Ngôn ngữ có mối quan hệ với mọi mặt trong đời sống văn hóa của dân tộc. Ngôn ngữ vừa là nhân tố cấu thành văn hóa và vừa là nhân tố lưu giữ, truyền tải văn hóa. Phần này sẽ tập trung làm rõ các đặc điểm của bức tranh đời sống văn hóa ấy trong thành ngữ tiếng Việt .
2.2.1. Thành ngữ tiếng Việt liên quan đến đời sống văn hóa vật chất
52
2.2.1.1. Thành ngữ tiếng Việt liên quan đến đời sống kinh tế nông nghiệp lúa nước
Nói đến bức tranh đời sống văn hóa vật chất trong thành ngữ, không thể không nói đến đời sống kinh tế. Kinh tế nông nghiệp lúa nước chiếm vị trí chủ đạo trong nền kinh tế truyền thống của Việt Nam. Có thể hình dung nền kinh tế đó thông qua mô hình sau:
Dựa trên những đặc điểm của nền kinh tế lúa nước vừa nêu, chúng tôi tiến hành khảo sát các nhóm thành ngữ sau: a, - Nhóm 1: Các thành ngữ có liên quan đến sản phẩm của nền kinh tế lúa nước; b,- Nhóm 2: Các thành ngữ liên quan
Kinh tế nông nghiệp lúa nước
Trồng lúa nước
Sản phẩm: Thóc, lúa
Gạo -Lương thực chính của người Việt
Phụ phẩm: Cám, trấu
Công cụ lao động:
Cày, bừa, cuốc; con trâu
Các hoạt động sản xuất: Cày, bừa, gieo mạ, nhổ mạ…
Các món ăn chế biến từ gạo: Cơm, cháo, xôi, oản,
…
Phụ phẩm: Rơm, rạ
53
đến hoạt động sản xuất lúa nước ; c, - Nhóm 3: Các thành ngữ liên quan đến công cụ sản xuất lúa nước.
(1) Kết quả khảo sát nhóm 1 nhƣ sau:
Trước hết, điểm nổi bật đầu tiên chúng tôi nhận thấy là có rất nhiều thành ngữ sử dụng hình ảnh gạo và các sự vật liên quan đến quá trình trình chế biến các sản phẩm từ gạo nhƣ cơm, thóc, lúa, trấu, cháo v.v Về mặt số lƣợng, kết quả thống kê của chúng tôi đƣợc thể hiện trong Bảng 2.1. (xem Phụ lục 1).
Bảng 2.1. Số lượng thành ngữ có sử dụng hình ảnh “gạo” và các sự vật liên quan Hình ảnh Số lượng thành
ngữ
Hình ảnh Số lượng thành ngữ
Cơm 150 Rơm, rạ 17
Gạo 45 Trấu 10
Cháo 33 Cám 6
Thóc 28 Lúa 2
Xôi 22 Mạ 2
Oản 22 Bún 1
Tổng cộng 338
Ở Việt Nam, có các loại cây lương thực chủ yếu là lúa, khoai (khoai lang, khoai môn, khoai mỡ, khoai sọ v.v), dong riềng, sắn, cao lương, kê, lúa mỳ, lúa mạch v.v. Nhƣng trong thành ngữ chỉ xuất hiện hình ảnh của lúa, ngô và khoai.
Trong số đó, chỉ có 8 thành ngữ dùng ngô, có 17 thành ngữ dùng khoai để biểu đạt nghĩa biểu trƣng. So sánh với số lƣợng các thành ngữ có chứa hình ảnh gạo và các sự vật liên quan đến cây lúa (338 thành ngữ), có thể thấy, hình ảnh cây lúa (và các sự vật liên quan) có tần số xuất hiện chiếm ƣu thế trong nhóm 1.
54
Về mặt ý nghĩa, hình ảnh gạo, cơm và những cái có liên quan trong thành ngữ mang nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau. Chúng tôi phân loại thành 16 nhóm nghĩa biểu trƣng tiêu biểu, thể hiện ở Bảng 2.2.
