CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
2.3. NHỮNG NGUYÊN NHÂN DẪN ĐẾN THỰC TRẠNG VÀ BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC
2.3.3. Biện pháp khắc phục khó khăn
Với câu hỏi mở: Theo các thầy/cô giáo, để nâng cao chất lượng tham vấn nghề trong GDHN ở trường THPT thì cần có những biện pháp gì? Các câu trả lời của GV được chúng tôi thống kê và kết quả thể hiện như sau:
- Có 100% GV cho rằng cần tăng thời lượng cho môn GDHN ở các trường THPT thành phố Hà Nội từ một tiết/1 tháng một tiết/1tuần
- Có 100% GV cho rằng cần phải có một phòng tham vấn và có một chuyên gia tham vấn học đường. Nhà tham vấn này có thể tham vấn về học tập, về tình cảm và tham vấn nghề cho HS.
- 95,39% GV cho rằng cần phải có tài liệu hướng dẫn một cách cụ thể, khoa học để thực hiện hoạt động tham vấn nghề trong nhà trường.
- Có 90,2% ý kiến cho rằng cần nâng cao trách nhiệm của cán bộ, GV đặc biệt là GV chủ nhiệm về công tác GDHN và tham vấn nghề; GV nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của việc tham vấn nghề đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai của HS thông qua việc tổ chức các hội thảo, các hoạt động GDHN và các hoạt động ngoại khóa nhằm giúp GV và HS thay đổi quan niệm về vai trò của tham vấn nghề trong GDHN ở THPT
- Có 83,48% GV cho rằng cần bồi dưỡng và nâng cao kĩ năng tham vấn nghề cho GV: Các kĩ năng của một nhà tham vấn, kĩ năng sử dụng các trắc nghiệm tâm lý về tích cách, năng lực, sở thích...để đánh giá sự phù hợp giữa các mặt tâm lý đó của HS đối với ngành nghề HS nên lựa chọn; kĩ năng phát hiện các vấn đề của HS trong
quá trình tham vấn; kĩ năng hướng dẫn HS tự đánh giá bản thân; kĩ năng giúp HS tìm kiếm thông tin về ngành nghề đào tạo; kĩ năng hướng dẫn HS lập kế hoạch nghề nghiệp tương lai. Đây là biện pháp quan trọng nhất để nâng cao kết quả tham vấn nghề vì biện pháp này giúp khắc phục được những khó khăn lớn nhất, căn bản nhất và chủ yếu nhất trong quá trình tổ chức tham vấn nghề hiện nay ở các trường THPT KV Hà Nội.
- Có 75,51% GV cho rằng cần tăng đầu tư cho GDHN: đầu tư về tài liệu về tham vấn nghề; đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho tham vấn nghề như: có chế độ bồi dưỡng cho các GV phổ thông thực hiện tham vấn nghề cho HS;
tăng cường các trắc nghiệm tâm lý; các phương tiện kĩ thuật nghe nhìn, phòng tham vấn nghề...
- Nhà trường cần chủ động phối hợp với gia đình và các tổ chức xã hội- nghề nghiệp để cùng thống nhất trong việc giáo dục định hướng giá trị nghề nghiệp cho HS cũng như nâng cao kết quả tham vấn nghề cho các em (67,62%)
- Cần có sự phối hợp giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn trong công tác GDHN và tham vấn nghề cho HS (55,85%)
- GV cần phải thường xuyên tự mình cập nhật thông tin về GDHN và tham vấn nghề (55,34%)
- Tổ chức cho HS tham quan thực tế các trường đại học, các cơ sở sản xuất, các cơ quan (66,74%)
Từ thực trạng trên cho thấy còn nhiều bất cập và tồn tại trong công tác GDHN nói chung và tham vấn nghề nói riêng. Để khắc phục những tồn tại trên, nhất thiết chúng ta phải có những biện pháp GDHN hợp lí, và một trong những biện pháp chúng tôi hướng tới đó là tổ chức GDHN cho HS thông qua tham vấn nghề trong đó xây dựng quy trình hoạt động tham vấn nghề là một việc làm cần thiết.
