CHƯƠNG 1. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.2.4. Các hạng mục công trình xử lý chất thải và bảo vệ môi trường
Phương án thoát nước
Mặt bằng thiết kế thoát nước mặt có độ dốc chính là từ Bắc xuống Nam, từ Đông sang Tây, phù hợp với hướng dốc tự nhiên chung toàn khu vực.
Cống đặt thoát nước bám theo độ dốc san nền.
- Trên các tuyến cống bố trí các hố ga thu nước cách nhau khoảng 30m để thu nước trên mặt đường và nước mưa từ trong các lô đất đấu ra.
+ Có độ dốc rãnh theo địa hình san nền.
+ Vận tốc tính toán Vmin = 0,7 m/s ; Vmax < 4 m/s.
+ Độ đầy lớn nhất : H/D=1
+ Vận tốc tính toán min 0,7m/s, max <4,0 m/s.
Cấu tạo mạng lưới thoát nước mưa
Hệ thống thoát nước được bố trí trên vỉa hè và dải cây xanh, gồm các tuyến rãnh kích thước B600÷B1000 kết hợp với cống tròn bê tông cốt thép D600÷D1500 và cống hộp bê tông cốt thép kích thước BxH=1500x1500÷ BxH=2000x2000 (hoặc cống tròn bê tông cốt thép có tiết diện tương đương),
Nước mưa trên mặt đường sẽ được thu vào các rãnh, cống thu nước mưa, thoát qua các hố thu nước ven đường .
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Nước mưa từ các khu vực nhà máy được thu gom bằng hệ thống thoát nước nội bộ rồi mới đấu nối trực tiếp vào cống thoát nước mưa KCN. Các đoạn đấu nối này sẽ do các nhà máy tự làm.
c. Các tiêu chí thiết kế
Hệ thống thoát nước mưa cho Khu công nghiệp được tính toán theo phương pháp cường độ giới hạn
+ Công thức tính toán:
Tính toán thuỷ lực hệ thống thoát nước mưa theo phương pháp cường độ giới hạn:
Q = q. F. (m3/s) Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán (m3/s) q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha)
F: Diện tích lưu vực thoát nước mưa (ha)
: Hệ số dòng chảy, phụ thuộc vào đặc điểm mặt phủ của lưu vực thoát nước Cường độ mưa tính toán, tính theo công thức:
q
=
A (1 + ClgP)
(t + b)n
Trong đó: q: Cường độ mưa tính toán (l/s.ha) p: Chu kỳ ngập lụt lấy = 10 năm
A, b, C, n: Đại lượng phụ thuộc đặc điểm khí hậu tại địa phương Với khu vực Hà Nam:
A = 4.850 b = 11 C = 0,51 n = 0,80 + Tính toán thuỷ lực:
Tính toán thuỷ lực cho tuyến ống cống sẽ căn cứ theo lưu lượng chảy lớn nhất trong 1 giây theo công thức Manning.
Q=V.W
v = C* RI = 1/n*R2/3.I1/2 Trong đó:
Q: Lưu lượng tính toán W: Diện tích mặt cắt ướt v: Vận tốc dòng chảy I: Độ dốc thuỷ lực
R: Bán kính thuỷ lực n: Hệ số nhám
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
+ Các thông số kỹ thuật cơ bản:
- Độ dốc cống tối thiểu: i = 1/D
- Vận tốc tính toán Vmin = 0,7 m/s; Vmax < 4 m/s.
- Độ đầy tính toán: H/D=1 b. Cải nắn kênh tiêu
- Đối với các kênh tiêu PK13, PK15 ở phía Bắc dự án: Thay thế bằng mương xây đá hộc, kích thước B=2,5m có chiều dài khoảng 214m, kích thước B=3.0m có chiều dài khoảng 202m, kích thước B=4.0m có chiều dài khoảng 970m; trên dọc tuyến đấu nối với các cống hiện trạng qua đường 36m, điểm cuối đấu nối với kênh PK tại phía Đông KCN. Phần qua đường thay thế bằng cống hộp BTCT.
- Hoàn trả kênh tưới I3-2-3 bằng kênh hở được bố trí nằm phía Đông tuyến đường quy hoạch 19,5m và trên dải cây xanh cách ly phía Đông khu vực. Hệ thống ga thu và ga thăm thiết kế dọc theo cống, bố trí tại các vị trí đặc biệt, vị trí chuyển hướng, thay đổi tiết diện cống... Độ dốc dọc cống được thiết kế đảm bảo theo nguyên tắc tự chảy (imin>1/D).