Bảng 2.2. Nghĩa biểu trưng của những thành ngữ tiếng Việt có chứa hình ảnh liên quan đến “lúa gạo”
Stt Nghĩa biểu trưng Số lượng
Ví dụ
1. Biểu trƣng cho sự vất vả, đời sống thiếu thốn
25 Đói cơm rách áo, Cơm hẩm cà thiu/meo, Cơm sung cháo dền 2. Biểu trƣng cho sự giàu có
hoặc đủ đầy về vật chất
24 Tiền dư thóc để; Tiền dư thóc mục; Tiền rời thóc đống.
3. Biểu trƣng cho công ơn của người nuôi nấng hoặc người giúp đỡ mình
13 Cơm nặng áo dày; Con học, thóc vay; Bát cơm phiếu mẫu
4. Biểu trƣng cho sự chuẩn bị đi xa
8 Cơm đùm cơm nắm; Cơm giỏ nước bầu; Tiền lưng gạo bị
5. Biểu trƣng cho cuộc sống vợ chồng
7 Cơm dẻo canh ngọt; Cơm chẳng lành, canh chẳng ngọt.
6. Biểu trƣng cho nhu cầu thiết yếu của cuộc sống
7 Cơm ăn áo mặc; Cơm áo gạo tiền; Đồng tiền bát gạo
7. Biểu trƣng cho sự sòng phẳng trong mua bán
6 Tiền trao cháo múc; Tiền trao mạ nhổ
8. Biểu trƣng cho sự sẻ chia, giúp đỡ lẫn nhau
5 Chia cơm sẻ áo, Nhường cơm sẻ áo, Hạt gạo cắn đôi
55 9. Biểu trƣng cho cuộc sống
tạm bợ, không ổn định
5 Cơm niêu nước lọ, Cơm hàng cháo chợ, Cơm ngang khách tạm 10. Biểu trƣng cho cuộc sống
thanh bạch, giản dị
4 Cơm trời nước giếng; Áo vải cơm rau
11. Biểu trưng cho người không có năng lực hoặc vô dụng
2 Giá áo túi cơm; Cơm đổ mẻ
12. Biểu trưng cho người hiền lành, mềm yếu
2 Cắn cơm không bể/ Cắn gạo không vỡ
13. Biểu trưng cho sự thường xuyên, đều đặn
2 Như cơm bữa/ Chuyện cơm bữa
14. Biểu trƣng cho sự thành công hay thất bại
2 Nên cơm nên cháo; Không nên cơm cháo gì
15. Biểu trƣng cho sự chịu đựng
1 Nhịn như nhịn cơm sống
16. Biểu trƣng cho những thứ không có giá trị, hoặc sự khổ sở, nhục nhã
1 Cơm thừa canh cặn
Còn nhiều thành ngữ dùng hình ảnh cơm, gạo để tạo nên nghĩa biểu trƣng liên quan đến tính cách xấu nhƣ hà tiện (Ăn cháo để gạo cho vay, Mượn đầu heo nấu cháo…), thụ động (Bắc nước chờ gạo người) hay liên quan đến cách cƣ xử (Ăn cơm không biết trở đầu đũa, Liệu cơm gắp mắm…). Hay nhƣ thành ngữ Cần câu cơm biểu trƣng cho công cụ kiếm ăn, thu lợi lộc, nguồn kiếm sống. Giá trị biểu trƣng của thành ngữ này chính là nhờ hình ảnh cơm, vì nếu thay bằng cần câu cá, cần câu mực… thì giá trị và ý nghĩa của nó sẽ không còn, vì đối với
56
người Việt, cơm gạo mới là nguồn lương thực chính yếu trong cuộc sống hàng ngày chứ không thể là một loại lương thực nào khác. Người Việt lao động sản xuất để nhằm mục đích “kiếm cơm”. Do đó, để biểu thị ý nghĩa công cụ kiếm sống, không có gì chính xác và hay hơn thành ngữ “cần câu cơm”.
Nhƣ vậy có thể thấy, hình ảnh cơm, gạo v.v là một hình ảnh vừa có tần số xuất hiện nhiều, vừa có ý nghĩa biểu trƣng đa dạng và phong phú. Trong số nhiều ý nghĩa biểu trƣng ấy, điểm nổi bật nhất là việc gắn nhu cầu tối thiểu trong cuộc sống cũng nhƣ việc đánh giá mức độ giàu nghèo, mức độ đầy đủ hay thiếu thốn của đời sống gắn liền với cơm, gạo. Từ xƣa đến nay, nền kinh tế chủ yếu của cư dân Việt Nam là kinh tế nông nghiệp gắn liền với cây lúa nước. Rõ ràng trong tư duy người Việt, cơm gạo đã có ấn tượng sâu sắc và vì thế, việc lựa chọn và sử dụng nhiều hình ảnh của cơm gạo để diễn đạt nhiều nghĩa biểu trƣng khác nhau là không tránh khỏi. Có thể cho thấy rằng, đời sống kinh tế, lao động sản xuất rõ ràng chịu sự chi phối của điều kiện tự nhiên, điều kiện địa lý và đến lƣợt nó, kinh tế và đời sống vật chất của con người cũng có vai trò chi phối đến đặc điểm tâm lý, tƣ duy của dân tộc, đến văn hóa và đến ngôn ngữ, trong đó có thành ngữ.
