Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tái bảo hiểm tài sản

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại công ty bảo hiểm liên hiệp uic giai đoạn 2019-2022 (Trang 60 - 63)

CÔNG TY BẢO HIẾM LIÊN HIỆP UIC

3.2. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả thực hiện tái bảo hiểm tài sản

3.2.1. Xác định mức giữ lại hợp lý

Mức giữ lại trước khi tái đi phần trách nhiệm đã cam kết với khách hàng là

một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến lợi nhuận của UIC.

Nếu mức giữ lại quá thấp, công ty sẽ khó tích luỹ tài chính vì một phần lớn lợi

nhuận mất đi. Ngược lại, nếu mức giữ lại quá lớn vượt quá khả năng tài chính, nguy cơ rơi vào tình trạng “thiếu hụt” về khả năng thanh toán hoặc nghiêm trọng

60

hơn là bị phá sản khó có thê tránh khỏi.

Đối với tái bảo hiểm tài sản, hiện nay, cũng như các doanh nghiệp bảo hiểm khác, UIC tính toán mức giữ lại chủ yếu dựa trên số liệu thống kê của nhiều

năm triển khai nghiệp vụ này kết hợp với bảng phân loại rủi ro. Tuy nhiên, do

trình độ chuyên môn hạn chế cùng với số liệu thống kê ít ỏI, chưa chính xác nên

có thê nói mức giữ lại chưa hoàn toàn hợp lý.

Hiện nay UIC mới chỉ tính toán mức giữ lại chung của toàn bộ nghiệp vụ

trong một năm hoạt động, còn việc xác định mức giữ lại cụ thể cho từng loại hình

nghiệp vụ vẫn tuân theo bảng phí giữ lại do Munich Re đưa ra. Bảng phí giữ lại này lại được đưa ra trên cơ sở số liệu thống kê trên thế giới nhiều năm nay. Tuy nhiên, trong hoạt động tài sản, rủi ro ở Việt Nam có những đặc thù riêng, nếu áp dụng một bảng phí giữ lại chung như vậy sẽ không chính xác.

Với những lý do cụ thể trên, vấn đề cấp thiết đặt ra đối với UIC là nên tính

toán lại mức giữ lại cho cụ thé hon, phù hợp hơn với thực tế ở Việt Nam. Đối với

những loại công trình tài sản chưa có số liệu thống kê về tồn thất, áp dụng mức giữ lại do các công ty tái bảo hiểm lớn trên thế giới đưa ra trên cơ sở nghiên cứu

cụ thể tình hình Việt Nam.

Đề có thê thực hiện được điều đó, việc thu thập số liệu thống kê một cách

chỉ tiết và chính xác về tình hình tôn thất tại từng vùng là hết sức cần thiết và cần

được chú trọng. Chỉ có trên cơ sở đó, UIC mới có thể xây dựng được một chương

trình bảo hiểm với mức giữ lại thật hợp lý, cụ thể cho từng khu vực.

3.2.2. Tăng cường quan hệ hợp tác với thị trường tái bảo hiểm tài sản

quốc tế

Thị trường tái bảo hiểm tài sản nước ngoài vốn là một thị trường UIC gặp

rất nhiều khó khăn. Chính vì vậy để có thể tiếp cận và khai thác dịch vụ từ thi

trường thế giới, UIC cần tăng cường mở rộng quan hệ tái bảo hiểm với thị trường bảo hiểm, tái bảo hiểm quốc tế. Qua đó sẽ giúp UIC gây dựng được tiếng tăm, uy

tín của công ty trên thị trường tái bảo hiểm thế giới. Từ đó, UIC có cơ hội nghiên

cứu thị trường quốc tế, lựa chọn cho mình thị trường mục tiêu hoạt động nhượng tái bảo hiểm trên cơ sở đảm bảo an toàn tài chính khi tái bảo hiểm và đạt được lợi

ích kinh tế cao nhất.

61

Đồng thời, UIC nên hạn chế tái bảo hiểm tập trung nhiều vào một công ty

hay cho một thị trường để tránh rủi ro mắt an toàn tài chính và bị lệ thuộc quá

nhiều vào một công ty. Điều này thực sự có ý nghĩa khi các công trình tài sản luôn đứng trước khả năng có thê xảy ra tích tụ rủi ro khi có tốn thất lớn mang

tính thảm hoạ như động đất, lũ lụt trên điện rộng, sụt lở đất... Hoặc có thể là

những rủi ro của bản thân những công ty bảo hiểm sau những biến động bắt lợi trên thị trường thế giới do đại địch Covid-19 gây ra vừa qua, rất nhiều công ty

bảo hiểm, tái bảo hiểm gặp khó khăn và đối mặt với nguy cơ phá sản.

