Phạm vi ý niệm nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 123 - 171)

Khi bàn về tính biểu trƣng của thành ngữ, xuất phát từ ngữ nghĩa học truyền thống, các nhà Việt ngữ học vẫn còn có những ý kiến khác nhau [29;78].

Chẳng hạn nhƣ Hoàng Văn Hành thì cho rằng tiên trong Đẹp như tiên có tính biểu trƣng. Trong khi Bùi Khắc Việt thì lại cho rằng voi trong Lên voi xuống chó, ngọc trong Lá ngọc cành vàng v.v có tính biểu trƣng. Phan Xuân Thành thì chỉ khuôn tính biểu trƣng của thành ngữ trong những yếu tố có tính chìa khóa của thành ngữ nhƣ lửa, đèn trong Tối lửa tắt đèn hoặc phấn, hương trong Nhạt phấn phai hương. Nhƣng tác giả này lại cũng cho rằng lửa trong Nóng như lửa cũng mang tính biểu trƣng. Nội hàm “yếu tố có tính chìa khóa” hay “yếu tố có tính biểu trƣng” theo cách gọi của các nhà ngữ nghĩa học truyền thống chính là khái niệm gần tương đương với khái niệm ý niệm nguồn trong luận án này. Trong mỗi một đơn vị thành ngữ có ít nhất một ý niệm nguồn và sẽ có những đơn vị có nhiều hơn một ý niệm nguồn.

Theo Nguyễn Đức Tồn [141], các ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt đƣợc xây dựng từ sự liên tưởng dựa trên các loại sự vật, hiện tượng sau:

- Nguồn biểu trưng từ các bộ phận cơ thể của con người (bao gồm cả màu sắc)

- Nguồn biểu trƣng từ các hiện tƣợng tự nhiên, động vật, thực vật

- Nguồn biểu trƣng từ những sự việc, hiện tƣợng xảy ra trong cuộc sống:

hiện tƣợng phong tục, hiện tƣợng thuộc đời sống lao động sản xuất và sinh hoạt hàng ngày.

Việc phân loại phạm vi ý niệm nguồn như trên theo chúng tôi là tương đối đầy đủ và toàn diện, song lại chƣa thực sự cụ thể. Khi khảo sát phạm vi ý niệm

123

nguồn của phép ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt, chúng tôi thấy rằng để thấy rõ đƣợc vai trò của các đặc điểm văn hóa xã hội đối với việc hình thành nghĩa biểu trƣng của chúng thì cần phân loại chi tiết hơn nhƣ sau:

1. Bộ phận cơ thể: đầu, má, trán, tay, chân, vai, cằm, râu…

2. Thực vật: Hoa, lá, quả, chanh, bưởi, mận, hẹ, tía tô, chuối, măng, tre...

3. Động vật: chó, mèo, trâu, bò, gà…

4. Sự vật, hiện tƣợng thiên nhiên: mưa, gió, bão,, núi, ao, hồ, biển, mây,...

5. Sự vật, đồ dùng thường ngày: chiếu, bàn, chạn, mâm, chăn, gối.

6. Sự vật văn hóa đặc trƣng: Bụt, Thị Kính, nhà táng, minh tinh, tổ tôm…

7. Đồ dùng lao động: mai, cuốc, lưới, dao, búa,...

8. Hoạt động: đá, đi, chạy, cày, bừa…

9. Màu sắc: xanh, đỏ, tím, vàng, nâu, đen, trắng, hồng 10. Người: ông, bà, anh, chị, bố, mẹ, thầy, quan, lính…

11. Con số: một, hai, bảy, tám, chín, mười, trăm, nghìn, thiên, vạn…

Theo đó, trong thành ngữ tiếng Việt nghĩa biểu trƣng sẽ đƣợc xây dựng từ sự liên tưởng với các một hoặc hơn một ý niệm nguồn kể trên. Ví dụ:

Thành ngữ Ý niệm nguồn Phạm trù của ý niệm nguồn

Đá thúng đụng nia Thúng, nia Đá, đụng

Sự vật - Đồ dùng sinh hoạt Hoạt động

Chó cắn áo rách Chó, áo rách Động vật, sự vật Tre già măng mọc Tre, măng Thực vật

