CHƯƠNG 2. ĐIỀU KIỆN MÔI TRƯỜNG TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
2.1.1. Điều kiện địa lý
KCN Kim Bảng I thuộc địa giới hành chính xã Lê Hồ, xã Đồng Hóa và xã Đại Cương, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam. Ranh giới cụ thể như sau:
+ Phía Bắc giáp đường quy hoạch rộng 36m;
+ Phía Nam giáp cụm công nghiệp Đồng Hóa và dân cư hiện trạng;
+ Phía Đông giáp cụm công nghiệp Lê Hồ, đất đơn vị ở mới, công cộng đô thị phía Tây thôn Nông Vụ, xã Đại Cương.
+ Phía Tây giáp đường quy hoạch nối Vành đai 4-Vành đai 5.
2.1.1.1. Điều kiện địa hình, địa chất (1). Địa hình địa mạo
Khu đất quy hoạch KCN Kim Bảng tương đối bằng phẳng, có hướng dốc chủ yếu từ Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông, được thể hiện qua các dòng chảy mặt đổ về sông Đuống và sông Thái Bình. Mức độ chênh lệch địa hình không lớn, phần đất chủ yếu là đất ruộng và hệ thống mương thoát nước phục vụ tưới tiêu, hệ thống đường đất...
vì vậy đã hình thành các cao độ khác nhau:
- Cao độ nền trung bình tại các khu vực như sau:
- Khu vực ruộng có cao độ: +3,75m ÷ +6,50m;
- Đường đất có cao độ trung bình: +5,2m;
- Bờ mương thoát nước có cao độ trung bình +3,6m.
- Cốt ngập lụt 9 năm xuất hiện 1 lần toàn bộ ngập cốt 5,2 m
Đây là khu vực ruộng trồng lúa gồm các thửa ruộng, bờ vùng bờ thửa, các mương tưới, tiêu.
(2). Điều kiện về địa chất
Đặc điểm địa chất mang những nét đặc trưng của cấu trúc địa chất thuộc vùng trũng sông Hồng, bề dày trầm tích đệ tứ chịu ảnh hưởng rõ rệt của cấu trúc mỏng. Tuy nhiên nằm trong miền kiến tạo Đông Bắc, Bắc Bộ nên cấu trúc địa chất lãnh thổ Hà Nam có những nét còn mang tính chất của vòng cung Đông Triều vùng Đông Bắc. Toàn tỉnh có mặt các loại đất đá có tuổi từ Cambri đến đệ tứ song nhìn chung có thành tạo Kainozoi phủ trên các thành tạo cổ. Đây là thành tạo chiếm ưu thế về địa tầng lãnh thổ. Các thành tạo Triat phân bố trên ở hầu hết các dãy núi, thành phần thạch học chủ yếu là cát kết, sạn kết. Bề dày các thành tạo đệ tứ biến đổi theo quy luật trầm tích từ Bắc xuống Nam.
Ở các vùng núi do bị bóc mòn nên bề dày của chúng còn rất mỏng, càng xuống phía Nam bề dày có thể đạt tới 100m, trong khi đó vùng phía Bắc (Đáp Cầu) bề dày chỉ đạt
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
30-50m.
Tại báo cáo khảo sát địa chất cho thấy địa chất công trình khu vực nghiên cứu có đặc điểm địa tầng như sau:
- Lớp 1: Đất ruộng, chiều dày trung bình 0,4m.
- Lớp 2: Sét dẻo thấp, trạng thải dẻo cứng đến nửa cứng, chiều dầy trung bình 8,3m.
- Thấu kính TK2a: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo mềm, chiều dầy trung bình 4,8m.
- Lớp 3: Sét lẫn cát, trạng thái dẻo, chiều dầy trung bình 3,5m.
- Lớp 4: Sét dẻo thấp, trạng thái dẻo cứng, chiều dầy trung bình 4,0m.
- Lớp 5: Hạt cát thô và sỏi sạn, trạng thái rắn chặt, chiều dầy trung bình 5,5m.
