Giới thiệu chung

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 3 pps (Trang 28 - 29)

Hàn thiếc được áp dụng trong mối liên kết không tháo được giữa hai bề mặt kim loại nhờ có sự tác dụng liên kết của vẩy hàn. Vốy hàn là một loại kim loại hoặc hợp kim trung gian nóng chảy có nhiệt độ chảy thấp hơn nhiệt độ chảy của kim loại chính.

Trong sửa chữa, hàn thiếc được sử dụng để hục hồi két nước, thùng đựng nhiên liệu, ống dẫn nhiên liệu, Cacbuaratơ, Cabin v.v…

Quá trình hàn thiếc có thể sơ bộ được phân thành các giai đoạn như sau: Đốt nóng kim loại đến nhiệt độ gần với nhiệt độ chảy của vẩy hàn; làm chảy vẩy hàn; cho vẩy hàn đã chảy (vẩy hàn dạng lỏng) lên bề mặt kim loại và tạo nó thành mối hàn; làm chảy kim loại chính và hòa trộn vào trong mối hàn của vẩy hàn.

Điều kiện công nghệ cơ bản để được một mối liên kết hàn có chất lượng cao là sự tạo ra các điều kiện cho sự tác dụng tương hỗ giữa vẩy hàn và kim loại chính, tức là để cho các nguyên tử của vẩy hàn tham gia tác dụng tương hỗ với các nguyên tử của vật liệu chính. Sự tác

http://www.ebook.edụvn 128

dụng tương hỗ lý-hóa của quá trình này xảy ra khá phức tạp. Về cơ bản, quá trình này trải qua 3 giai đoạn:

• Hòa trộn các kim loại nóng chảy • Sự khuyếch tán các phần tử kim loạị

• Phản ứng hoá học (hay còn gọi là khuếch tán phản ứng)

Sự giải thích cụ thể về 3 giai đoạn này được trình bày rõ trong [10].

2. Vẩy hàn

Vốy hàn cần thỏa mãn một số yêu cầu công nghệ chung sau đây:

a- Nhiệt độ chảy của vẩy hàn cần phải thấp hơn nhiệt độ chảy của vật liệu chính.

b- Vẩy hàn ở dạng lỏng cần phải có độ linh động cao và dễ chảy vào các vị trí cần hàn. c- Mối hàn phải có độ bền caọ

d- Vẩy hàn cần phải có tính bền chống gỉ cao trong hợp chất với kim loại hàn. e- Hệ số dãn nở nhiệt của vẩy hàn phải gần bằng hệ số dãn nở dài của kim loại chính. Trong sản xuất, vẩy hàn được phân chia thành 2 nhóm, sự phân chia này chủ yếu dựa vào nhiệt độ chảy của nó.

• Nhóm thứ nhất bao gồm: Thiếc (Sn), Chì (Pb), Bitmut (Bi), Cađimi (Cd). Những chất này thuộc nhóm các vẩy hàn dễ chảỵ Nhiệt độ chảy của nhóm này lệch với nhiệt độ chảy của kim loại chính thường lớn hơn 10000C.

Ưu điểm chính của nhóm vẩy hàn này là: Có thể hàn khi đốt nóng các thành phần bằng những thiết bị đơn giản (ví dụ như mỏ hàn), có tính lưu động cao trên bề mặt của đa số các kim loại, tính dẻo lớn và hầu như không có tính dòn. Vì vậy những vẩy hàn nhóm này thường được sử dụng để hàn các chi tiết làm việc ở nhiệt độ không cao và chịu tải trọng động không lớn.

• Nhóm thứ hai bao gồm các vẩy hàn khó chảy (hay còn gọi là các vẩy hàn chịu lửa). Các vẩy hàn này chỉ chảy ở nhiệt độ gần bằng nhiệt độ chảy của kim loại chính. Độ lệch tối thiểu về nhiệt độ chảy của chúng vào khoảng 50 ữ 750C.

Khi hàn chi tiết bằng các loại vẩy hàn thuộc nhóm hai người ta thường dùng đồng và các hợp kim của nó, bạc và các hợp kim của nó và các hợp kim của niken, của nhôm v.v…

Trong lĩnh vực sửa chữa, khi hàn các chi tiết làm việc trong nhiệt độ cao, người ta thường dùng vẩy hàn đồng - chì hoặc vẩy hàn hợp kim nhôm.

Một phần của tài liệu Sửa chữa máy xây dựng, xếp dỡ và thiết kế xưởng ( PGS.TS Nguyễn Đăng Điệm ) - Chương 3 pps (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(49 trang)