Quy trình thực nghiệm

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN NGHỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 137 - 141)

CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM

4.1.5. Quy trình thực nghiệm

Tiến trình TN được chia làm ba giai đoạn với 2 đợt TN.

Ba giai đoạn bao gồm: Giai đoạn chuẩn bị TN, giai đoạn tiến hành TN và giai đoạn xử lý kết quả TN.

Hai lần TN bao gồm: TN đợt 1 và TN đợt 2: Tổ chức tham vấn nghề theo quy trình đã xây dựng (xem Mục 3.2, Chương 3) nhằm khẳng định tính khả thi của quy trình.

Giai đoạn chuẩn bị TN

Đợt 1: TN đợt 1 được tiến hành ở lớp 12A3 trường THPT Nguyễn Gia Thiều học kì 1 năm học 2013-2014

Bước 1: Chọn đối tượng TN: Như đã xác định ở phần 4.1. Các lớp TN và ĐC có sự tương đương nhau về học lực, hiểu biết và sự lựa chọn ngành, nghề.

Bước 2: Xây dựng kế hoạch TN

Kế hoạch tổ chức TN được xây dựng căn cứ trên mục tiêu, nội dung GDHN trong nhà trường

- Nghiên cứu các mục tiêu, nội dung GDHN

- Xây dựng hệ thống câu hỏi, lựa chọn các trắc nghiệm Kế hoạch TN sư phạm được triển khai như sau:

1. Trước khi tổ chức TN: Dựa trên kết quả điều tra và thông qua trắc nghiệm để xác định lớp TN và lớp ĐC

2. Trong thời gian TN: Tổ chức thực hiện tham vấn ngành, nghề theo quy trình đã xây dựng

3. Sau thời gian TN: Tổ chức đánh giá kết quả nhận thức bản thân, nhận thức về ngành, nghề, nhận thức về trường, sự lựa chọn ngành, nghề phù hợp của HS lớp TN

Bước 3: Chuẩn bị các điều kiện, cơ sở vật chất và phương tiện kỹ thuật cho quá trình TN.

- Tài liệu in được phát cho HS gồm: Bảng câu hỏi tự đánh giá bản thân bao gồm: đánh giá về tính cách, năng lực, sở thích; Các trắc nghiệm đánh giá bản thân bao gồm: Xu hướng nghề nghiệp, tính cách, chỉ số thông minh, hứng thú nghề

nghiệp của cá nhân HS và sự lựa chọn ngành, nghề (chi tiết về từng trắc nghiệm xem phụ lục 3)

Chúng tôi sử dụng 5 trắc nghiệm do các nhà nghiên cứu tâm lí, giáo dục nước ngoài xây dựng và đã được Việt hóa. Cụ thể:

1. Trắc nghiệm “Khả năng nghề nghiệp” của John Holland 2. Trắc nghiệm IQ của Alfred.W.MunZent

3. Trắc nghiệm Khí chất của H.J. Eysenck 4. Trắc nghiệm Tính cách của MBTI

5. Trắc nghiệm sở thích nghề nghiệp của A.E.Gôlômstốc

- Chuẩn bị phòng học; máy tính, máy chiếu để sử dụng khi cần thiết.

- Lên kế hoạch TN và tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm TN đợt 1 để chuẩn bị cho TN đợt 2.

Đợt 2: TN đợt 2 được tiến hành ở lớp 12A15 trường THPT Ngọc Tảo ở học kì 2 năm học 2013-2014

Các bước cần chuẩn bị cho TN đợt 2 cũng tương tự như các bước chuẩn bị cho TN đợt 1.

Giai đoạn triển khai TN

Đợt 1: Các bước triển khai như sau:

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho TN Bước 2: Tiến hành TN

- GV tiến hành thực hiện tham vấn nghề theo quy trình đã được xây dựng ở Mục 3.2, Chương 3

Bước 3: Phân tích và đánh giá kết quả TN

Bước này bao gồm: Phân tích và đánh giá kết quả TN đợt 1 và Phân tích, đánh giá toàn bộ tiến trình TN đợt 1.

* Phân tích, đánh giá kết quả TN đợt 1

Phân tích, đánh giá kết quả TN đợt 1 được tiến hành thông qua kết quả nhận thức bản thân, nhận thức về ngành, nghề, nhận thức về trường, khả năng ra quyết định chọn ngành, nghề, khả năng giải quyết vấn đề, giải quyết khó khăn và mức độ chọn ngành, nghề từ các phiếu trắc nghiệm của HS, từ các kết quả điều tra, kết quả học tập, phỏng vấn HS, biểu hiện của các em trong quá trình tham vấn.

Đánh giá được thực hiện cả về định lượng và định tính. Cụ thể là:

- Phân tích và đánh giá sau khi tiến hành tham vấn theo quy trình: cho HS 2 nhóm TN và ĐC chọn ngành, nghề trên cơ sở hiểu biết bản thân về năng lực, tính cách, sở thích, hứng thú và nhu cầu của xã hội.

- Kiểm tra, đánh giá tổng kết toàn bộ tiến trình TN đợt 1 nhằm rút kinh nghiệm cho việc tiến hành TN đợt 2 tốt hơn.