Mưa dập gió vùi Mƣa, gió Dập, vùi

Hiện tƣợng thiên nhiên Hoạt động

Ba đầu sáu tay Ba, sáu Con số

124

Đầu, tay Bộ phận cơ thể Con nhà lính tính nhà quan Lính, quan Người

Không chỉ trong tiếng Việt, người ta thấy rằng tính phổ quát hay tính thông dụng của ý niệm nguồn nhƣ thế đều có trong các ngôn ngữ khác nhau. Chu Văn Tuấn [169] xác nhận rằng nghĩa của các ẩn dụ trong thành ngữ đƣợc xây dựng từ sự liên tưởng dựa trên các yếu tố: hiện tượng tự nhiên, động vật, hoạt động của động vật, thực vật, con người, hoạt động của con người, vật thể nhân tạo. Từ nghĩa gốc của các yếu tố này sẽ hình thành nghĩa biểu trƣng của ẩn dụ.

Cũn tỏc giả Kửvecses [165,18-23] đó tổng hợp cỏc từ điển ẩn dụ và đƣa ra danh sách các ý niệm nguồn phổ biến nhất trong tiếng Anh gồm có 13 phạm trù:

Bộ phận cơ thể (the human body), sức khỏe và bệnh tật (health and illness), động vật (animals), thực vật (plants), nhà cửa và xây dựng (buildings and construction), máy móc và công cụ (machines and tools), các trò chơi và thể thao (games and sport), tiền bạc và các trao đổi kinh tế (money and economic transactions), nấu nướng và thực phẩm (cooking and food), nóng và lạnh (heat and cold), ánh sáng và bóng tối (light and darkness), các lực (forces) bao gồm:

lực hấp dẫn, lực từ, lực điện…, vận động và phương hướng (movements and directions). Phan Thế Hưng [62] khi nghiên cứu ẩn dụ dưới góc độ ngôn ngữ học tri nhận trên cứ liệu tiếng Việt và tiếng Anh đã chấp nhận 13 phạm vi ý niệm nguồn thông dụng ở trên.

Nhƣ vậy, có thể thấy bộ phận cơ thể, động vật, thực vật…là các sự vật cụ thể, trực quan trong thế giới khách quan mà con người có thể nhìn thấy được. Và vì vậy, chúng có thể được coi là những phạm vi nguồn cơ bản và lý tưởng. Xét về quá trình hình thành từ vựng, chúng ta thấy những phạm trù kể trên tác động vào tri giác của con người để từ đó hình thành nên các từ thực thể (ví dụ: chó,

125

mèo, nhà, cửa, nóng, lạnh, đi, đứng, chạy, trước, sau, ra, vào, lên, xuống …) và những từ đó thường được coi là lớp từ vựng cơ bản trong mỗi ngôn ngữ. Sau đó, tư duy trừu tượng và các từ ngữ trừu tượng mới hình thành. Trước khi xuất hiện một số lƣợng không nhỏ các từ ngữ trừu tƣợng thì chính các từ ngữ thực thể sẽ là công cụ con người dùng để miêu tả, tu sức cho những sự vật chưa biết. Đó chính là con đường nguyên thủy để hình thành nên những ẩn dụ sơ khai nhất. Về mặt lý thuyết, chúng ta có thể tin tưởng rằng điều mà chúng ta khẳng định ở trên là hoàn toàn lôgic vì chúng ta suy luận dựa trên thứ tự hình thành các loại từ ngữ của ngôn ngữ: những từ chỉ hiện tƣợng tự nhiên, động vật, hoạt động của động vật, thực vật, con người, hoạt động của con người. Những từ này bao giờ cũng là những từ có trước, hình thành trước, còn những từ ngữ trừu tượng hình thành sau.

Theo Frederick Bodmer, ra đời sớm nhất trong ngôn ngữ là từ thực thể (substanrives) hoặc từ đơn thể dành cho các sự vật riêng lẻ nhƣ chó, sấm. Sau đó xuất hiện tiếp là những từ biểu thị tính chất (quality) nhƣ đỏ (red), ồn ào (noisy).