(2) Kết quả khảo sát ở nhóm 2, tức là những thành ngữ có liên quan đến những công đoạn trong quá trình sản xuất lúa nhƣ cày, cuốc, bừa, gặt, hái v.v.
Theo đó, các hoạt động này tuy cũng đƣợc đƣa vào thành ngữ nhƣng số lƣợng ít hơn và nghĩa biểu trƣng cũng kém đa dạng hơn so với thành ngữ nhóm 1.
Bảng 2.3. Nghĩa biểu trưng của những thành ngữ liên quan đến công đoạn sản xuất lúa
Stt Nghĩa biểu trưng Ví dụ
1 Biểu trƣng cho sự chăm chỉ, cần cù lao động Cày sâu cuốc bẫm
57
2 Biểu trưng cho việc làm thuê cho người khác Cày thuê cuốc mướn 3 Biểu trƣng cho sự vất vả, cực nhọc trong lao
động
Cổ cày vai bừa, Vai gánh tay cuốc
4 Biểu trƣng cho thủ đoạn độc ác, tàn tệ Bóc áo tháo cày 5 Biểu trƣng cho việc làm lụng vất vả (để trả
nợ)
Kéo cày trả nợ
Xét trường hợp thành ngữ Kéo cày trả nợ. Thành ngữ này được từ điển giải thích là “làm việc cực nhọc vất vả để trả nợ”. Ý nghĩa “làm việc cực nhọc vất vả” có đƣợc là kết quả của quá trình biểu trƣng hóa việc kéo cày. Nếu thay kéo cày bằng một công đoạn khác để biểu trƣng hóa thì ý nghĩa biểu trƣng mà thành ngữ muốn diễn đạt sẽ hoàn toàn không có giá trị. Bởi vì, trong quá trình trồng cây lúa, các công đoạn ải đất, cày, gieo, cấy, gặt… thì công đoạn cày ruộng là vô cùng nặng nhọc, tốn sức, thường phải sử dụng sức của trâu bò để làm. Khi con người phải kéo cày thì thật sự nặng nhọc. Cho nên, chỉ có cách tư duy của những cư dân nông nghiệp lúa nước mới có thể hình thành và hiểu được những lối biểu trƣng nhƣ vậy.
(3) Kết quả khảo sát ở nhóm 3:
Trong các công cụ sản xuất lúa nước xuất hiện trong thành ngữ, kết quả khảo sát cho thấy thành ngữ mang hình ảnh con trâu có số lƣợng cũng nhƣ nghĩa biểu trƣng phong phú hơn cả. Về mặt số lƣợng, có 118 thành ngữ có hình ảnh con trâu. Về nghĩa biểu trƣng, có những nghĩa tiêu biểu nhƣ sau:
- Biểu trƣng cho sức mạnh, sức khỏe dồi dào. Ví dụ: Khỏe như trâu, Khỏe như trâu mộng, Khoẻ như trâu lăn, Khỏe như trâu đất v.v
- Biểu trƣng cho tính cách hiền lành, thật thà, tình nghĩa v.v. Ví dụ: Trâu chậm uống nước đục; Trâu chậm uống nước dơ, trâu ngơ ăn cỏ héo v.v
58
- Biểu trƣng hóa cho ngu dốt hay vô cảm. Ví dụ: Ngu như trâu, Đàn gẩy tai trâu v.v.
- Biểu trƣng hóa cho sự "tinh quái”. Ví dụ: Sáng tai họ, điếc tai cày.
- Biểu trưng cho những người địa vị thấp kém, phải làm những công việc chân tay phục dịch cực khổ. Ví dụ: Làm thân trâu ngựa.
- Biểu trưng cho những người có năng lực, người khỏe, người giỏi không quản ngại công việc Trâu hay chẳng ngại cày bừa.
- Biểu trƣng cho tài sản có giá trị, sự giàu sang, sung túc, của cải nhiều: Ba bò chín trâu, Chín đụn mười trâu, Trâu dắt ra, bò dắt vào v.v
Có thể nói, để biểu trƣng hóa mức độ no đủ của cải vật chất, dƣ dả về tài sản, thành ngữ tiếng Việt sử dụng nhiều hình ảnh lúa gạo và con trâu. Ngoài ra, kết quả khảo sát của chúng tôi còn cho thấy, trong thành ngữ, hình ảnh ruộng đất cũng là nguồn biểu trưng cho đời sống vật chất giầu có của con người. Ví dụ:
Ruộng sâu trâu nái, Ao sâu ruộng cả/ Ruộng cả ao sâu; Ao sâu ruộng liền v.v.
