu nhà tái muốn sửa đồi nội dung HDBH

gốc, DNBH gốc sẽ phải thương lượng lại với NĐBH về những sửa đổi đó cho

đến khi có được sự thỏa thuận của cả bên được bảo hiểm và bên nhận tái bảo hiém.

Như vậy, sau khi công ty nhượng tái cấp HĐBH gốc, nội dung của hợp

đồng tái bảo hiểm tạm thời hình thành giữa công ty nhượng và nhận tái chủ yếu

tóm tắt lại những điều khoản của HĐBH gốc đó. Ngoài ra, trên hợp đồng tái bảo hiểm tạm thời sẽ có thêm một số điều khoản đặc trưng như hạn mức trách nhiệm

của nhà tái, hoa hồng tái bảo hiểm và phí tái bảo hiểm.

b. Hop đồng tái bảo hiểm cỗ định

Hợp đồng tái bảo hiểm cố định thường được thu xếp dựa trên tình hình

khai thác dịch vụ, tổn thất và bồi thường của DNBH góc trong một khoảng thời

gian (ít nhất là từ 3-5 năm). Từ đó, DNBH gốc và nhà tái bảo hiểm sẽ đưa ra thỏa thuận về hợp đồng tái bảo hiểm có định, sau đó căn cứ vào những điều kiện trên

hợp đồng, các dịch vụ bảo hiểm phù hơp trong thời gian hiệu lực sẽ tự động chuyên sang cho người nhận tái bảo hiểm. Các điều khoản chủ yếu bao gồm:

- _ Loại hợp đồng: nêu rõ phương thức tái bảo hiểm được sử dụng

- _ Thời hạn hợp đồng

- _ Các rủi ro được bảo hiểm

- _ Các điểm loại trừ

- _ Điều khoản chung

- _ Mức giữ lại của nhà nhượng tái

- _ Hạn mức trách nhiệm của hợp đồng

- _ Các điều khoản về phí, hoa hồng tái bảo hiểm - _ Tỷ lệ tham gia của nhà tái bảo hiểm

- _ Các điều khoản thanh toán

- _ Các điều khoản khiếu nại, tố tụng

32

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại công ty bảo hiểm liên hiệp uic giai đoạn 2019-2022 (Trang 30 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)