Hình thức cấu trúc nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 76 3. Phân chia hành chính - lãnh thổ

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp đh DUY tân p2 (Trang 80 - 84)

BÀI 11 TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH - LÃNH THỔ CỦA NƯỚC CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

2. Hình thức cấu trúc nhà nước của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam 76 3. Phân chia hành chính - lãnh thổ

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công, chính quyền về tay nhân dân.

Tuyên ngôn độc lập tuyên bố nước Việt Nam độc lập, thóat khỏi ách thống trị của thực dân và đánh đổ chế độ quân chủ, lập nên chế độ dân chủ cộng hòa.

Hiến pháp 1946 quy định “Đất nước Việt Nam là một khối thống nhất Trung Nam Bắc không thể phân chia” (Điều 2).

Nhưng đế quốc Mỹ đã phá hoại Hiệp định Giơnevơ bằng cách hất cẳng Pháp, đưa bọn tay sai Ngô Đình Diệm vào để lập chính quyền bù nhìn ở miền Nam, phá hoại hiệp thương tổng tuyển cử thống nhất của nước ta.

Xét về mặt pháp lý, giới tuyến quân sự tạm thời (vĩ tuyến 17) không phải là biên giới quốc gia. Song chính quyền Ngô Đình Diệm được Mỹ giúp đỡ đã ngày càng củng cố, được một số quốc gia thừa nhận. Thực tế trên đất nước ta đã hình thành hai nhà nước:

Việt Nam dân chủ cộng hòa và Việt Nam cộng hòa.

Năm 1975, miền Nam được hoàn toàn giải phóng.

Năm 1976, thống nhất đất nước về mặt nhà nước. Đó là sự thống nhất giữa Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa và Cộng hòa miền Nam Việt Nam, lấy tên là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Hiến pháp 1980 khẳng đối với “Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập, có chủ quyền thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ”.

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước đơn nhất, có chủ quyền độc lập và tự chủ trong việc thực hiện các chức năng của mình ở trong nước và trên các quan hệ quốc tế.

3. Phân chia hành chính - lãnh thổ

3.1 Nguyên tắc phân chia hành chính - lãnh thổ

Việc phân chia các điểm dân cư và đất đai khác nhau thành các đơn vị hành chính - lãnh thổ phải dựa trên những nguyên tắc nhất định. Các nguyên tắc đó là:

---

+ Nguyên tắc kinh tế trong phân chia hành chính - lãnh thổ đòi hỏi phải tính đến đặc điểm và phương hướng phát triển nền kinh tế trên kinh tế, phải tính đến số lượng và mật độ dân cư, khả năng gắn bó với các trung tâm kinh tế và tình hình giao thông.

+ Nguyên tắc dân tộc đòi hỏi phải tính toán đến toàn diện đến các thành phần dân tộc trong dân cư, bảo đảm phát triển đồng đều của các dân tộc và các sắc tộc. Cần có hình thức tự trị phù hợp, như trước đây nước ta đã thành lập các đơn vị hành chính khu tự trị ở Việt Bắc và Tây Bắc. Nay không còn các đơn vị hành chính này nữa song vẫn có sự phân biệt các tỉnh đồng bằng, đô thị và tỉnh miền núi.

+ Nguyên tắc bộ máy gần gũi với dân cư đòi hỏi chính quyền phải gần dân, giải quyết yêu cầu chính đáng của nhân dân, mặt khác phải để cho nhân dân có thể tham gia quản lý nhà nước, phát huy tính sáng tạo của quần chúng. Để bảo đảm điều này, đơn vị hành chính phải có diện tích, khoảng cách vừa đủ phù hợp với khả năng quản lý của bộ máy quản lý và phải tổ chức thành nhiều cấp độ, để dễ dàng trong việc chỉ đạo, điều hành và kiểm tra, giám sát cấp dưới giải quyết các nhu cầu của dân.

Ngoài ra còn có các nguyên tắc khác như: bảo đảm điều kiện tự nhiên, an ninh quốc phòng, truyền thống văn hóa và mối quan hệ với các đơn vị hành chính khác.

3.2 Quá trình phát triển phân chia hành chính - lãnh thổ nước ta

Thời Pháp thuộc, nước ta chia làm ba kỳ; kỳ chia ra tỉnh; tỉnh chia ra phủ, huyện;

huyện chia ra tổng và cuối cùng là xã.

Theo Hiến pháp 1946, nước ta chia ra làm ba bộ, mỗi bộ chia thành tỉnh, tỉnh chia thành huyện, huyện chia thành xã, có các thành phố và thị xã.

Ở tỉnh, thành phố, thĩ xã và xã có Hội đồng nhân dân. Hội đồng nhân dân cử ra Uỷ ban hành chính.

Ở bộ và huyện có Uỷ ban hành chính do Hội đồng nhân dân cấp dưới trực tiếp bầu ra.

Theo Hiến pháp 1959, nước ta chia ra tỉnh, khu tự trị, thành phố trực thuộc Trung ương. Tỉnh chia ra huyện, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã; huyện chia ra xã, thị trấn.

Thành phố trực thuộc Trung ương có thể chia ra khu phố theo quyết định của Hội đồng Chính phủ.

Các cấp đều có Hội đồng nhân dân và Ủy ban hành chính.

Theo Hiến pháp 1980, nước ta chia ra tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và đơn vị hành chính tương đương.

Tỉnh chia thành huyện, thành phố thuộc tỉnh và thị xã, thành phố trực thuộc Trung ương chia thành quận, huyện và thị xã.

