CHƯƠNG 4: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM
4.1.6. Tiêu chí và thang đánh giá
Đánh giá kết quả tham vấn ngành, nghề trong GDHN nhằm vào việc đánh giá khả năng chọn ngành, nghề của HS theo quy trình đã xây dựng, từ đó khẳng định kết quả tham vấn ngành, nghề và rút ra những kết luận cần thiết cho đề tài nghiên cứu.
4.1.6.2. Nội dung đánh giá
Đánh giá kết quả tham vấn ngành, nghề với các nội dung sau:
- Đánh giá mức độ nhận thức và đánh giá bản thân của HS;
- Đánh giá mức độ hiểu biết về ngành, nghề của HS;
- Đánh giá mức độ hiểu biết về trường đào tạo của HS - Đánh giá mức độ chọn ngành, nghề phù hợp của HS
4.1.6.3. Phương pháp đánh giá
- Đánh giá thông qua sử dụng trắc nghiệm “Khả năng nghề nghiệp” của John Holland và Trắc nghiệm Tính cách của MBTI nhằm đánh giá khả năng tự nhận thức bản thân của HS về tính cách, năng lực trước khi tiến hành tham vấn cho HS
- Đánh giá thông qua điều tra xã hội học: Sử dụng phiếu điều tra với hệ thống các câu hỏi đóng và mở, trên cơ sở các câu trả lời của HS, tổng kết và phân tích, đánh giá số liệu thu được, nhằm rút ra những kết luận về sự hiểu biết về ngành, nghề đào tạo của HS.
4.1.6.4. Tiêu chí đánh giá và thang đánh giá
Chúng tôi sử dụng thang 5 mức để định mức các tiêu chí, theo quy ước:
Mức 1 (Thấp): Từ 1 điểm đến cận 1,5 điểm Mức 2 (Dưới TB): Từ 1,5 điểm đến cận 2,5 điểm Mức 3 (TB): Từ 2,5 điểm đến cận 3,5 điểm Mức 4 (Trên TB): Từ 3,5 điểm đến cận 4,5 điểm Mức 5 (Cao): Từ 4,5 điểm đến cận 5,0 điểm
* Tiêu chí và thang đánh giá khả năng nhận thức bản thân của HS
Tiêu chí và thang đánh giá khả năng tự nhận thức bản thân của HS về tính cách và năng lực được chúng tôi sử dụng các tiêu chí và thang đánh giá của trắc nghiệm “Khả năng nghề nghiệp” của John Holland và Trắc nghiệm Tính cách của MBTI, và dựa vào kết quả học tập của HS, do vậy tiêu chí và thang đánh giá được xác định như sau:
1/Tính cách của bản thân
2/Năng lực/Khả năng của bản thân 3/Sở thích của bản thân
Chúng tôi đánh giá mức độ nhận thức và đánh giá bản thân như sau:
- Mức 5 (rất tốt): Ở mức độ này, HS đánh giá và hiểu được chính xác, đầy đủ, rõ ràng về bản thân, tức là hiểu rõ về đặc điểm của bản thân như tính cách, năng lực, sở thích, hứng thú về ngành, nghề. Có thể miêu tả được chính xác về bản thân mình với mọi người xung quanh. Các em có thể liệt kê ra cho mình ít nhất 5 yếu tố trong mỗi đặc điểm trên
- Mức 4 (Tốt): Mức độ nhận thức bản thân trên TB thể hiện HS chỉ đánh giá và hiểu về bản thân mình rõ ràng và chính xác, tuy nhiên không đầy đủ. Tức là HS
có thể biết được rõ ràng, chính xác những đặc điểm của bản thân nhưng các em liệt kê ra được tối đa 4 yếu tố trong mỗi đặc điểm trên, về tính cách, năng lực, hứng thú, sở thích.
- Mức 3 (TB): Ở mức này, HS hiểu về bản thân mình ở mức độ tương đối, Có những đặc điểm của bản thân có thể chính xác hoặc không chính xác. Tức là HS có thể liệt kê ra được tối đa 3 yếu tố trong mỗi đặc điểm về tính cách, năng lực, hứng thú, sở thích.
- Mức 2 (chưa tốt): Ở mức độ này, HS có đánh giá được về bản thân mình nhưng đa phần là thiếu sự chính xác, rõ ràng và không đầy đủ. Tức là HS liệt kê ra được tối đa 2 yếu tố trong mỗi đặc điểm trên: về tính cách, năng lực, hứng thú, sở thích.