Sau nữa xuất hiện tiếp các nhóm từ do hàng loạt động từ nhƣ dừng (stop), chạy (run), đến (come), kéo (pull) và một số từ xƣng hô cá nhân. Loại tiếp theo là từ chỉ định (demonstratives) hoặc từ chỉ hành động (gesture) hoặc là từ thay thế (substitutes) dùng để thu hút người nghe quan tâm chú ý đến một điểm nào đó nhƣ: ở đó (that, there), đằng sau (behind), trong (in), đằng trước (front)… Và xuất hiện cuối cùng là từ nối (incorperatives) tức là từ dùng để xâu chuỗi liên kết những từ loại ở trên lại với nhau. Có thể tưởng tượng rằng, ở thời kỳ đầu xuất hiện cùng với nhu cầu sinh tồn của nhân loại luôn là những sự vật cụ thể đƣợc quan tâm chú ý, đặt tên và tiếp xúc nhiều; sau đó cùng với sự phát triển của văn minh và nhiều lần giao tiếp mới căn cứ vào nhu cầu biểu đạt mà tiến hành miêu tả, phân tích, quy nạp và khái quát càng ngày càng nhiều đối với mối liên hệ giữa

126

hình dáng, chất lƣợng, thuộc tính của sự vật này với sự vật khác rồi từ đó mà dần dần học cách sử dụng từ tổng quát hoặc từ trừu tƣợng [169]. Nhƣ vậy, có cơ sở để nhận xét rằng, người Việt cũng lựa chọn ý niệm nguồn dựa trên phương thức tư duy mang tính phổ biến của con người. Vì phạm vi ý niệm nguồn phải quan sát trực tiếp đƣợc nên chúng không thể nằm ngoài 11 phạm trù mà chúng tôi đã liệt kê ở trên. Việc lựa chọn một sự vật hay hiện tƣợng nào đó trở thành ý niệm nguồn trước hết phải xuất phát từ đặc điểm “có thể quan sát trực tiếp” được. Và như vậy, tính phổ biến của ý niệm nguồn trước hết nằm ở tính phổ biến của phạm trù ý niệm nguồn.

Tính phổ biến của ý niệm nguồn còn đƣợc biểu hiện ở thuộc tính hay tính chất mà ý niệm nguồn đó gợi ra nhằm tạo sự liên tưởng đến một phạm vi ý niệm đích nhất định. Từ góc nhìn ngữ nghĩa học, Nguyễn Công Đức có nhắc đến “tính điển hình” của sự vật trong nghĩa biểu trƣng của thành ngữ khi viết: “Trong khi tạo lập nghĩa thành ngữ, thì một thành ngữ chỉ khai thác một tính điển hình của sự vật để làm yếu tố biểu trưng cho mình”[27,87]. Tác giả này cũng nêu ra rằng, ở mỗi ngôn ngữ, thậm chí mỗi phương ngôn đều có những đơn vị từ ngữ có giá trị biểu trƣng cao. Nhƣ vậy, có thể đƣợc hiểu là mỗi một sự vật, hiện tƣợng đƣợc chọn làm ý niệm nguồn là do một thuộc tính nào đó của nó, mà thuộc tính ấy luôn mang tính điển hình.

Vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học tri nhận, Phan Thế Hƣng đã nâng cấp

“tính điển hình” thành “tính điển dạng” để thể hiện tính quy luật hơn. Sự tương đồng trong việc hình thành phạm vi nguồn nhƣ trên đƣợc Phan Thế Hƣng [62,35] gọi đó điển dạng trong các ngôn ngữ. Thuyết điển dạng thuộc phạm vi ngữ nghĩa học tri nhận cho rằng, con người xếp loại các sự vật khi tương tác với thế giới và đặt tên cho các nhóm sự vật dựa trên sự tương tự, chứ không phải

127

giống y hệt nhau. Theo đó, việc xếp loại không hoàn toàn có một ranh giới rõ ràng nhƣ quan niệm cổ điển mà đi từ thực thể đáp ứng đầy đủ các tính chất của loại - điển dạng - đến các thực thể ngoại biên - ở xa hơn vị trí của điển dạng.