Huyện chia thành xã và thị trấn; thành phố thuộc tỉnh, thị xã chia thành phường và xã, quận chia thành phường.

---

Ở tất cả các đơn vị hành chính đều thành lập Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân.

Theo Hiến pháp 1992 giữ nguyên cách phân chia đơn vị hành chính như hiện hành, chỉ bỏ đơn vị đặc khu. Các đơn vị hành chính kể trên được phân chia ba cấp:

+ Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương + Huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã + Xã, phường, thị trấn

Số đơn vị cụ thể lúc đầu là tỉnh: 36; thành phố trực thuộc Trung ương: 3; đặc khu:

1; thành phố thuộc tỉnh, thị xã: 68; huyện: 433; quận: 20; thị trấn: 297; phường: 800; xã:

9560 đơn vị.

Sau nhiều lần phân chia lại thành các đơn vị đến cuối năm 1997 tổng số các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương là: 61 (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đà Nẵng là bốn thành phố trực thuộc Trung ương); huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã:

trên 600; xã, phường, thị trấn: hơn 10.000 đơn vị.

3.3 Thẩm quyền của các đơn vị hành chính - lãnh thổ

3.3.1 Tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

Địa vị pháp lý của các đơn vị hành chính này được qui định trong Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân và Pháp lệnh về nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ở mỗi cấp. Ngoài ra, còn được quy định trong một số văn bản khác.

Chính quyền cấp tỉnh ngoài những quyền hạn được qui định chung cho chính quyền quản lý nhà nước cấp tỉnh, còn có quyền hạn đối với một số vấn đề sau:

+ Quyết định chủ trương về xây dựng và hoạt động của các đơn vị kinh tế (công, nông, ngư), liên kết với các đơn vị kinh tế Trung ương đóng ở địa phương, hình thành cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp.

Quyết định cân đối kế hoạch trên địa bàn tỉnh, quyết định chủ trương phát triển hàng xuất khẩu.

Quyết định chủ trương về xây dựng và hoạt động của các cơ sở văn hóa, giáo dục.

+ Quyết định chủ trương kế hoạch xây dựng huyện và cấp tương đương.

3.3.2 Huyện, quận, thành phố thuộc tỉnh, thị xã

Về địa vị pháp lý hành chính này tương đương nhau, tuy nhiên quy chế pháp lý của chúng có những đặc điểm khác nhau.

Về cấp huyện, ngoài quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, Pháp lệnh về nhiệm vụ và quyền hạn cụ thể của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân

---

dân ở mỗi cấp còn có thêm các văn bản phân cấp chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp huyện.

Theo quy định của pháp luật thì các cấp chính quyền các đơn vị hành chính kể trên có các quyền hạn và Toà án nhân dân trong lĩnh vực kinh tế, khoa học - kỹ thuật, văn hóa - xã hội và đời sống, an ninh quốc phòng, pháp chế xã hội chủ nghĩa quy định chung cho chính quyền nhà nước cấp này. Ngoài ra còn có quyền hạn sau:

+ Quyết định chủ trương và củng cố các hợp tác xã và các tổ chức kinh tế tập thể khác.

+ Quyết định việc xây dựng các xí nghiệp, trạm, trại, và các cơ sở kinh doanh, dịch vụ của huyện, các cơ sở văn hóa và thông tin, giáo dục, y tế và xã hội của huyện.

3.3.3 Xã, phường, thị trấn

Chức năng, nhiệm vụ của chính quyền cấp này chủ yếu là quản lý hành chính - nhà nước, quản lý và chăm lo phục vụ đời sống dân cư.

Về quản lý kinh tế, cấp xã có chức năng chỉ đạo các hợp tác xã nông nghiệp tổ chức sản xuất, kinh doanh. Theo quy định thì không tổ chức các cơ sở sản xuất, kinh doanh thuộc phường. Phường chỉ quản lý nhà nước về mặt kinh tế trên các mặt kiểm tra, giám sát.

Ở nước ta hiện nay, đơn vị hành chính xã thường bao gồm một số làng, thôn, ấp, bản. Đây là khu vực dân cư được hình thành theo địa lý tự nhiên, là đơn vị trực thuộc xã.

Thôn, xóm hiện tại không phải là một đơn vị hành chính; trưởng thôn không phải là một cấp chính quyền mà chỉ là “cánh tay” của chính quyền xã, giúp Ủy ban nhân dân xã quản lý nhà nước ở thôn, xóm và thực hiện một số quyền tự quản ở cơ sở.

3.4 Thủ tục phân vạch, điều chỉnh địa giới hành chính

Hội đồng nhân dân các cấp thông qua đề án phân vạch địa giới đơn vị hành chính ở địa phương và đề nghị cấp trên xét.

Quốc hội quyết định việc phân vạch địa giới (thành lập mới, nhập, chia, điều chỉnh các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương) theo đề nghị của Chính phủ.

Chính phủ quyết định việc thành lập, sáp nhập, chia, điều chỉnh các đơn vị hành chính các cấp còn lại theo đề nghị của Ủy ban nhân dân tỉnh có liên quan.

Sau khi thành lập đơn vị hành chính mới đó sẽ tiến hành tổ chức các cơ quan chính quyền theo quy định của Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân cũng như Luật bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.

Một phần của tài liệu Bài giảng luật hiến pháp đh DUY tân p2 (Trang 80 - 84)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(84 trang)
w