1.2.4.2. Hạng mục xây dựng hệ thống thu gom và thoát nước thải a. Hệ thống thu gom nước thải
- Kiểu hệ thống thoát nước: Là mạng lưới thoát nước riêng hoàn toàn. Hệ thống thoát nước thải độc lập với hệ thống thoát nước mưa.
+ Hướng thoát chính:
- Toàn bộ nước thải sau khi được xử lý sơ bộ đạt tiêu chuẩn cho phép được thu gom và vận chuyển tới trạm xử lý nằm tại khu đất Hạ tầng ở phía Đông KCN. Nước sau xử lý đạt tiêu chuẩn cột A, QCVN 40:2011/BTNMT được xả ra mương thoát nước ở phía Tây KCN (nằm ngoài ranh giới KCN).
- Hướng thoát nước thải chính là từ Tây sang Đông tập trung về trạm xử lý.
- Mạng lưới đường cống thoát nước được bố trí dọc theo các tuyến đường thiết kế. Phạm vi phục vụ bao gồm toàn khu vực dự án. Trên các trục đường bố trí ga thăm với khoảng cách mỗi ga từ 30 – 40m để đảm bảo phục vụ cho mọi lô đất và tránh giao cắt nhiều với các đường dây, đường ống kỹ thuật khác.
Cống thoát nước thải được đặt trên vỉa hè, khoảng cách từ cống đến các công trình hạ tầng khác như cấp điện, cấp nước được tuân theo đúng tiêu chuẩn thiết kế TCVN 7957:2008.
- Mạng lưới thoát nước thải dùng cống tròn có đường kính D300-500mm, tự chảy tới độ sâu chôn cống 3.5 ÷ 4.5m thì được nâng cốt qua các trạm bơm dọc đường, về trạm xử lý nước thải tập trung của KCN. Các ống được đặt trên và lấp ống bằng cát đen tưới nước đầm chặt. Các hố ga được xây dựng cách nhau 30-40m. Ống áp lực sau trạm bơm là ống HDPE PN8.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
- Mạng lưới sử dụng cống HDPE hai vách hoặc BTCT.
Tính toán thuỷ lực mạng lưới thoát nước thải:
Tiêu chuẩn thoát nước lấy bằng tiêu chuẩn cấp nước, Từ đó xác định mô đun lưu lượng cho từng loại Khu công nghiệp.
Xác định lưu lượng tính toán cho từng đoạn cống.
Lưu lượng tính toán của đoạn cống được coi là lưu lượng chảy suốt từ đầu tới cuối đoạn ống và được tính theo công thức:
qntt = (qndd + qnnhb + qnvc)Kch + qttr l/s Trong đó:
qntt- Lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ n.
qndd - Lưu lượng dọc đường của đoạn cống thứ n.
qndd = Fi x q0
Fi - Tổng diện tích tất cả các tiểu khu đổ nước thải vào dọc theo đoạn cống đang xét.
q0 - Lưu lượng đơn vị (môđun lưu lượng) của khu vực.
qnnhb- Lưu lượng của các nhánh bên đổ vào đầu đoạn cống thứ n.
qnnhb = Fi x qr
Fi - Tổng diện tích tất cả các tiểu khu đổ nước thải vào đoạn cống (nhánh bên) đang xét.
qnvc - Lưu lượng vận chuyển qua đoạn cống thứ n, là lưu lượng tính toán của đoạn cống thứ (n - 1).
qttn-1= (qddn-1+qnhbn-1+qvcn-1) x Kch + qttr
Kch - Hệ số không điều hoà chung.
Lưu lượng tính toán của tất cả các đoạn ống được thống kê trong phần phụ lục.
Căn cứ vào các bảng tính toán cho từng đoạn cống ở trên ta tiến hành tính toán thuỷ lực cho từng đoạn ống để xác định được: đường kính ống (D), độ dốc thuỷ lực (i), vận tốc dòng chảy (v). Sao cho phù hợp với các yêu cầu về đường kính nhỏ nhất, độ đầy tính toán, tốc độ chảy tính toán, độ dốc đường cống, độ sâu chôn cống được đặt ra trong qui phạm.