- Lớp 6: Cát hạt trung, trạng thái chặt vừa, chiều dầy trung bình 5,2m.
- Lớp 7: Sét dẻo thấp, trạng thái nửa cứng - cứng, chiều dầy trung bình 6,6m.
- Lớp 8: Đá sét bột kết, mầu nâu tím, phong hóa vừa - nhẹ, ít nứt nẻ, cứng. Đến độ sâu kết thúc hố khoan, đã vào lớp (8) từ 0,7m đến 6,0m vẫn chưa hết lớp.
Qua kết quả tổng hợp trên cho thấy, với đặc điểm này địa chất của tỉnh Hà Nam nói chung và Kim Bảng nói riêng ổn định hơn so với thành phố Hà Nội và các đô thị vùng đồng bằng Bắc Bộ khác trong việc xây dựng công trình. Về mặt địa hình có thể hình thành hai dạng đô thị vùng đồng bằng và trung du. Bên cạnh đó có một số đồi núi nhỏ dễ tạo cảnh quan đột biến; cũng như một số vùng trũng nếu biết khai thác có thể tạo ra cảnh quan sinh thái đầm nước vào mùa mưa để phục vụ cho các hoạt động văn hóa và du lịch.
2.1.1.2. Điều kiện về khí hậu, khí tượng
Tỉnh Hà Nam nói chung và khu vực Dự án nói riêng nằm trong vùng khí hậu cận nhiệt đới ẩm, chia làm 4 mùa rõ rệt (Xuân, Hạ, Thu, Đông). Các đặc điểm cơ bản của khí hậu tại khu vực Dự án được tóm tắt dưới đây.
Nhiệt độ không khí
Tỉnh Hà Nam nằm trong khu vực khí hậu đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung bộ, nóng ẩm, gió mùa.
- Nhiệt độ không khí trung bình năm: 23,3ºC.
- Nhiệt độ thấp nhất 3,2 ºC - Nhiệt độ cao nhất 38,2 ºC
- Lượng mưa trung bình năm 1889 mm - Độ ẩm trung bình năm 84%.
- Hướng gió chủ đạo mùa hè là gió Đông Nam, mùa đông gió chủ đạo là gió Đông Bắc. Tốc độ gió trung bình 2m/s.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Độ ẩm không khí
Theo các số liệu quan trắc trong giai đoạn 2014 - 2020, khu vực Dự án nằm trong vùng có độ ẩm không khí tương đối cao, giá trị độ ẩm không khí trung bình năm dao động trong khoảng 80 - 83%.
Các tháng mùa Đông thường có độ ẩm không khí trung bình cao hơn các tháng còn lại trong năm, dao động từ 70 đến 85%. Vào các tháng mùa Hè độ ẩm không khí dao động trong khoảng 77 - 84%.
Độ ẩm không khí trung bình ngày thấp nhất có thể xuống tới 20% (vào ngày 22/1/2014) và thường dao động trong khoảng 31 - 68%. Giá trị về độ ẩm trung bình tháng và độ ẩm trung bình năm từ năm 2014 - 2020 được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 1. Độ ẩm không khí tương đối các tháng trong năm từ 2014 - 2020 (Đơn vị %)
Năm
Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tháng I 74 81 85 79 79 85 82
Tháng II 81 85 73 73 74 85 85
Tháng III 91 90 84 85 81 85 82
Tháng IV 88 80 87 81 81 85 84
Tháng V 80 80 82 78 80 83 82
Tháng VI 82 80 77 79 77 82 78
Tháng VII 83 77 80 82 79 84 84
Tháng VIII 85 81 84 85 84 83 85
Tháng IX 82 85 80 85 79 81 85
Tháng X 79 77 75 78 77 78 76
Tháng XI 82 83 77 73 79 82 75
Tháng XII 72 81 70 72 71 81 73
Trung bình 82 82 80 79 81 83 81
Nguồn: Trạm khí tượng Hà Nam, 2020 Gió
Nhìn vào hoa gió tổng hợp năm cho thấy gió thịnh hành nhất là hướng Đông Nam (SE) chiếm 17,63% và hướng Bắc (N) chiếm 12,96%; Gió lặng chiếm 28,25%. Tốc độ gió chủ yếu từ 0,1 đến 3,9m/s (chiếm 66,06%).