Theo đó, trong ẩn dụ, người ta lựa chọn và sử dụng tên gọi của các sự vật cơ bản mang tính điển dạng để gọi tên sự vật mà mình muốn nói tới. Chẳng hạn, trong câu nói: Công việc của tôi là một nhà tù thì đặc tính “công việc của tôi” về một phương diện nào đó có thể tương tự với bất cứ sự vật nào trên đời này. Trong khi đó, nhà tù thuộc loại sự vật tiêu biểu có các đặc điểm “buồn chán, tù túng, ngột ngạt, người ở đó bị cưỡng bức, khó thoát khỏi nơi đó, không được khích lệ và tặng thưởng…” Còn có nhiều sự vật khác cùng mang đặc điểm này như cái lồng, cái ao…, nhƣng, “nhà tù” mang đặc trƣng tiêu biểu hơn cả. Do đó, nó trở thành điển dạng cho loại những sự vật có đặc điểm trên. Các thành viên khác thuộc loại này cũng bao gồm “công việc của tôi” và vì thế người ta đã dùng tên của thành viên điển dạng là nhà tù để làm ý niệm nguồn trong ẩn dụ [59,6]. Theo cách hiểu này, trong các ngôn ngữ sẽ có tập hợp các điển dạng riêng của từng ngôn ngữ, nhƣng cũng sẽ có những điển dạng chung cho các ngôn ngữ. Nhƣ vậy, tính phổ biến của ý niệm nguồn còn nằm ở đặc điểm mang tính điển dạng của ý niệm nguồn. Dưới đây là một số ví dụ minh họa cho tính điển dạng.

- Ví dụ 1: Con rắn là sự vật cơ bản - thành viên điển dạng dùng để đặt tên tính cách hay sự việc xấu xa, ác độc có trong thành ngữ của nhiều ngôn ngữ.

Ẩn dụ hóa

Ý niệm nguồn Ý niệm đích

Không gian tƣ duy quan sát đƣợc: Không gian tƣ duy không

- Ý nghĩa tiêu cực - Sự độc ác, nham hiểm, nguy hiểm…

128

Loài động vật nguy hiểm, có thể gây chết người. thể quan sát trực tiếp

+ Tiếng Việt có 32 thành ngữ có ý niệm nguồn là con rắn: Hang hùm miệng rắn, Cõng rắn cắn gà nhà; Rắn đổ nọc cho lươn, Rắn khôn giấu đầu; Dẫn rắn vào hang

+ Thành ngữ Hán: Khẩu phật tâm xà

+ Thành ngữ tiếng Anh: Snake in grass (Rắn trong cỏ ≈ nuôi ong tay áo);

Snake oil salesperson (Người bán mật rắn ≈ người bán những sản phẩm không có giá trị); to warm a snake in one’s bosom (Ủ ấm con rắn vào lòng mình ≈ làm một việc tốt giúp kẻ không đáng tin ≈ nuôi ong tay áo)

+ Thành ngữ tiếng Nhật: 藪をつついて蛇を出す (Yabu o tsutsuite hebi o dasu ≈ Poking A Bush Draws Out A Snake ≈ Đập vào bụi cây thì con rắn sẽ lộ ra

≈ Cháy nhà ra mặt chuột)

+ Thành ngữ tiếng Nga пригреть змею на груди ≈ Snake in grass

- Ví dụ 2: Ý niệm nguồn đôi mắt có trong thành ngữ tiếng Việt và các ngôn ngữ khác thường có thể coi là điển dạng biểu trưng cho quan điểm, tầm nhìn, cách nhìn nhận vấn đề.

+ Thành ngữ tiếng Việt: Bưng tai bịt mắt, Chướng tai gai mắt, Vải thưa che mắt thánh; Sáng mắt ra; No bụng đói con mắt…

+ Thành ngữ tiếng Anh: A pair of fresh eyes (Người cẩn thận); Eyes are bigger than one's stomach (= No bụng đói con mắt);

+ Thành ngữ tiếng Nhật: 目が利く( Me ga kiku = Mắt sắc = Con mắt tinh đời); 目に余る (Me ni amaru = Thừa trong mắt = Chướng tai gai mắt); 目を開 く (Me wo aku = Mắt thức dậy = Sáng mắt ra)

129

+ Thành ngữ Hán: 目中無人 (Mục trung vô nhân = Trong mắt không có người = Coi thường người khác), 掩目捕雀 (Yểm mục bổ tước = Bịt mắt bắt chim)

- Ví dụ 3 : Ý niệm con chó và con mèo đi với nhau có thể coi là điển dạng biểu trƣng cho sự mâu thuẫn, cãi vã, tranh luận… hoặc có ý nghĩa tiêu cực.

