CÔNG TY BẢO HIẾM LIÊN HIỆP UIC
3.3. Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện tái bảo hiểm
3.3.1. Hoàn thiện khung pháp lý
Hiện nay, Luật kinh doanh bảo hiểm và các văn bản hướng dẫn đã được
ban hành tạo ra khuôn khổ pháp lý tương đối đầy đủ cho hoạt động kinh doanh
bảo hiểm. Tuy nhiên, trong quá trình quản lý hoạt động kinh doanh bảo hiểm và
tiến trình hội nhập còn nhiều vấn đề nảy sinh chưa được thể chế hóa và một số
văn bản chủ yếu cần thiết phải hoàn chỉnh và ban hành. Lấy ví dụ, bên cạnh luật,
63
nghị định và thông tư về bảo hiểm hỏa hoạn đã được ban hành, Chính phủ có thể
xây dựng thêm các bộ luật dành riêng cho hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm,
đưa ra quy định và hướng dẫn cụ thê đối với hoạt động này để năm nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
3.3.2. Đối mới phương thức quản lý
Một trong những bắt cập của thị trường bảo hiểm Việt Nam đó là quản lý nhà nước về hoạt động tái bảo hiểm còn yếu kém. Phương thức kiểm tra, giám
sát còn nặng về hành chính, yếu kém về nhiều mặt, nhiều khi can thiệp quá sâu vào hoạt động của các DNBH vì thế làm cho các doanh nghiệp trong nước thiếu sự năng động. Vì vậy vấn đề hiện nay đó là cần có những thay đổi tích cực trong quản lý của Nhà nước. Có thể cần tiến hành theo những cách sau:
- _ Các chỉ tiêu đánh giá cần được xây dựng một cách khách quan và được công khai hoá.
- _ Các thủ tục cấp giấy phép, thâm định hồ sơ phê chuẩn, đăng ký sản phẩm, các thủ tục khác như thay đổi vốn, mở rộng nội dung và phạm vi hoạt động
cần được đơn giản hoá, tạo điều kiện dễ dàng nhất cho các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
3.3.3. Thực hiện nguyên tắc và chuân mực quôc tê
Dé thi trường bảo hiểm Việt Nam có thê thực sự hội nhập thực sự với thị trường thế giới, một vấn đề quan trọng đó là hoạt động quản lý phải được thực hiện theo các nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế trên cơ sở phù hợp với điều kiện hoàn cảnh thực tế của Việt Nam. Có thê đưa ra một số nguyên tắc và chuân mực
quôc tê chính như sau:
- Đánh giá các chỉ tiêu tài chính, kinh tế của doanh nghiệp một cách thường xuyên, xây dựng chỉ tiêu cảnh báo sớm, đánh gia kip thời tình hình tài chính của DNBH;
- Nghiêm cấm cạnh tranh bất hợp pháp, gây bất ổn định thị trường. Giám sát hoạt động của doanh nghiệp tuân thủ các quy định về công khai hoá thông tin, cung cấp thông tin trung thực cho khách hàng, bồi thường hoặc trả tiền bảo hiểm nhanh chóng đây đủ;
- Tạo môi quan hệ tôt với cơ quan bảo hiêm nước ngoài đê nghiên cứu các
64
chuẩn mực quốc tế để từng bước áp dụng phù hợp với trình độ phát triển của thị trường, học hỏi kinh nghiệm quản lý, trao đồi thông tin, nắm bắt diễn biến thị trường bảo hiểm quốc tế, đặc biệt là về các thông tin có liên quan đến các công ty bảo hiểm, môi giới bảo hiểm nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam.
3.3.4. Nâng cao vai trò của Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam
Hiệp hội bảo hiểm là một tô chức dân sự nghề nghiệp hoạt động trên cơ sở
tham gia tự nguyện và đóng góp kinh phí của các hội viên. Hoạt động của Hiệp hội là tự quản lý của các tô chức bảo hiêm trên thị trường nhắm các mục tiêu:
- Cung cấp thông tin về bảo hiểm, tái bảo hiểm, các quy định của pháp luật và sự thay đổi pháp luật của thị trường trong nước và quốc tế để các doanh nghiệp thành viên xử lý kịp thời, đúng pháp luật.
- Giúp đỡ các thành viên trong việc giải quyết tranh chấp, kiện tụng, cung câp thông tin mới, đảo tạo bôi dưỡng cán bộ chuyên môn.
- Thay mặt các doanh nghiệp bảo hiểm thành viên kiến nghị hoặc đề xuất
lên các cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm những vấn đề liên quan đến chính
sách, chế độ về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Tham gia đóng góp ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm trong việc nghiên cứu, xây dựng định hướng chiến lược phát triển và quản lý
ngành bảo hiểm.
Tại nước ta, Hiệp hội bảo hiểm ra đời tương đối muộn (năm 2001), tuy
nhiên bước đầu đã có vai trò quan trọng giúp cho cơ quan quản lý nhà nước trong
việc giám sát hoạt động của các doanh nghiệp bảo hiểm, kết nối mối quan hệ
giữa các doanh nghiệp với cơ quan quản lý, giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp và giữa doanh nghiệp với người tham gia bảo hiểm, nhằm duy trì môi trường cạnh tranh lành mạnh, thúc đây sự hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.
Đề có thể tiếp tục phát huy những thành tích đạt được ở trên, người viết đề ra một số giải pháp sau cho Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam trong thời gian tới:
- Mở rộng phạm vi hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm về đảo tạo,
trao đôi thông tin, hợp tác kinh doanh, đánh giá rủi ro, tinh phi bảo hiểm, đồng bảo hiểm, tái bảo hiểm, đề phòng hạn chế tốn thất.
65
- Xem xét, sửa đổi, bố sung Điều lệ Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam theo
hướng khuyến khích các doanh nghiệp bảo hiểm tham gia Hiệp hội, gắn quyền lợi và trách nhiệm của các doanh nghiệp bảo hiêm với Hiệp hội.
- Củng cố tổ chức bộ máy lãnh đạo và các ban chuyên trách của Hiệp hội.
Phải đảm bảo những người lãnh đạo Hiệp hội có đầy đủ năng lực, trình độ
chuyên môn nghiệp vụ bảo hiểm, có tinh thần trách nhiệm và đạo đức. Có cơ chế
xứng đáng về tiền lương, tiền thưởng cho các cán bộ của Hiệp hội tạo động lực,
khuyến khích họ lao động, công hiến cho ngành bảo hiểm.
- Tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội và các cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm đề kiểm tra, giám sát thường xuyên việc tuân
thủ pháp luật của Nhà nước và điều lệ Hiệp hội nhằm điều chỉnh kịp thời những
hành vi sai phạm.
66