CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VẤN ĐỀ PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ VÀ SÁNG TẠO CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.4. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
1.4.3. Một số phương pháp dạy học tích cực nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh
1.4.3.1. Phương pháp dạy học giải quyết vấn đề [4]
a) Khái niệm, bản chất
Dạy học GQVĐ không phải là một PPDH riêng biệt mà là tập hợp bao gồm nhiều PPDH liên kết chặt chẽ và tương tác lẫn nhau, trong đó PP xây dựng tình huống có vấn đề giữ vai trò trung tâm, gắn các PPDH khác thành một hệ thống toàn vẹn.
Một số đặc trưng cơ bản của dạy học GQVĐ:
- GV đặt ra trước HS những bài toán nhận thức có chứa đựng mâu thuẫn giữa cái đã biết và cái phải tìm.
- HS tiếp nhận mâu thuẫn của bài toán và được đặt vào tình huống có vấn đề, mong muốn giải quyết bằng được bài toán đó.
- Trong quá trình giải và bằng cách giải bài toán nhận thức, HS lĩnh hội một cách tự giác và tích cực cả kiến thức, cả cách giải, do đó có được niềm vui sướng của sự phát minh sáng tạo.
b) Quy trình thực hiện
Bước 1: Nhận biết vấn đề - Phát biểu vấn đề - Tạo tình huống có vấn đề.
- Phân tích tình huống có vấn đề, giải thích để hiểu đúng tình huống và nhận biết được vấn đề đặt ra.
- Phát biểu vấn đề, vấn đề cần được phát biểu rõ ràng, chi tiết và đúng mục đích nhằm GQVĐ chính xác nhất.
16
Bước 2: Nghiên cứu tìm các phương án giải quyết
- Phân tích vấn đề, làm rõ mối quan hệ giữa cái đã biết và cái phải tìm dưới sự hướng dẫn của GV.
- Xây dựng các giả thuyết về vấn đề đặt ra.
- Lập kế hoạch GQVĐ.
- Đề xuất các phương hướng GQVĐ.
Bước 3: Giải quyết vấn đề
- Thực hiện kế hoạch GQVĐ, kiểm tra tính đúng đắn của các giả thuyết, tính hợp lý của lời giải.
- Chọn phương án GQVĐ, nếu có nhiều phương án khác nhau, cần so sánh nhằm tìm ra phương án tối ưu nhất.
- Khi đã tìm được phương án GQVĐ, tiến hành thực hiện GQVĐ và đưa ra kết luận.
Bước 4: Kết luận
- Thảo luận về các kết quả thu được và đánh giá các kết quả đó.
- Khẳng định hay bác bỏ các giả thuyết đã nêu.
- Đề xuất những vấn đề mới có liên quan.
- Tìm hiểu khả năng ứng dụng của kết quả đưa ra.
- Kết luận về vấn đề cần tìm hiểu và vận dụng vào tình huống mới.
c) Tình huống có vấn đề
- Khái niệm: là trạng thái tâm lý đặc biệt của HS khi gặp mâu thuẫn khách quan của bài toán nhận thức giữa cái đã biết và cái phải tìm, tự chấp nhận và có nhu cầu, khả năng giải quyết mâu thuẫn đó bằng cách tìm tòi tích cực, sáng tạo, kết quả là nắm được kiến thức và PP dành kiến thức.
- Đặc điểm cơ bản của tình huống có vấn đề:
+ Có mâu thuẫn nhận thức.
+ Gây ra nhu cầu nhận thức.
+ Phù hợp với khả năng của HS để gây niềm tin.
- Nguyên tắc xây dựng tình huống có vấn đề: dựa vào sự không phù hợp giữa kiến thức đã có của HS với yêu cầu đặt ra cho họ khi giải quyết nhiệm vụ mới.
17 - Các cách xây dựng tình huống có vấn đề:
+ Tình huống nghịch lý bế tắc.
+ Tình huống lựa chọn.