Kết luận chương 2
1. Hiện nay trong nhà trường THPT KV Hà Nội, GDHN đã được thực hiện và được thực hiện ở mức độ thường xuyên thông qua các con đường cơ bản sau: Thông qua giảng dạy các môn khoa học cơ bản; thông qua Hoạt động GDHN; thông qua hoạt động ngoại khóa; thông qua sinh hoạt hướng nghiệp; thông qua dạy học môn công nghệ và thông qua tham vấn nghề. Trong đó GDHN qua các giờ học môn Hoạt
động GDHN và qua tham vấn nghề là 2 con đường được các nhà trường THPT KV Hà Nội thực hiện nhiều nhất. Tuy nhiên, hiệu quả của GDHN của các con đường này chưa cao, chưa được như sự mong đợi và chưa thực hiện tốt mục tiêu GDHN.
2. Hoạt động tham vấn nghề của các nhà trường THPT KV Hà Nội được thực hiện chưa đồng bộ giữa các nhà trường, giữa các GV. Hiểu biết của GV về tham vấn nghề còn hạn chế. Cách thức tham vấn nghề của các GV chưa thống nhất, chưa khoa học, chỉ dựa trên kinh nghiệm cá nhân và chưa theo quy trình nhất định. Vì thế chưa phát huy được những ưu thế của tham vấn nghề, kết quả của hoạt động tham vấn nghề không cao, chưa trợ giúp HS được nhiều trong việc giải tỏa khó khăn, trong việc chọn nghề, mục tiêu GDHN ở THPT KV Hà Nội chưa đạt được như mong muốn.
3. Kết quả tham vấn nghề ở các trường THPT KV Hà Nội chưa được như mong muốn. Thực tế cho thấy HS đã gặp nhiều khó khăn trong việc tự đánh giá năng lực, tính cách bản thân nên gặp nhiều khó khăn trong quá trình chọn nghề, chọn trường thi, khối thi,… Những khó khăn này của HS chưa được GV giải quyết một cách thỏa đáng do công tác tham vấn nghề ở các trường THPT KV Hà Nội còn nhiều bất cập và hạn chế như đã nói ở trên.
4. GDHN ở các trường THPT KV Hà Nội còn gặp nhiều khó khăn: Sự hạn chế trong nhận thức của GV về tham vấn nghề, trong kĩ năng tham vấn nghề của GV, trong kĩ năng sử dụng các công cụ đánh giá đặc điểm tâm lí HS của GV; chưa có sự đầu tư cho hoạt động GDHN; thời lượng dành cho hoạt động GDHN còn hạn chế;
thiếu chuyên gia tham vấn nghề; thiếu tài liệu cho hoạt động tham vấn nghề. Đặc biệt các trường THPT KV Hà Nội hiện nay chưa có một quy trình tham vấn nghề khoa học và thống nhất kèm theo những hướng dẫn cụ thể thực hiện quy trình này.
5. Có nhiều biện pháp để nâng cao kết quả GDHN ở trường THPT KV Hà Nội hiện nay: Bồi dưỡng, nâng cao hiểu biết và kĩ năng tham vấn nghề cho GV; tăng thời lượng cho GDHN; đầu tư cơ sở vật chất cho GDHN; phối hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, giữa GV chủ nhiệm và GV bộ môn; giữa nhà trường và HS trong công tác GDHN. Tuy nhiên một trong các biện pháp được coi là quan trọng và cơ bản trong việc nâng cao kết quả GDHN là các GV phải tiến hành tham vấn
nghề theo một quy trình nhất định phù hợp với mục tiêu, nội dung và phương pháp GDHN.
CHƯƠNG 3