Hoa gió các tháng cho thấy từ tháng 11 năm trước sang tháng 3 năm sau gió thịnh hành hướng Bắc (N) và hướng Đông Nam (SE), từ tháng 4 đến tháng 7 gió thịnh hành thành hướng Đông Nam (SE), từ tháng 8 đến tháng 10 gió thổi theo nhiều hướng.
Số giờ nắng và bức xạ mặt trời
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Khu vực Dự án nằm trong vùng có số giờ nắng trong năm cao. Tổng số giờ nắng mỗi năm trong giai đoạn 2014 – 2020 dao động trong khoảng 1.141,7 đến 1.550,6 giờ.
Các tháng có tổng số giờ nắng cao thường là các tháng mùa Hè với tổng số giờ nắng thường trên 130 giờ/tháng; đặc biệt có thể lên tới 227,2 giờ (tháng 5/2018). Các tháng từ tháng XII đến tháng II có số giờ nắng thấp nhất, hầu hết là dưới 50 giờ/tháng, cá biệt có tháng số giờ nắng chỉ khoảng 4,2 giờ (Tháng 01/2019). Số giờ nắng các tháng và năm ở khu vực dự án được thể hiện trong bảng sau:
Bảng 2. 2. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm từ 2014 - 2020 Năm
Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tháng I 125,6 112,2 41,1 43,3 27,9 4,2 12,1
Tháng II 25,8 39,9 96,6 72,5 25,2 12,0 35,2
Tháng III 9,7 33,1 24,0 28,5 94,1 21,4 80,4
Tháng IV 14,4 132,3 53,8 69,5 75,8 104,3 74,4
Tháng V 190,5 219,8 130,5 165,3 227,2 171,9 164,4 Tháng VI 136,5 209,2 228,3 138,0 176,5 100,8 180,9 Tháng VII 150,6 153,7 186,7 129,1 158,1 167,2 136,7 Tháng VIII 139,6 177,2 144,6 119,4 147,5 185,5 150,4 Tháng IX 192,4 134,1 156,8 138,2 174,6 136,9 115,2 Tháng X 183,2 179,9 158,8 132,1 165,4 116,2 151,0
Tháng XI 91,9 87,9 104,8 86,3 144,2 89,2 79,6
Tháng XII 102,1 48,4 128,5 80,4 134,1 32,1 165,1
Tổng 1362,3 1527,7 1454,5 1202,6 1550,6 1141,7 1345,4 Nguồn: Trạm khí tượng Phủ Lý, năm 2020 Lượng mưa
Theo các số liệu quan trắc trong giai đoạn 2014 – 2020, khu vực Dự án nằm trong vùng có lượng mưa tương đối cao, lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1518,6 – 2160,1 mm/năm.
Các tháng cuối mùa Hè thường (tháng IX) có lượng mưa trung bình khá cao, thường trên 200 mm. Tháng có lượng mưa cao nhất lên đến 146 mm (tháng 9/2015).
Vào các tháng cuối mùa Đông và đầu mùa Hè (từ tháng II đến tháng V) lượng mưa thường dao động dưới mức 50mm. Lượng mưa thấp nhất xuống 0,7 mm (tháng I/2014). Tháng có số ngày mưa lớn nhất là 28 ngày (Tháng 7/2016). Lượng mưa trung bình cao nhất trong ngày là 146 mm (22/9/2015).
Lượng mưa trung bình nhiều năm trong giai đoạn 2014 – 2020 là trên 1.500 mm.