Nhƣ vậy, “lúa gạo”, “con trâu”, “ruộng đất” là những hình ảnh đƣợc sử dụng nhiều lần trong thành ngữ tiếng Việt liên quan đến đời sống kinh tế nông nghiệp lúa nước. Và trong số đó, những hình ảnh này gắng liền với nghĩa “no đủ” và
“giầu có”.
* Nhận xét: Rõ ràng, quan niệm về của cải vật chất trong thành ngữ tiếng Việt gắn liền với lúa gạo, con trâu và ruộng đất. Cả ba hình ảnh này đều là những hình ảnh mang đậm dấu ấn nông nghiệp lúa nước. Lúa, gạo là sản phẩm chính, là nguồn lương thực chính. Trâu là công cụ sản xuất quan trọng, thực hiện các công đoạn nặng nhọc nhƣ cày, bừa, kéo…vì vậy luôn đƣợc nông dân coi là tài sản có giá trị, có vị trí đứng đầu trong sản nghiệp của người nông dân. Còn ruộng đất chính là nguồn tư liệu sản xuất chính của bất cứ người nông dân nào.
59
Qua việc khảo sát một số dẫn chứng, chúng ta sơ bộ thấy rằng, trong thành ngữ có nhiều trường hợp việc biểu trưng hóa nghĩa thành ngữ chỉ dựa vào những hình ảnh đặc trưng của nền văn hóa ngôn ngữ lúa nước. Nói một cách khác, nền văn hóa nông nghiệp lúa nước đã được lưu dấu đậm đặc trong thành ngữ là nhờ cách mà ngôn ngữ đã lựa chọn nó. Chính đời sống kinh tế lúa nước đã tác động đến văn hóa và lối tư duy của người Việt, còn thành ngữ lựa chọn từ đó những giá trị đặc sắc và sinh động để làm nên nghĩa biểu trƣng của mình.
Nếu theo giả thuyết Sapir - Whorf, ngôn ngữ có vai trò định hình thế giới quan của người nói, điều khiển tư duy và chi phối mọi ứng xử của người nói thì vì thế những người nói những ngôn ngữ khác nhau sẽ nhìn vũ trụ theo những cách khác nhau. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học nhân chủng, do đó, cũng thừa nhận rằng ngôn ngữ có vai trò chi phối đời sống văn hóa xã hội, tƣ duy và nhận thức của con người. Song sự tuyệt đối hóa vai trò của ngôn ngữ đối với thế giới khách quan và tư duy của người như trong giả thuyết Sapir - Whorf như thế cũng đã dần dần bộc lộ tính cực đoan một chiều. Ngôn ngữ là công cụ của tƣ duy nên, nhƣ những ví dụ phân tích ở trên đã cho thấy, thực tế khách quan trong đó có đời sống văn hóa xã hội tuy có những tác động đến việc lựa chọn hình ảnh của ngôn ngữ nhƣng lựa chọn cái gì là “quyền” của ngôn ngữ. Thông qua một vài khảo sát của chúng tôi, bước đầu chúng ta nhận thấy rằng mối quan hệ giữa ngôn ngữ và đời sống văn hóa xã hội phải là một mối quan hệ hai chiều. Điều đó đƣợc thể hiện ở việc thành ngữ tiếng Việt đã phản ánh thực tế đời sống kinh tế nông nghiệp lúa nước của người Việt, đồng thời, chính những đặc điểm đặc trưng của nền nông nghiệp lúa nước đã có vai trò quan trọng trong cách lựa chọn hình ảnh, cách hình thành và biểu đạt nghĩa biểu trƣng trong thành ngữ. Sơ đồ sau nay nói lên mối quan hệ hai chiều ấy.
60 Phản ánh
Biểu trƣng hóa
Sơ đồ 2.1. Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa ở thành ngữ tiếng Việt liên quan đến đời sống kinh tế nông nghiệp lúa nước 2.2.1.2. Thành ngữ liên quan đến đời sống sinh hoạt thường ngày
Nhà nghiên cứu văn hóa Đào Duy Anh cho rằng: “Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung tất cả các phương diện sinh hoạt của loài người, cho nên ta có thể nói rằng: Văn hóa là sinh hoạt” [1,13]. Xét văn hóa ở phương diện đời sống sinh hoạt thường ngày, có ba phương diện có thể coi là chính yếu nhất đối với đời sống của mỗi người, đó là: Ăn, mặc, ở. Bởi vậy, chúng tôi sẽ khảo sát các thành ngữ tiếng Việt liên quan đến “ăn”, “mặc” và “ở”.