+ Thành ngữ tiếng Việt: Như chó với mèo; Đá mèo quèo chó; Đánh chó chửi mèo; Chó chê mèo lắm lông; Đánh cho chửi mèo

+ Thành ngữ tiếng Pháp: s'entendre comme chien et chat (mâu thuẫn nhƣ cho với mèo)

+ Thành ngữ tiếng Anh: raining cats and dogs (mƣa to, nặng hạt)

- Ví dụ 4: Ý niệm con số trăm, nghìn là điển dạng để biểu trƣng cho ý nghĩa nhiều

+ Thành ngữ tiếng Việt: Trăm đắng ngàn cay; Trăm hồng nghìn tía; Trăm sông đổ ra biển; Làm dâu trăm họ; Trăm bó đuốc bắt được con ếch; Trăm dâu đổ đầu tằm; Trăm khôn nghìn khéo, Trăm tội đổ đầu nhà oản; Trăm voi không được bát nước xáo. Vỗ yên trăm họ….

+ Thành ngữ Hán: Thiên phương ngàn kế; Thiên kinh vạn quyển, Bách chiến bách thắng; Bách phát bách trúng

+ Thành ngữ tiếng Anh: be batting a thousand (làm đƣợc việc tốt hơn mong đợi), one in a hundred (cái duy nhất, điều duy nhất)

+ Thành ngữ tiếng Nhật 読 書百遍 (Dokusho-hyappen = Đọc đi đọc lại, đọc cẩn thận)

Tỏc giả Kửvecses [165] cho rằng ẩn dụ là một phần cố hữu của văn húa mà văn hóa thì là một hệ thống tri thức đƣợc chia sẻ (a set of shared

130

understandings) và vì thế con người trên thế giới có thể chia sẻ các tri thức mang tính ẩn dụ về các phương diện của đời sống. Trong các ngôn ngữ thế giới có ý niệm nguồn mang tính phổ biến (common source domains) và số lƣợng ý niệm mang tính phổ biến cũng quan trọng và nhiều tương đương với ý niệm mang tính đặc trƣng ở mỗi một ngôn ngữ.

Như vậy, có một tập hợp các ý niệm mang tính phổ biến, tạo nên sự tương đồng trong tư duy và văn hóa của người Việt và các dân tộc trên thế giới. Cùng một sự vật và hiện tượng sẽ mang lại những liên tưởng nghĩa trùng hợp tạo nên tính tương đồng văn hóa của các dân tộc hay nói một cách khái quát hơn là tạo nên quy luật tƣ duy chung của nhân loại. Nhƣ Quinne (1991) chỉ ra, việc lựa chọn các ẩn dụ cho một vài phạm vi không hoàn toàn là tình cờ, mà phản ánh những hiểu biết về văn hóa căn bản mà các cá nhân có đƣợc trong phạm vi đó [169].

Phạm vi nguồn mang tính của ẩn dụ trong thành ngữ tiếng Việt chủ yếu tập trung ở 11 phạm trù sự vật hiện tƣợng nhƣ vừa liệt kê ở trên. Ngoài ra, thành ngữ tiếng Việt có những phạm trù ý niệm nguồn liên quan đến sự tiếp xúc với thế giới vật lý để có được những kinh nghiệm về nó cũng như tương tác của những bộ phận cơ thể con người với thế giới vật lý. Và đây cũng là một phạm vi nguồn mang tính phổ biến. Bởi vì các đặc điểm của cơ thể người và việc định hướng của nó với thế giới vật lý mang lại rất nhiều chiều cơ bản cho việc hình thành và mở rộng ẩn dụ.

Lakoff và Johnson [166] đã chỉ ra điều đó trong cuốn Metaphor we live by và sau này là cỏc tỏc giả nhƣ Kửvecses, Foley… tiếp tục minh họa và phỏt triển điều này. Theo đó, thông qua các giản đồ sơ đồ hóa các trải nghiệm tự thân của con người, các trải nghiệm không mang tính tự thân sẽ được hình thành thông

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thành ngữ tiếng việt từ bình diện ngôn ngữ học nhân chủng (Trang 123 - 171)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(210 trang)