Tính toán thuỷ lực cho tuyến cống sẽ căn cứ theo lưu lượng chảy lớn nhất trong 1 giây(TCXD-51-2006 - mục 2.3.1) theo công thức Manning
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Q=v*W v = C = 1/nR2/3.I1/2
Trong đó :
Q: Lưu lượng tính toán W : Diện tích mặt cắt ướt v: Vận tốc dòng chảy I : Độ dốc thuỷ lực R: Bán kính thuỷ lực n : Hệ số nhám Các thông số kỹ thuật cơ bản:
Dựa trên tiêu chuẩn TCVN 7957:2008, các yếu tố được quy định như sau:
- Đường kính nhỏ nhất của ống thoát nước thải là D=300mm .
- Những đoạn đầu ống lưu lượng nhỏ, vận tốc tự làm sạch nhỏ nên cần tăng cường công tắc tẩy rửa bằng ô tô xi-tec rửa cống được trang bị bơm áp lực cao.
+ Độ sâu chôn ống > 0,7m ( tính đến đỉnh ống trên hè).
+ Độ dốc đặt ống i ≥ 1/D
+ Vận tốc dòng chảy Vmin = 0,7 m/s, Vmax < 3 m/s.
b. Tính toán nhu cầu thoát nước thải
Dựa theo Bảng 1. 9. Nhu cầu nước cấp cho toàn khu công nghiệp thì nhu cầu thoát nước thải của Dự án được tổng hợp như sau:
Bảng 1. 14. Nhu cầu thoát nước thải của KCN
TT Nội dung Quy mô Tiêu chuẩn thải
nước
Lượng nước thải (m3/ngày)
Đơn vị Đơn vị
1 Nước thải trung tâm dịch vụ 5,09 ha 16 m3/ha/ngày 81,4 2 Nước thải nhà máy công
nghiệp 166,74 ha 24 m3/ha/ngày 4.001,8
3 Nước sinh hoạt công nhân 15.000 người 40 l/người/ngày 600
4 Nước thải khu HTKT 2,43 ha 8 m3/ha/ngày 19,4
5 Tổng lưu lượng nước thải 4.702,6
6 Nước thải thấm nhập, dự
phòng 10 % 470,3
7 Lưu lượng ngày thải nước
trung bình 5.172,9
8 Lưu lượng ngày thải nước
max (k=1,2) – Làm tròn 6.200
Chủ dự án xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 6.200 m3/ngày.đêm để thu RI
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
gom, xử lý nước thải theo quy định.
c. Trạm XLNT:
* Vị trí:
Trạm xử lý nước thải ở phía Đông Khu công nghiệp Kim Bảng I tại lô đất HTKT.1.
* Quy mô công suất: 6.200 m3/ngày.đêm, chia làm 02 module có công nghệ xử lý giống nhau, mỗi module có công suất 3.100 m3/ngày.đêm. Trạm XLNT sẽ được đầu tư xây dựng và lắp đặt thiết bị ngay trong giai đoạn xây dựng hạ tầng kỹ thuật của Dự án.
Tùy vào lưu lượng nước thải đầu vào của trạm xử lý nhân viên sẽ điều khiển hệ thống phân phối nước để chạy song song 2 module.
* Yêu cầu chất lượng thải đầu vào trạm XLNT tập trung và yêu cầu chất lượng xả thải:
- Nước thải từ các nhà máy thứ cấp khi xả vào mạng lưới đường ống thoát nước thải phải được xử lý sơ bộ trong từng nhà máy đạt tiêu chuẩn đầu vào của trạm XLNT tập trung của KCN.
- Trạm xử lý nước thải có nhiệm vụ xử lý nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9 và Kf=0,9) sau đó xả ra ngoài môi trường.