+ Tình huống vận dụng hoặc tình huống tại sao.
d) Ưu điểm và nhược điểm
*Ưu điểm:
- Dạy học GQVĐ phát huy tính chủ động, tích cực, sáng tạo của HS, phát triển NL nhận thức, NL GQVĐ cho HS.
*Nhược điểm:
- Khó thực hiện do thời lượng tiết học không cho phép, yêu cầu GV thiết kế giáo án công phu, có nội dung phù hợp.
- HS cần có khả năng tự học và học tập tích cực thì mới đạt hiệu quả cao.
- Một số trường hợp cần trang bị thiết bị dạy học cần thiết thì việc GQVĐ mới thành công.
1.4.3.2. Phương pháp dạy học theo góc [4]
a) Khái niệm
Dạy và học theo góc là một hình thức tổ chức dạy học theo đó HS thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập theo các phong cách học khác nhau.
b) Quy trình thực hiện
Bước 1. Chọn nội dung, địa điểm và đối tượng HS
- Nội dung: có thể nghiên cứu cùng một nội dung theo các phong cách học khác nhau hoặc theo các hình thức hoạt động khác nhau hoặc theo góc hỗn hợp phối hợp cả phong cách học và hình thức hoạt động.
- Địa điểm: không gian lớp học.
- Đối tượng HS: có khả năng tự định hướng, tích cực, chủ động trong học tập góp phần giúp GV lựa chọn PPDH theo góc.
Bước 2. Thiết kế kế hoạch bài học
- Xác định mục tiêu theo chuẩn kiến thức, kĩ năng, phối hợp sử dụng PPDH
18 theo góc với các PPDH khác.
- GV chuẩn bị thiết bị, phương tiện, đồ dùng dạy học, thiết kế kế hoạch bài học.
- Xác định tên mỗi góc và nhiệm vụ phù hợp, căn cứ vào nội dung, GV xác định 3 – 4 góc để HS thực hiện.
- Thiết kế các nhiệm vụ và hoạt động ở mỗi góc.
- Thiết kế hoạt động cho HS tự đánh giá và củng cố nội dung bài học Bước 3. Tổ chức dạy học theo góc
- Bố trí không gian lớp học: GV bố trí không gian lớp học theo các góc học tập đã thiết kế trước khi vào giờ học.
- Nêu nhiệm vụ bài học, giới thiệu PPDH theo góc, hướng dẫn HS chọn góc.
- Hướng dẫn HS hoạt động theo các góc: có thể hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm.
- Theo dõi và hướng dẫn HS tại mỗi góc: GV thường xuyên theo dõi, phát hiện khó khăn của HS để hỗ trợ kịp thời.
- Hướng dẫn HS luân chuyển góc, hoàn thành nhiệm vụ, báo cáo kết quả và đánh giá kết quả.
c) Yêu cầu tổ chức dạy học theo góc
- Nội dung: lựa chọn nội dung bảo đảm cho HS khám phá theo phong cách học và cách thức hoạt động khác nhau.
- Không gian lớp học: phòng học đủ diện tích để bố trí HS học theo góc.
- Thiết bị dạy học và tư liệu: chuẩn bị đầy đủ các thiết bị, tư liệu để HS hoạt động chiếm lĩnh kiến thức và kỹ năng theo các phong cách học.
- Với GV: GV có NL chuyên môn, NL tổ chức dạy học tích cực và kỹ năng thiết kế tổ chức dạy học theo góc.
- Với HS: HS có khả năng làm việc tích cực, chủ động, sáng tạo theo cá nhân và hợp tác theo nhóm.
- Cần tổ chức ít nhất là 3 góc với 3 phong cách học, HS cần luân chuyển qua cả 3 góc, được chia sẻ kết quả, góp ý và hoàn thiện.
- Với các bài dạy yêu cầu thí nghiệm nếu thực hiện được thì tiến hành góc trải nghiệm hoặc cho HS quan sát các clip thông qua góc quan sát.