- Mức 1 (không đánh giá được bản thân): HS thiếu hiểu biết về bản thân hoặc hiểu sai về bản thân mình, không chỉ ra được những đặc điểm trong tính cách, năng lực, sở thích của bản thân, tức là HS có thể liệt kê ra được tối đa 1yếu tố trong mỗi đặc điểm trên: về tính cách, năng lực, hứng thú, sở thích
* Tiêu chí và thang đánh giá mức độ hiểu biết về ngành ngành, nghề của HS Với phụ lục 1.3 chúng tôi đưa ra câu hỏi để tìm hiểu mức độ hiểu biết về ngành ngành, nghề đào tạo của HS. Chúng tôi thu thập số liệu và đánh giá với các tiêu chí sau:
- Hiểu được yêu cầu về năng lực, phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề - Hiểu được đặc điểm của ngành ngành, nghề
- Biết được những công việc cụ thể của ngành, ngành, nghề - Biết được nơi làm việc của ngành ngành, nghề
- Biết được các trường đào tạo ngành ngành, nghề
Chúng tôi đánh giá mức độ hiểu biết về ngành, nghề như sau:
- Mức 5 (Rất hiểu biết): Liệt kê được 5 yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề, 5 đặc điểm ngành, nghề ; 5 công việc cụ thể của ngành, nghề đó đối với người theo học; 5 nơi làm việc cụ thể của ngành, nghề; 5 trường đào tạo ngành, nghề
- Mức 4 (Hiểu biết): Liệt kê được 4 yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề, 4 đặc điểm ngành, nghề ; 4 công việc cụ thể của ngành,
nghề đó đối với người theo học; 4 nơi làm việc cụ thể của ngành, nghề; 4 trường đào tạo ngành, nghề
- Mức 3 (Trung bình): Liệt kê được 3 yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề, 3 đặc điểm ngành, nghề ; 3 công việc cụ thể của ngành, nghề đó đối với người theo học; 3 nơi làm việc cụ thể của ngành, nghề; 3 trường đào tạo ngành, nghề
Mức 2 (Kém hiểu biết): Liệt kê được 2 yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề, 3 đặc điểm ngành, nghề ; 2 công việc cụ thể của ngành, nghề đó đối với người theo học; 2 nơi làm việc cụ thể của ngành, nghề; 2 trường đào tạo ngành, nghề
Mức 1(Rất kém hiểu biết): Liệt kê được 0-1 yêu cầu về năng lực và phẩm chất cần có của người làm ngành, nghề, 0-1 đặc điểm ngành, nghề ; 0-1 công việc cụ thể của ngành, nghề đó đối với người theo học; 0-1 nơi làm việc cụ thể của ngành, nghề; 0-1 trường đào tạo ngành, nghề
* Tiêu chí và thang đánh giá mức độ hiểu biết về trường mà HS lựa chọn Tiêu chí: Hiểu biết về trường mà HS lựa chọn đăng kí dự thi đó là HS cần phải hiểu biết về những vấn đề sau:
1/Tỉ lệ cạnh tranh của trường 2/ Điểm chuẩn của trường 3/ Điểm chuẩn của ngành 4/ Chỉ tiêu của trường 5/ Chỉ tiêu của ngành
Để đánh giá mức độ nhận thức về trường của HS có chính xác hay không, chúng tôi căn cứ vào câu trả lời của HS so sánh và so sánh với thông tin về trường ở trong các cuốn “Những điều cần biết về tuyển sinh ĐH và CĐ” và trên dựa trên trang Website của các trường.
Chúng tôi đánh giá mức độ hiểu biết về trường như sau:
- Mức 5 (Hoàn toàn chính xác): Ở mức này HS nêu được chính xác 5 thông tin đúng về trường mà HS đã lựa chọn: Tỉ lệ cạnh tranh của trường; điểm chuẩn của trường, điểm chuẩn của ngành; chỉ tiêu của trường; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ngành, nghề
- Mức 4 (Phần lớn là chính xác): Ở mức này HS chỉ ra được chính xác 4 thông tin đúng về trường mà HS đã lựa chọn: Tỉ lệ cạnh tranh của trường; điểm chuẩn của trường, điểm chuẩn của ngành; chỉ tiêu của trường; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ngành, nghề
- Mức 3 (Không hoàn toàn chính xác): Ở mức này HS chỉ ra được 3 thông tin chính xác về trường mà HS đã chọn: Tỉ lệ cạnh tranh của trường; điểm chuẩn của trường, điểm chuẩn của ngành; chỉ tiêu của trường; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ngành, nghề
- Mức 2 (Phần lớn là sai): Học sinh kể ra được 1- 2 thông tin đúng trường mà HS đã chọn: Tỉ lệ cạnh tranh của trường; điểm chuẩn của trường, điểm chuẩn của ngành; chỉ tiêu của trường; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ngành, nghề
- Mức 1 (Không biết, hoàn toàn không đúng): HS không kể ra được thông tin đúng hoặc không chỉ ra được những những số liệu cụ thể những thông tin về trường như: Tỉ lệ cạnh tranh của trường; điểm chuẩn của trường, điểm chuẩn của ngành;
chỉ tiêu của trường; chỉ tiêu tuyển sinh của ngành ngành, nghề
* Tiêu chí và thang đánh giá sự lựa chọn ngành, nghề của HS
Tiêu chí: chúng tôi căn cứ vào những tiêu chí sau để đánh giá mức độ chọn ngành, nghề phù hợp:
Ngành, nghề phù hợp với năng lực, khả năng (2 điểm) Ngành, nghề phù hợp với tính cách, khí chất (2 điểm) Ngành, nghề phù hợp với sở thích (1điểm)
Chúng tôi đánh giá sự lựa chọn ngành, nghề của HS như sau:
- Mức 5 (Lí tưởng): Ở mức này, HS chọn ngành, nghề phù hợp hoàn toàn với tất cả các đặc điểm của bản thân như phù hợp với tính cách, năng lực, sở thích, hứng thú của bản thân
- Mức 4 (Chọn ngành, nghề tương đối phù hợp): Ngành, nghề HS chọn phù hợp với phần lớn các đặc điểm của bản thân: phù hợp với năng lực, phù hợp với tính cách nhưng không phù hợp với sở thích,
- Mức 3 (Chọn ngành, nghề ít phù hợp): Ngành, nghề HS chọn chỉ phù hợp với một phần trong đặc điểm của bản thân, ví dụ: phù hợp với sở thích và năng lực;
hoặc phù hợp với sở thích và tính cách của bản thân
- Mức 2 (Chọn ngành, nghề không phù hợp): Ngành, nghề HS chọn không phù hợp với sở thích, hứng thú, năng lực, tính cách của bản thân
- Mức 1 (Không chọn được ngành, nghề): Ở mức này, HS không chỉ ra được ngành, nghề cho mình