Chuẩn bị bề mặt chi tiết

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 3 pps (Trang 40 - 41)

Quá trình chuẩn bị bề mặt chi tiết bao gồm các bước như đã trình bày ở trên. Sau đây là mục đích và nội dung của từng công việc.

• Gia công cơ khí nhằm mục đích khử hết độ mòn của chi tiết và tạo cho chi tiết có hình dáng hình học đúng đắn. Phụ thuộc vào chế độ gia công nhiệt và độ cứng của chi tiết, người ta có thể sử dụng phương pháp tiện hoặc mài sau đó đánh sạch bề mặt chi tiết bằng giấy ráp. Bề mặt chi tiết sau khi gia công cơ khí không được có rãnh, có gờ vết xước, vết tróc, không có phoi mài hoặc các tạp chất phi kim loại bám trên bề mặt chi tiết.

• Bọc lót và cách ly các bề mặt của các giá treo dẫn điện và những phần bề mặt chi tiết không cần mạ. Vật liệu cách ly thường dùng là cao su thông dụng hoặc băng dính cách điện.

• Lắp các chi tiết vào giá treọ Khi thiết kế và chế tạo các giá treo cần đặc biệt chú ý đến tiết diện tối thiểu của các thanh dẫn điện. Khi tính toán sơ bộ thì cường độ cho phép của dòng điện trên 1mm2 diện tích mặt cắt ngang của chi tiết dẫn điện thường là: đối với sắt 0,5 ữ 1,0A; đối với đồng 2,5 ữ 3,0Ạ Để tăng khả năng đẩy các bọt khí ra khỏi bề mặt chi tiết và làm giảm hiện tượng rỗ lớp kim loại mạ, người ta thường gá chi tiết vào trong bể mạ ở vị trí thẳng đứng.

• Rửa chi tiết có ảnh hưởng đáng kể đến độ bám của lớp kim loại mạ đối với chi tiết. Độ bám tốt nhất của lớp này sẽ đạt được chỉ khi nào bề mặt chi tiết được tẩy rửa sạch dầu mỡ, ôxít và các chất bẩn khác.

Chi tiết trước lúc mạ cần được rửa sạch trong xăng, dầu hỏa v.v…, thậm chí cần phải tẩy chi tiết trong dung dịch kiềm bằng phương pháp hóa học hoặc bằng phương pháp lý hóạ

Thời gian tẩy chi tiết thường là 10 ữ 30 phút.

Sau khi tẩy, chi tiết cần phải được rửa lại trong bể nước nóng (70 ữ 800C), sau đó lại rửa bằng nước lạnh. Nếu sau khi rửa, nước được bám đồng đều trên bề mặt chi tiết mà không tụ lại thành giọt trên đó, thì chi tiết được coi là rửa sạch.

http://www.ebook.edụvn 140

• Tẩy gỉ bề mặt chi tiết với mục đích: Đẩy sạch lớp màng ôxít ra khỏi bề mặt chi tiết, làm thể hiện rõ cấu trúc tinh thể kim loại chi tiết, làm tăng hoạt tính và tạo lên trên đó một độ nhám nhất định, đề phòng sự tạo thành một lớp màng thụ động bám trên bề mặt chi tiết do sự tác dụng của chất điện phân trước lúc bắt đầu mạ.

Tẩy gỉ chi tiết có thể được tiến hành bằng phương pháp hóa học trong các dung dịch khác nhau, cũng có thể bằng phương pháp gia công anốt trong chất điện phân.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 3 pps (Trang 40 - 41)