19 d) Ưu điểm và nhược điểm
*Ưu điểm:
- Mở rộng sự tham gia, nâng cao hứng thú và cảm giác thoải mái của HS.
- HS được học sâu và hiệu quả, tương tác cá nhân cao giữa GV và HS.
- Cho phép điều chỉnh sao cho thuận lợi phù hợp với trình độ, nhịp độ của HS.
- Tạo điều kiện để HS hợp tác học tập theo nhóm và nhận nhiệm vụ theo NL của mình.
- Nhiệm vụ và cách tổ chức dạy học theo góc giúp HS phát triển khả năng tư duy như phân tích, tổng hợp, đánh giá và sáng tạo.
*Nhược điểm:
- Cần không gian lớp học lớn nhưng số HS lại không nhiều.
- Cần thời gian hướng dẫn HS chọn góc, luân chuyển góc.
- Không phải mọi nội dung đều có thể áp dụng học theo góc.
- GV cần chuẩn bị công phu về kế hoạch bài học, tổ chức dạy học theo góc cũng như tổ chức đánh giá sau buổi học.
- Không thể thực hiện thường xuyên mà cần thực hiện ở những nơi có điều kiện.
- Với HS quá nhỏ không nên tổ chức học theo góc vì khả năng tự đọc các nhiệm vụ, làm việc tự giác, chủ động để xây dựng kiến thức và rèn luyện kĩ năng còn bị hạn chế.
1.4.3.3. Phương pháp dạy học dự án [4]
a) Khái niệm
Dạy học theo dự án hay còn gọi là PP dự án, trong đó HS thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, gắn với thực tiễn, kết hợp lý thuyết với thực hành.
Nhiệm vụ này được HS thực hiện với tính tự lực cao, từ việc lập kế hoạch đến việc thực hiện và đánh giá kết quả thực hiện dự án. Hình thức làm việc chủ yếu là theo nhóm, kết quả của dự án là những sản phẩm có thể giới thiệu được.
b) Quy trình thực hiện
- Bước 1: Quyết định chủ đề và lập kế hoạch + Lựa chọn chủ đề dự án.
20 + Xây dựng các tiểu chủ đề.
+ Xác định và lập kế hoạch thực hiện dự án.
- Bước 2: Thực hiện dự án + Thu thập thông tin.
+ Thực hiện điều tra.
+ Thảo luận với các thành viên khác trong nhóm.
+ Trao đổi, xin ý kiến GV hướng dẫn.
- Bước 3: Tổng hợp kết quả
+ Thu thập, tổng hợp các kết quả thu được.
+ Xây dựng và trình bày sản phẩm.
+ Đánh giá kết quả và quá trình thực hiện dự án.
+ Rút kinh nghiệm cho các dự án tiếp theo.
c) Một số lưu ý
- Dự án học tập gắn kết việc học trong nhà trường với thực tiễn đời sống, xã hội; nên kết hợp giữa nghiên cứu lý thuyết và vận dụng lý thuyết vào thực tiễn, thực hành.
- Nhiệm vụ của dự án cần chứa đựng những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của HS.
- HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù hợp với khả năng và hứng thú cá nhân.
- Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
d) Ưu điểm và nhược điểm
*Ưu điểm:
- Kích thích động cơ, hứng thú học tập của người học.
- Phát huy tính tự lực, trách nhiệm, sáng tạo.
- Phát triển NL giải quyết những vấn đề phức hợp, NL hợp tác, giao tiếp xã hội, NL đánh giá.
- Rèn luyện tính kiên trì cho HS.
21
*Nhược điểm:
- Tốn nhiều thời gian, không thích hợp trong việc truyền thụ những tri thức lý thuyết có tính hệ thống.
- HS chưa quen với việc chủ động định hướng quá trình học tập.
- Yêu cầu phương tiện vật chất và tài chính phù hợp.
- Đòi hỏi HS phải có kiến thức nhất định về công nghệ thông tin.
- GV phải có trình độ chuyên môn cao và nghiệp vụ vững vàng.