Bảng 1. 15. Tiêu chuẩn tiếp nhận nước thải đầu vào của trạm XLNT tập trung
TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép
1 Nhiệt độ (*) oC 40
2 pH - 6 – 9
3 Độ màu Pt/Co 40
4 BOD5 (20oC) mg/l 50
5 COD mg/l 150
6 Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) mg/l 100
7 Asen (As) mg/l 0,05
8 Thủy ngân (Hg) mg/l 0,005
9 Chì (Pb) mg/l 0,1
10 Cadimi (Cd) mg/l 0,05
11 Crôm (VI) mg/l 0,05
12 Crôm (III) mg/l 0,2
13 Đồng (Cu) mg/l 2
14 Kẽm (Zn) mg/l 3
15 Niken (Ni) mg/l 0,2
16 Mangan (Mn) mg/l 0,5
17 Sắt (Fe) mg/l 1
18 Xyanua (CN-) mg/l 0,07
19 Tổng Phenol mg/l 0,1
20 Tổng dầu mỡ khoáng mg/l 5
21 Tổng dầu mỡ động thực vật mg/l 16
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
TT Thông số Đơn vị Giá trị cho phép
22 Clo dư mg/l 1
23 Tổng PCB mg/l 0,003
24 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật phốt pho hữu cơ mg/l 0,3 25 Tổng hoá chất bảo vệ thực vật Clo hữu cơ mg/l 0,05
26 Sunfua (S2-) mg/l 0,2
27 Flo (F-) mg/l 5
28 Clorua (Cl-) mg/l 500
29 Amoni (theo Nitơ) mg/l 10
30 Tổng Nitơ mg/l 40
31 Tổng Phốtpho mg/l 6
32 Coliform MPN/100ml 5.000
33 Tổng hoạt độ phóng xạ α (*) Bq/L 0,1
34 Tổng hoạt độ phóng xạ β (*) Bq/L 1,0
* Phương án xử lý nước thải
Các cơ sở sản xuất có phát sinh nước thải sản xuất trong quá trình hoạt động đều phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để xử lý sơ bộ trước khi dẫn nước thải về trạm xử lý tập trung của KCN. Đầu ra của nước thải sau xử lý tại mỗi nhà máy phải đạt chất lượng theo quy định riêng của KCN.
Để thu gom, xử lý nước thải cho các đơn vị hoạt động trong KCN, dự án dự kiến đầu tư xây dựng trạm xử lý nước thải công suất 6.200 m3/ngày.đêm (chia làm 02 module công suất 3.100m3/ngày.đêm/module phía Đông dự án.
Nước thải → bể thu gom → bể tách rác → bể tách cát, mỡ → bể điều hòa → bể điều chỉnh pH → bể keo tụ → bể tạo bông → bể lắng hóa lý → bể trung gian → bể thiếu khí → bể hiếu khí → bể lắng sinh học → bể khử trùng → hồ kiểm chứng → mương đo lưu lượng → Mương tiêu ngoài dự án (nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A).
* Vị trí xả thải dự kiến:
- Nước thải sau xử lý tại trạm XLNT tập trung được dẫn ra mương quan trắc sau đó thoát vào cống thoát nước thải D800 (độ dốc i=1/D) sau đó xả ra ngoài môi trường theo phương thức tự chảy, xả mặt, ven bờ.
d. Hệ thống quan trắc tự động
- Chủ Dự án tiến hành lắp đặt 01 trạm quan trắc nước thải tự động, liên tục (bao gồm thiết bị quan trắc tự động, liên tục và thiết bị lấy mẫu tự động), có camera theo dõi và truyền số liệu trực tiếp cho Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Hà Nam theo đúng quy định tại Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư số 02/2022/TT-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
- Thông số quan trắc: lưu lượng đầu vào, lưu lượng đầu ra, nhiệt độ, pH, TSS, COD, Amoni.
- Vị trí lắp đặt: Tại mương quan trắc nước thải đầu ra của trạm xử lý nước thải công suất 6.200 m3/ngày.đêm.
e. Hồ sự cố
- Xây dựng 01 hồ sinh học kết hợp sự cố dung tích 12.000m3. Có kết cấu như sau:
+ Cấu tạo đáy hồ: đóng cọc tre đực, già tươi D60-80mm, L = 2,5m, 25 cọc/m2;
phía trên xếp rọ đá hộc (0,5x1x2) m so le nhau, lót đáy bằng màng HDPE dày 1mm.
+ Cấu tạo mái taluy: lớp HDPE dày 1mm, lớp BTCT đá 1x2 M200 dày trung bình 150mm; Nền đất dính đầm chặt từng lớp K = 0,9.
+ Thành hồ sự cố có bố trí các khe co và được chèn đay gai tẩm bitum dày 2mm, đắp cao 0,1m.
+ Điểm đầu và điểm cuối mái taluy được cố định bằng dầm bê tông cốt thép.
