CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH QUỐC GIA 52 1. Chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp đh DUY tân p2 (Trang 56 - 59)

CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI, QUỐC PHÒNG VÀ AN NINH QUỐC GIA

1. Chính sách đối ngoại của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam Chính sách đối ngoại của Nhà nước là những hình thức, phương hướng cơ bản trong hoạt động đối ngoại của quốc gia. Theo V.I Lênin, chính sách đối ngoại của Nhà nước là sự tiếp tục chính sách đối nội. Chính sách đối ngoại phải luôn luôn phù hợp với chính sách đối nội, xuất phát từ lợi ích của giai cấp của Nhà nước và là sự cụ thể hóa những phương hướng hoạt động chủ yếu của Nhà nước trong quan hệ quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử nhất định.

Hiến pháp quy định đường lối, nguyên tắc của chính sách đối ngoại của Nhà nước nói lên vai trò quan trọng của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại. Đồng thời Hiến pháp quy định những nhiệm vụ chủ yếu, mục tiêu cơ bản và những nguyên tắc cho hoạt động của Nhà nước ta.

Nhiệm vụ của Nhà nước trong hoạt động đối ngoại được đặt ra khác nhau tương quan với lực lượng trong đấu tranh cách mạng và tình hình quốc tế ở từng giai đoạn lịch sử.

Với thắng lợi mùa xuân 1975, miền Nam hoàn toàn giài phóng, đất nước độc lập, thống nhất cùng thực hiện một nhiệm vụ là tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa trên phạm vi cả nước, nhiệm vụ đối ngoại của Nhà nước đã thay đổi về chất. Sau khi khẳng định vai trò quan trọng của tình đoàn kết chiến đấu và quan hệ hợp tác giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, cùng với sựû viện trợ to lớn và có hiệu quả của Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa anh em khác đối với cách mạng Việt Nam, sự ủng hộ của các lực lượng độc lập dân tộc, dân chủ và hòa bình trên thế giới đối với sự nghiệp giải phóng dân tộc chính nghĩa của nhân dân ta. Hiến pháp 1980 đề ra nhiệm vụ của Nhà nước là “kiên trì đường lối độc lập, hữu nghị và hợp tác” đồng thời

“góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội” (Lời nói đầu Hiến pháp 1980).

Hiến pháp khẳng định chính sách đối ngoại của Nhà nước ta trong giai đoạn hiện nay là thực hiện đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình hữu nghị, hợp tác với tất cả các nước (Lời nói đầu Hiến pháp 1992). Điều 14 Hiến pháp quy định nhiệm vụ, phương hướng lớn của chính sách đối ngoại của Nhà nước ta là: “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chính sách hòa bình, hữu nghị, mở rộng giao lưu và hợp tác với tất cả các nước teên thế giới, không phân biệt chế độ chính trị và xã hội khác nhau trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau, bình đẳng và các bên cùng có lợi; tăng cường tình đoàn kết hữu nghị và quan hệ hợp tác các nước xã hội chủ nghĩa

---

và các nước láng giềng, tích cực ủng hộ và góp phần vào cuộc đấu tranh chung của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội “. Khẳng định lại mục tiêu hợp tác với tất cả các nước không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình, chúng ta tuyên bố: Việt Nam muốn làm bạn với tất cả các nước, nghĩa là chúng ta có thể làm bạn cả với các nước mà có thời kỳ là kẻ thù của nhau, bởi vì chúng ta chủ trương khép lại quá khứ để bước vào tương lai.

Xuất phát từ những nhiệm vụ chủ yếu và mục tiêu cơ bản của hoạt động đối ngoại của nhà nước, Hiến pháp còn tuyên bố những nguyên tắc làm cơ sở cho mối quan hệ với các nước có chế độ chính trị - xã hội khác nhau. Đó là các nguyên tắc: tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhau; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;

bình đẳng và cùng có lợi. Những nguyên tắc này có ý nghĩa chỉ đạo cho hoạt động của Nhà nước ta trong quan hệ đối ngoại, đặc biệt khi chúng ta “ mở cửa” phát triển quan hệ hợp tác hữu nghị với tất cả các nước.

Những quy phạm Hiến pháp quy định nhiệm vụ, mục tiêu và nguyên tắc về chính sách đối ngoại của Nhà nước ta là những quy phạm pháp luật, bởi chúng quyết định nội dung và phương hướng hoạt động của các cơ quan nhà nước trong lĩnh vực đối ngoại.

2. Bảo vệ tổ quốc xã hội chủ nghĩa (chính sách quốc phòng, an ninh)

Bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là một trong những chức năng cơ bản của Nhà nước ta. Nó gắn liền với việc thực hiện chính sách đối ngoại của nhà nước nhằm bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong điều kiện trên thế giới còn tồn tại những thế lực đế quốc, phản động chưa từ bỏ dã tâm phá hoại sự nghiệp cách mạng của nhân dân ta thì việc tổ chức bảo vệ vững chắc Tổ quốc xã hội chủ nghĩa là sự cần thiết khách quan.

