Dựa trên hiện tượng tan anốt hay còn gọi là phương pháp gia công anốt trong các dung dịch khác nhau của lớp phủ crôm lúc đó lớp phủ crôm sẽ có một độ xốp (độ nhám) nhất định. Thay đổi điều kiện điện phân có thể nhận được lớp phủ crôm có độ nhám khác nhaụ Ví dụ như tăng nồng độ CrO3, tăng nhiệt độ dung dịch điện phân và mật độ dòng điện catốt sẽ làm giảm độ xốp của lớp phủ crôm. Chế độ mạ crôm để tạo ra lớp phủ crôm có độ xốp khác nhau có thể được lựa chọn theo giản đồ (Hình 3.23).
Lớp phủ crôm được tạo ra ở các chế độ khác nhau được phân chia thành 3 nhóm (như trên hình vẽ).
• Lớp crôm được tạo ra ở nhiệt độ thấp và mật
độ dòng điện cao có bề mặt rất thô và trong thực tế rất ít được áp dụng (vùng I).
• Lớp crôm được tạo ra ở nhiệt độ cao nhưng mật độ dòng điện thấp (vùng III) cũng ít được áp dụng.
• Lớp crôm nhận được ở chế độ nhiệt độ và mật độ dòng điện trung bình (vùng II) có độ bền chống mòn cao nhất, vì vậy lớp mạ này được áp dụng phổ biến trong sửa chữa máỵ
Phụ thuộc vào chế độ mạ trong quá trình mạ xốp, độ xốp của lớp phủ crôm có 2 loại:
• Xốp đường (xốp rãnh) có hình dáng, bề rộng và độ sâu khác nhau tùy thuộc vào điều kiện điện phân và chế độ quá trình gia công anốt.
• Xốp điểm có hình dáng như các chấm nhỏ. Loại này được tạo ra do quá trình gia công anốt lớp mạ crôm có màu mờ đục hoặc màu mờ - ánh kim.
Các điều kiện gia công anốt để tạo ra lớp crôm có độ xốp rãnh và xốp điểm được chỉ dẫn trong bảng 3.8.
Bảng 3.8
Đặc tính của lớp crôm xốp
Dạng xốp của lớp crôm Điều kiện điện phân
http://www.ebook.edụvn 136
Thành phàn chất điện phân CrO3 - 200 g/l H2SO4 - 2 g/l CrO3 - 250 g/l H2SO4 - 2,5 g/l Chế độ mạ crôm Dk = 50 A/dm2 t = 58 - 620C Dk = 45 - 60 A/dm2 t = 50 - 520C Chế độ gia công anốt Da = 40 -50 A/dm2
t = 58 - 620C T = 6 -10 phút T = 6 -10 phút Da = 40 -50 A/dm2 t = 50 - 520C T = 12 -14 phút b) Phương pháp cơ học
Bản chất của phương pháp này như sau: Trước lúc mạ crôm, người ta tạo ra trên bề mặt chi tiết độ nhấp nhô nhất định bằng các phương pháp như cán ép cơ học, phun cát v.v…, sau đó tiến hành mạ crôm. Lớp phủ crôm này cũng sẽ bám lên chi tiết theo một biên dạng nhấp nhô giống như trên bề mặt chi tiết, hay nói cách khác là lớp kim loại crôm đã có một độ nhám nhất định.