+ Đáy mái taluy được cố định bằng dầm bê tông với độ dốc mái ta luy i= 60%.
1.2.4.3. Hệ thống thu gom chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn thông thường và chất thải nguy hại
❖ Đối với chất thải rắn sinh hoạt và chất thải rắn công nghiệp thông thường - Đối với chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp, Chủ Dự án yêu cầu các doanh nghiệp thực hiện phân loại chất thải ngay tại nguồn phát sinh và ký hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom, vận chuyển xử lý theo quy định.
- Đối với chất thải phát sinh từ hoạt động vận hành hạ tầng kỹ thuật của KCN:
+ Chủ Dự án sẽ trang bị thùng rác bằng nhựa loại 50 lít có nắp đậy để thu gom rác thải từ khu vực hành chính, khu vực giao thông, công cộng và khu vực cây xanh cảnh quan. Số lượng thùng rác được đầu tư đảm bảo thu gom toàn bộ khối lượng chất thải rắn phát sinh hàng ngày từ hoạt động của Dự án.
+ Các chất thải phát sinh được thu gom và lưu giữ trực tiếp tại các thùng rác đã được trang bị cho từng khu vực phát sinh chất thải.
+ Chủ dự án ký hợp đồng với đơn vị có chức năng đến khu vực phát sinh chất thải để thu gom và vận chuyển đi xử lý theo quy định. Tần suất thu gom, vận chuyển xử lý là: 3ngày/lần hoặc tùy thuộc vào khối lượng chất thải phát sinh thì đơn vị thu gom vận chuyển sẽ đến thu gom theo yêu cầu của chủ Dự án.
❖ Đối với chất thải nguy hại
- Trong suốt quá trình triển khai Dự án, Chủ Dự án sẽ thực hiện đầy đủ công tác quản lý chất thải nguy hại theo quy định của Nghị định số 08/2022/NĐ- CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
- Toàn bộ các chất thải nguy hại phát sinh được thu gom, phân loại tại nguồn theo mã chất thải được quy định và được lưu giữ trong kho chứa CTNH.
- Chủ Dự án sẽ xây dựng 01 kho chứa CTNH, mỗi kho có diện tích khoảng 20m2.Thông số kỹ thuật: Kết cấu tường gạch, mái bê tông cốt thép. Mặt sàn kho chứa được sơn epoxy chống thấm, bố trí rãnh thu nước chảy tràn xung quanh mặt sàn. Nước theo rãnh thu nước dẫn về hố gom và xử lý tại trạm XLNT.
- Chủ Dự án sẽ ký kết hợp đồng thu gom, vận chuyển xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị chức năng theo quy định.
- Đối với chất thải phát sinh từ các doanh nghiệp đầu tư thứ cấp, Chủ nguồn thải có trách nhiệm khai báo khối lượng, chủng laoị CTNH trong hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép môi trường hoặc nội dung đăng ký môi trường theo quy định của pháp luật.
Chủ Dự án sẽ phối hợp với cơ quan chức năng tiến hành xử lý việc không chấp hành về phân loại, thu gom, xử lý CTR, CTNH của các dự án đầu tư thứ cấp trong KCN.
1.2.4.4. Thu gom và lưu chứa bùn thải
Bùn thải phát sinh từ trạm XLNT tập trung và trạm xử lý nước cấp:
- Lượng bùn thải phát sinh này sẽ được thu gom và quản lý như CTNH.
- Bùn thải sau khi qua máy ép bùn được thu gom vào bao chứa và lưu giữ tại nhà đặt máy ép bùn có diện tích khoảng 20m2, nhà đặt máy ép bùn được bố trí cạnh kho lưu giữ CTNH (trong khu vực trạm xử lý nước thải tập trung và trạm xử lý nước cấp).
- Chủ Dự án lựa chọn và ký kết hợp đồng vận chuyển xử lý chất thải nguy hại với các đơn vị chức năng theo quy định.
Bùn thải từ hệ thống thoát nước mưa:
Dự kiến khoảng 6 tháng/lần hoặc tùy vào tình hình thực tế Chủ Dự án sẽ thuê đơn vị có chức năng đến hút bùn cặn từ các hố ga bằng xe chuyên dụng và vận chuyển đi xử lý theo quy định hiện hành.
1.3. NGUYÊN, NHIÊN, VẬT LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CỦA DỰ ÁN;