Chúng tôi đã thống kê đƣợc trong thành ngữ tiếng Việt có 465 thành ngữ có chứa từ ăn (xem Phụ lục 2). Trong số đó, có rất nhiều thành ngữ mà từ ăn đƣợc sử dụng không phải với nghĩa “đƣa thức ăn vào miệng, nhai rồi nuốt” nhƣ nghĩa gốc cơ bản của từ này mà phần lớn từ ăn kết hợp với những từ khác để tạo thành những từ ghép với những ý nghĩa khác với nghĩa cơ bản nhƣ: ăn bớt, ăn cướp, ăn ở, ăn nằm, ăn thua, ăn trộm, ăn vạ v.v. Ví dụ: Nhanh như ăn cướp, Nhờ thầy tăng ăn trộm, Uống máu ăn thề v.v.
Khảo sát nghĩa biểu trƣng các thành ngữ có chứa yếu tố ăn, chúng tôi đã tạm phân loại chúng trong bảng 2.4.
Bảng 2.4. Phân loại nghĩa biểu trưng của từ “ ăn”
trong thành ngữ tiếng Việt
NGÔN NGỮ
Thành ngữ VĂN HÓA
61
Nghĩa biểu trưng của ăn Số lượng Ví dụ 1.Khả
năng giao tiếp, văn hóa ứng xử, lối sống
1.a. Khả năng giao tiếp kém; lối sống tiêu cực: tham lam, hà tiện, lười biếng v.v
122 (26%)
Ăn cơm không biết trở đầu đũa; Ăn bơ làm biếng; Ăn thật làm dối; Ăn đơm nói đặt...
1.b. Khả năng giao tiếp tốt; lối sống tích cực: chăm chỉ, thật thà
31 (6,5%)
Khéo ăn khéo nói; Ăn cần ở kiệm; Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
1.c. Khả năng giao tiếp, ứng xử nói chung
22 (5%)
Điều ăn ý ở; Điều ăn nhẽ ở, Đường ăn nết ở v.v.
2.Các nhu cầu, mục đích tối thiểu của cuộc sống và các nghĩa biểu trƣng khác
147 (35,5%)
Nơi ăn chốn ở, Cơm ăn áo mặc, Công ăn việc làm
3. Sự hưởng thụ, quyền lợi, lợi ích
70 (15%)
Không ăn đạp đổ; Muốn ăn gắp bỏ cho người; Thằng còng làm, thằng cong ăn 4. Điều kiện
sống, hoàn cảnh sống
4.a. Mức sống thấp, hoàn cảnh sống không tốt
35 (7,5%)
Ăn sương nằm đất; Ăn đói mặc rách; Ăn đong ở đợ v.v
62 4.b. Mức
sống cao, hoàn cảnh sống tốt, làm ăn phát đạt
25 (5%)
Ăn trắng mặc trơn; Ăn nên làm ra; Ăn ngon mặc đẹp v.v
5. Mối quan hệ gần gũi, gắn bó mật thiết, Cuộc sống cộng đồng, Sự cố kết lẫn nhau
13 (2,5%)
Ăn chung máng, ngủ chung chuồng, Ăn cận nằm kề v.v.
Việc phân loại nhƣ trên có thể còn chƣa toàn diện, chƣa bao quát đƣợc tất cả các trường hợp. Tuy nhiên, nhìn vào đó, chúng ta nhận thấy rằng, rõ ràng, thành ngữ đã phản ánh một nét tư duy của người Việt là ăn, là sống, là sống như thế nào và ra sao, là sống với ai v.v. Những sự khác nhau đó đều có thể đƣợc biểu đạt qua sự biểu trƣng hóa yếu tố ăn. Không những vậy, yếu tố ăn còn thường đi đối với mặc, ở. Ví dụ:
Ăn lông ở lỗ = Ăn ở + lông (lá) + lỗ (=hang)
= Sống + sơ khai nguyên thuỷ
= Cuộc sống lạc hậu, nguyên thuỷ Ăn đói mặc rách = Ăn mặc + đói rách
= Sống + nghèo khổ
= Sống túng thiếu, nghèo khổ
Tuy nhiên, trong thành ngữ yếu tố mặc, ở không hẳn lúc nào cũng đi kèm với ăn. Chúng tuy không xuất hiện một cách trực tiếp nhƣng thông qua những