Lịch sử dân tộc là lịch sử một quá trình dựng nước và giữ nước. Dân tộc ta đã trải qua bao cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Ngay trong nửa thế kỷ này nhân dân ta đã phải tiến hành hai cuộc kháng chiến trường kỳ gian khổ và các cuộc chiến tranh biên giới. Vì thế mà nhiệm vụ quốc phòng, an ninh luôn luôn đặt ra. Các Hiến pháp nước ta đều quy định về chính sách quốc phòng - an ninh thể hiện tầm quan trọng của vấn đề này, sự quan tâm của Nhà nước và nhân dân trong sự nghiệp bảo vệ độc lập, tự do của dân tộc. Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ IV đã chỉ rõ: “Đi đôi với việc xây dựng đất nước về mọi mặt, phải xây dựng nền quốc phòng toàn dân vững mạnh”. Riêng Hiến pháp 1980 và Hiến pháp 1992 đã dành hẳn một chương để quy định về vấn đề bảo vệ Tổ quốc. “Bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ vững an ninh quốc gia là sự nghiệp của toàn dân” (Điều 44 - Hiến pháp 1992).

Bảo vệ Tổ quốc là sự nghiệp của toàn dân. Chế độ ta là chế độ dân chủ của nhân dân. Mọi người quan tâm, gắn bó máu thịt vào việc bảo vệ chế độ đó. Luôn động viên toàn thể nhân dân tham gia xây dựng và củng cố nền quốc phòng vững mạnh. Điều này đã

---

được chứng tỏ qua các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ Tổ quốc. Hiện nay trong điều kiện xây dựng hòa bình, nhân dân ta càng phải nêu cao cảnh giác, tham gia một cách tự giác vào công cuộc giữ gìn hòa bình, phát triển quan hệ hữu nghị với các dân tộc.

Nền quốc phòng toàn dân đòi hỏi mỗi người dân phải thi hành nghĩa vụ và trách nhiệm của mình một cách tự giác, tự nguyện.

Phải xây dựng một nền quốc phòng toàn diện. Đó là nền quốc phòng được kết hợp sức mạnh lực lượng vũ trang nhân dân với sức mạnh của toàn dân, kết hợp sức mạnh truyền thống đoàn kết chống ngoại xâm với sức mạnh của chế độ xã hội chủ nghĩa. Xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng toàn dân, kết hợp chặt chẽ với thế trận an ninh nhân dân trong điều kiện mới, với những lực lượng nòng cốt tinh nhuệ.

Nền quốc phòng của ta phải là nền quốc phòng hiện đại và cần được trang bị tối tân, con người có trình độ cao, tác chiến giỏi thì mới có đủ khả năng nhanh chóng, kịp thời ngăn chặn các cuộc tiến công của kẻ thù.

Hiến pháp quy định trách nhiệm của nước trong việc xây dựng quốc phòng: Nhà nước củng cố và tăng cường nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân, nòng cốt là các lực lượng vũ trang nhân dân, phát huy sức mạnh tổng hợp của đất nước để bảo vệ vững chắc Tổ quốc. Vì thế, các cơ quan, tổ chức và công dân phải thực hiện đầy đủ nhiệm vụ quốc phòng và an ninh quốc gia do pháp luật quy định.

Một điều tất yếu là trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc và an ninh quốc gia, các lực lượng vũ trang bao giờ cũng giữ vai trò thiết yếu và quan trọng. Nhiệm vụ của lực lượng này là tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, sẵn sàng chiến đấu bảo vệ nền độc lập của nước nhà, giữ gìn trật tự an toàn - xã hội, cùng toàn dân xây dựng đất nước. Do vậy, Nhà nước quy định và thực hiện các biện pháp để bảo đảm cho các lực lượng vũ trang nhân dân nước ta hòan thành nhiệm vụ. Đó là: xây dựng quân đội nhân dân cách mạng chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xây dựng lực lượng dự bị động viên, dân quân tự vệ hùng hậu trên cơ sở kết hợp bảo vệ Tổ quốc... (Điều 46 - Hiến pháp 1992).

Gắn liền với nhiệm vụ quốc phòng là nhiệm vụ bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, sự ổn định về chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của nhà nước.

Tổ chức quốc phòng và an ninh phụ thuộc rất nhiều vào công tác của các cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế và người có trách nhiệm. Do vậy, hình phạt quy định trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức đó phải thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ quốc phòng và an ninh do pháp luật quy định. Bên cạnh đó nhà nước phát huy tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng của nhân dân, giáo dục quốc phòng và an ninh cho toàn dân thực hiện chính trị nghĩa vụ quân sự, chính sách hậu phương, xây dựng công nghiệp quốc phòng, bảo đảm đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ và chiến sĩ, công nhân, nhân viên quốc phòng, xây dựng các lực lượng vũ trang nhân dân hùng mạnh, không ngừng khả năng bảo vệ đất nước. (Điều 48 - Hiến pháp 1992).

---

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp đh DUY tân p2 (Trang 56 - 59)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w