Bảng 2. 3. Lượng mưa trung bình tháng trong năm tại trạm Phủ Lý
(Đơn vị tính: mm)
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Năm
Tháng 2014 2015 2016 2017 2018 2019 2020
Tháng I 0,7 34,0 150,4 65,4 29 34,1 15,3
Tháng II 28,1 20,5 11,7 3,7 4,6 8,7 13,3
Tháng III 93,4 58,0 48,8 68,8 33,6 23,0 25,9
Tháng IV 134,1 16,3 149,1 42,6 159,4 51,1 67,4
Tháng V 53,0 234,2 223,8 66,1 258,2 181,8 239,9
Tháng VI 136,5 366,2 145,6 250,9 180,7 94,7 122,9 Tháng VII 314,1 310,1 230,0 319,4 423,7 435,6 389,7 Tháng VIII 254,0 315,7 765,6 437,9 416,9 454,4 397,8 Tháng IX 224,5 513,9 127,1 408,7 315,9 79,4 262,7
Tháng X 225,5 55,3 55,7 269,9 159,8 52,4 46,1
Tháng XI 39,6 181,5 9,3 10,3 27,2 90,8 29,2
Tháng XII 15,1 54,4 5,5 54,2 3,2 37,2 23,9
Tổng 1518,6 2160,1 1922,6 1997,9 2012,2 1543,2 1634,1 Nguồn: Trạm khí tượng Phủ Lý, năm 2020 2.1.1.3. Điều kiện về thủy văn
Khu vực quy hoạch chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn của sông Đáy và sông Nhuệ.
Toàn bộ vùng nghiên cứu tính toán thủy văn thủy lực tiêu thoát lũ cho một phần thuộc huyện Kim Bảng - Tỉnh Hà Nam có tổng diện tích là 3532ha, trong đó có 230 ha dự kiến quy hoạch là KCN Kim Bảng I (S2). Hiện trạng vùng tiêu nông nghiệp thuộc huyện Kim Bảng có các trạm bơm như sau: Trạm bơm Giáp Ba bơm tiêu cho 940ha với công suất trạm bơm Qb=7x4000 m3/h, trạm bơm Hoàng Tây tiêu cho 302 ha với công suất trạm bơm Qb=3x2500 m3/h và trạm bơm Quế 2 tiêu cho diện tích 2123ha với công suất trạm bơm Qb=7x8000 m3/h. Trên cơ sở giới hạn vùng nghiên cứu chúng tôi phân chia các tiểu vùng tiêu và kênh trục dẫn qua KCN và các vùng tiêu đến các trạm bơm đầu mối Quế 2, Hoàng Tây và Giáp Ba. Chi tiết xem bảng dưới đây và bản đồ phân vùng tiêu Phía Nam KCN là sông Cầu Đen dài 7 km bắt đầu từ xã Đại Phú đến trạm bơm Quế 2 là tuyến thoát chính.
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
Hình 2. 1. Bản đồ mạng lưới tính thủy lực nội đồng và các vùng tiêu lân cận Bảng 2. 4. Bảng phân vùng tiêu và diện tích xung quanh KCN Kim Bảng I (S2) và
các vùng lân cận:
STT Tên lưu vực Flv Vị trí Kênh
1 S1 5.96 K0 Cầu Đen
2 S2 4.5 K0+670 Cầu Đen
3 S3 1.89 K0 Kênh CN3
4 S4 0.66 K0 Kênh CN4
5 S5 0.42 K3+695 Kênh CN1
Báo cáo đánh giá tác động môi trường Dự án: “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Kim Bảng I
STT Tên lưu vực Flv Vị trí Kênh
6 S6 0.77 K3+307 Kênh CN1
7 S7 1.21 K2+885 Kênh CN1
8 S8 2.53 K1+653 Hoàng Tây
9 S9 0.2 K0+871 Kênh CN2
10 S10 0.4 K0+871 Kênh CN2
11 S11 0.57 K0+445 Hoàng Tây
12 S12 4.24 K1+266 Cầu Đen
13 S13 1.71 K3+861 Cầu Đen
14 S14 5.39 K5+333 Cầu Đen
15 S15 1.23 K5+085 Cầu Đen
16 S16 0.64 K1+238 Kênh CN1
17 CN1 0.63 K2+014 Kênh CN1
18 CN2 0.9 K0+846 Kênh CN3
19 CN3 1.28 K0+293 Kênh CN2
20 CN4 0.19 K0+442 Kênh CN2