Ngoài ra, đối với hoạt động kinh doanh tái bảo hiểm tài sản, trong những

năm tiếp theo, UIC cần cố gắng nâng cao khả năng đàm phán tái tục hợp đồng tái

bảo hiểm cố định bằng cách tìm hiểu thật kỹ đối tác, chuẩn bị đầy đủ thông tin

liên quan đến việc tái tục hợp đồng để đưa ra những khả năng xảy ra trong đàm phán và phương án xử lý. Bên cạnh đó, trong lĩnh vực nhượng tái của mình, UIC can chao tái bảo hiểm cho nhiều công ty nhận tái bảo hiểm khác trên thị trường trong nước cũng như quốc tế đề lựa chọn được phương án tái bảo hiểm tốt nhất

và công ty nhận tái bảo hiểm thích hợp.

3.2.3. Tuyến dụng, đào tạo đội ngũ cán bộ chuyên môn giỏi

Trong lĩnh vực kinh doanh nào cũng vậy, con người luôn là nhân tổ trọng tâm nhất, quyết định sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp. Đặc biệt, do

đặc thù của loại hình tái bảo hiểm tài sản rất phức tạp. Loại hình này đòi hỏi

những người làm công tác tái bảo hiểm phải am hiểu về công trình kỹ thuật. Hơn nữa, khoa học kỹ thuật luôn phát triển không ngừng, với sự ra đời nhanh chóng

của công nghệ, kỹ thuật mới, vì vậy nếu không cập nhật kịp thời thì sẽ trở nên lạc

hậu so với thế giới. Vì vậy, UIC nên đầu tư vào đội ngũ cán bộ có chuyên môn

sâu rộng về các loại hình tài sản, đồng thời tăng cường công tác đánh giá để nâng cao chất lượng dịch vụ; đồng thời có kế hoạch đảo tạo bồi dưỡng thường xuyên, tạo điêu kiện cho đội ngũ cán bộ được tiêp xúc với kiên thức chuyên môn.

Đối với một số lĩnh vực quan trọng như xác định mức giữ lại, đề phòng

nghiệp vụ, đầu tư tài chính, giám định tốn thất UIC có thể thuê thêm chuyên gia

trong nước và nước ngoài để quản lý một số lĩnh vực theo quy định của pháp luật, kết hợp với đội ngũ cán bộ trực tiếp tại công ty.

62

3.2.4. Nâng cấp hệ thống phần mềm nghiệp vụ, kết hợp sử dụng trí tuệ nhân tạo AI

Trong thời đại 4.0 ngày nay, chúng ta đang liên tục chứng kiến những thành tựu khoa học công nghệ giúp con người có bước tiến vượt bậc trong mọi lĩnh vực. Vì vậy, hiểu được tam quan trọng của công nghệ thông tin đối với hoạt

động kinh doanh của doanh nghiệp và tận dụng nó đúng cách sẽ có thể nâng cao hiệu quả trong việc triển khai hoạt động tái bảo hiểm của UIC.

Hệ thống phần mềm quản lý nghiệp vụ hiện đại, đồng bộ sẽ giúp UIC quản lý các hoạt động của mình một cách nhanh chóng, chính xác và hiệu quả

hơn. Các thông tin về nhà tái bảo hiểm, khách hàng và dịch vụ bảo hiểm sẽ được

quản lý một cách thông minh, giúp UIC nắm bắt được thông tin một cách đầy đủ và chính xác. Nhờ vậy, UIC có thể tăng cường hiệu quả hoạt động, giảm thiểu

thời gian xử lý và chi phí hoạt động, từ đó UIC có thể nhanh chóng cung cấp các

sản phẩm và dịch vụ chất lượng cao, đáp ứng tốt nhất các nhu cầu của nhà tái bảo

hiểm và khách hàng.

Hệ thống phần mềm nghiệp vụ được đồng bộ, nâng cấp cũng giúp UIC tối ưu hóa quy trình hoạt động, giảm thiêu tối đa chỉ phí hành chính, giúp các cán bộ nghiệp vụ tính toán phí bảo hiểm và các thông số tái bảo hiểm dễ dàng hơn nhờ số liệu thống kê chính xác được lưu trữ trong phần mềm.

Bên cạnh đó, UIC có thê tổ chức các buôi hội thảo, hướng dẫn đội ngũ cán

bộ nghiệp vụ sử dụng kết hợp hệ thống trí tuệ nhân tạo AI để đưa ra các phân tích, dự đoán về xu hướng phát triển của thị trường tái bảo hiểm trong và ngoài nước nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Một phần của tài liệu Thực trạng triển khai hoạt động tái bảo hiểm tài sản tại công ty bảo hiểm liên hiệp uic giai đoạn 2019-2022 (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)