Đợt 2: Tiến hành các bước sau: Nhìn chung tiến hành thực hiện giống như ở đợt TN 1

Bước 1: Kiểm tra sự chuẩn bị cho TN đợt 2

Bước 2: Tiến hành TN: Nhìn chung ở bước này được thực hiện giống với đợt 1 Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả TN

Về cơ bản, các bước phân tích đánh giá kết quả chọn ngành, nghề của HS sau TNSP đợt 2 giống như ở TN đợt 1. Kết quả kiểm tra của TNSP đợt 2 của cả nhóm TN và ĐC là thông tin quan trọng để đánh giá kết quả TN của cả hai đợt và đánh giá mức độ khả thi của quy trình tham vấn nghề.

Giai đoạn xử lý kết quả TN:

- Xử lí riêng kết quả hai đợt TN.

- Các bước sau dùng chung cho hai lần TN Bước 1: Xác định căn cứ để xử lý kết quả TN.

Kết quả của chọn ngành, nghề của học sinh trước tác động và sau tác động sư phạm được xây dựng trên tiêu chí và thang đánh giá như đã xác định ở mục 4.1.6.4

Bước 2: Xử lý kết quả TN

*Xử lý kết quả về mặt định lượng: Những kết quả TN có thể đánh giá định lượng hoặc lượng hoá, được xử lý bằng phép tính thống kê toán học qua phần mềm SPSS 13.0

Các kiểu phân tích, thống kê được sử dụng ở đây là thống kê mô tả (Descriptive Statistics) và thống kê suy luận (Inferential Statistics).

* Phần phân tích thống kê mô tả sử dụng các chỉ số sau:

- Thống kê mô tả bao gồm thống kê tóm lược và công cụ hình tóm lược. Trong đó, thống kê mô tả chủ yếu sử dụng các tham số: Trung bình cộng (Mean); Tần suất (Frequency) với tỷ lệ %; Sai số trung bình cộng (Std Error Mean); Phương sai (Variance); Độ lệch chuẩn (Std Deviation); Hệ số biến thiên. Các công thức tính giá trị các tham số này là:

+ Tính trung bình cộng theo công thức: 

 n

1 i

1 i n

f X X

Trong đó: n là số học sinh, X: Là Trung bình cộng fi: Là tần số của giá trị i

Phương sai: S f (Xn1X)

i 2 2 i

Trong đó: +) S2: Phương sai của NTN +) Xi: Giá trị thứ i

+) X: Giá trị trung bình +) fi: Tần số

Hệ số biến thiên: 100% X

Cv  S 

DC 2 DC TN

2 TN

DC TN

n S n

S

X t X

 

Trong đó:

+) XTN, S2TN là giá trị trung bình và phương sai của nhóm TN +) XĐC, S2ĐC là giá trị TBC phương sai của nhóm ĐC

+) n là số học sinh tham gia TN

+Giá trị trung bình cộng: Đặc trưng cho sự tập trung của số liệu nhằm so sánh mức độ nhận thức về bản thân, về ngành, nghề và về trường của HS hai lớp TN và ĐC.

+ Phương sai và độ lệch chuẩn: Là các tham số đo mức độ phân tán của các số liệu quanh giá trị trung bình cộng.

Độ lệch tiêu chuẩn phản ánh sự sai lệch hay độ dao động của các số liệu xung quanh giá trị trung bình. Độ lệch càng nhỏ thì kết quả của HS phân tán quanh giá trị trung bình cộng càng ít và ngược lại.

+/ Hệ số biến thiên : Là tham số so sánh mức độ phân tán của các số liệu, hệ số này càng nhỏ chứng tỏ số liệu khá tập trung và ngược lại.

- Công cụ hình tóm lược: sử dụng biểu đồ hình thanh (Bar Charts) và các đồ thị.

* Phần phân tích thống kê suy luận sử dụng các phép thống kê sau:

Thống kê suy luận được sử dụng để kiểm định giả thuyết. Đại lượng kiểm định T (Student) được sử dụng để so sánh các giá trị trung bình. Dạng kiểm định T được sử dụng là kiểm định đối với cặp quan sát (Paired- Sample T Test). Kiểm định dạng này dùng để kiểm định giá trị trung bình của hai mẫu quan sát liên quan có bằng nhau hay không.

Thực hiện thao tác kiểm định này ta được kết quả thể hiện ở ba bảng: Bảng thống kê (Paired- Sample Statistics), và bảng kiểm định T (Paired- Sample T Test). Trong đó, Pair là cặp quan sát được đưa ra so sánh; Mean ở bảng Paired- Sample Statistics là giá trị trung bình của cặp; Mean ở bảng Paired- Sample T Test là sai biệt về trung bình điểm số; N là số trường hợp quan sát; Sig là mức ý nghĩa kiểm tra một đuôi; Std. Deviation là độ lệch chuẩn (độ lệch tiêu chuẩn so sánh giữa hai dãy phân phối).

Dãy nào có độ lệch chuẩn nhỏ hơn, được coi là đồng nhất hơn, độ phân tán nhỏ hơn và ngược lại); Std. Error Mean là trung bình sai số chuẩn;

* Xử lý kết quả TN về mặt định tính:

Bên cạnh đánh giá, phân tích về định lượng, chúng tôi tiến hành phân tích mức độ hoàn thành các câu hỏi đưa ra trong phiếu đánh giá và mức độ thỏa mãn của HS trong quá trình tham vấn để đánh giá chất lượng thực hiện các yêu cầu và qua đó đánh giá chất lượng các khả năng được yêu cầu.

Một phần của tài liệu GIÁO DỤC HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG KV HÀ NỘI QUA THAM VẤN NGHỀ LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC (Trang 137 - 141)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(216 trang)