Một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi nhiễm RSV

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 32 - 37)

Đối với trẻ em càng nhỏ tuổi mức độ bệnh trẻ mắc càng nặng, nhất là ở trẻ dưới 2 tháng. Bởi sự tiếp xúc với môi trường trong những ngày đầu cuộc đời, sự cấu tạo giải phẫu đường hô hấp ở trẻ nhỏ với khả năng tống đẩy đờm rãi trong lòng phế quản kém, dễ bị ùn tắc gây xẹp phổi. Hơn nữa ở trẻ nhỏ trung tâm hô hấp dễ bị ức chế nên ở chúng thường xuất hiện những cơn ngừng thở kéo dài, các dấu hiệu ngủ lịm, thở rên, tím liên tục… vì vậy nguy cơ tử vong rất cao. Nguy cơ mắc nhiễm khuẩn hô hấp nói chung hay VP nói riêng giảm khi độ tuổi của trẻ tăng lên.

Tại Việt Nam, Nghiên cứu của Lưu Thị Thuỳ Dương (2019) trên bệnh nhân viêm phổi, nguy cơ viêm phổi nặng ở trẻ 2 - 12 tháng cao gấp 2,49 lần so với trẻ từ 12 - 36 tháng với p < 0,05 [14]. Trong nghiên cứu mô tả 73 bệnh nhi nhập viện vì viêm tiểu phế quản cấp có nhiễm RSV của tác giả Đỗ Thanh Hải được tiến hành từ tháng 9 năm 2021 đến tháng 9 năm 2022 tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.Trong nhóm trẻ nhiễm RSV, lứa tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất là dưới 12-24 tháng (61,6%) [12].

1.7.2. Sơ sinh non tháng

Trẻ đẻ non chưa hoàn thiện hệ miễn dịch nên khả năng chống đỡ với các tác nhân gây bệnh đường hô hấp còn kém. Các trẻ sinh ra trước ba tháng cuối thai kỳ không được nhận globulin miễn dịch G (IgG) của mẹ, giúp bảo vệ một phần chống lại sự lây nhiễm vi sinh vật. Bên cạnh đó, ở những trẻ này, sự biệt hóa của phổi chưa cao, trung tâm hô hấp chưa hoàn chỉnh, sức đề kháng kém, nồng độ các kháng thể chưa đáp ứng với yêu cầu của trẻ. Tất cả những yếu tố đó làm cho trẻ dễ bị viêm phổi. Nghiên cứu của Khu Thị Khánh Dung cũng nhận xét trẻ đẻ non và đẻ thấp cân có tỷ lệ mắc viêm phổi cao hơn 1,13 lần so với trẻ sơ sinh bình thường [13].

Theo nghiên cứu mô tả 858 bệnh nhi được tiến hành từ tháng 8 năm 2020 đến tháng 1 năm 2021 tại Trung tâm sơ sinh- Bệnh viện Nhi Trung ương của tác giả Nguyễn Thị Trang và cộng sự cho thấy nhóm trẻ sinh non có nguy cơ bị viêm phổi có nhiễm RSV mức độ rất nặng cao hơn nhóm sinh đủ tháng 3,2 lần với p = 0,01 ( 95% CI:1,1-9,3) [30].

1.7.3. Tình trạng suy dinh dưỡng

Khi trẻ bị SDD luôn dẫn đến giảm sự tổng hợp các kháng thể. Vì vậy khi trẻ suy dinh dưỡng mắc VP khả năng đề kháng của trẻ bị suy giảm. Hơn nữa sự phản ứng của cơ thể cũng rất kém làm các triệu chứng lâm sàng dễ bị mờ đi, như phản ứng sốt khi bị nhiễm khuẩn kém, thậm chí còn hạ thân nhiệt. Tình trạng đói và kiệt sức, bởi khi bị bệnh, trẻ bú kém, nếu tình trạng nặng có thể trẻ bỏ bú, vốn khả năng dự trữ ở trẻ này kém, nên tình trạng rối loạn chuyển hoá sẽ tăng lên. Chính vì vậy, nhiều nghiên cứu, nhiều tác giả đã khẳng định: SDD là yếu tố nguy cơ hàng đầu làm tăng nặng và nguy cơ tử vong trong VP trẻ em[21],[34]. Theo nghiên cứu của Onyango và cộng sự (2012) cho thấy mối liên quan chặt chẽ giữa suy dinh dưỡng và mức độ nặng của viêm phổi, nguy cơ cao gấp 8,59 lần với p < 0,05, OR = 8,59 (1,05 – 69,9)[47]. Tác giả Nguyễn Đình Tuyến và cộng sự (2021) cho thấy suy dinh dưỡng có mối liên quan đến

mức độ nặng của viêm phổi với p <0,05, OR = 0,26 ( 0,11-0,62)[25].

1.7.4. Thiếu máu

Các nghiên cứu gần đây cho thấy các yếu tố dinh dưỡng như kẽm, sắt, vitamin A và các chất khác có liên quan mật thiết đến khả năng đề kháng với cơ thể. Giảm các chất dinh dưỡng như vậy có thể là một số yếu tố nguy cơ cho sự phát triển của nhiễm trùng. Vì vậy, thiếu hụt dinh dưỡng bao gồm thiếu sắt là một số yếu tố nguy cơ gián tiếp gây nhiễm trùng đường hô hấp cấp dưới, do thiếu sắt làm suy yếu các thành phần của miễn dịch trung gian qua tế bào.

Thiếu dinh dưỡng, đặc biệt là thiếu sắt, là nguyên nhân phổ biến nhất gây thiếu máu.

Một số nghiên cứu khác lại cho thấy thiếu máu là một yếu tố nguy cơ của viêm phổi nặng, Hassan và cộng sự (2001) . Nghiên cứu của Bùi Văn Chân (2005) thấy rằng thiếu máu có khả năng gây viêm phổi nặng, rất nặng gấp 3,18 lần những trường hợp không có dấu hiệu này trên lâm sàng. Sự khác biệt này rất có ý nghĩa, với p < 0,001. Bằng phân tích đơn biến, so sánh với các bệnh nhi tử vong, thiếu máu là một trong mười dấu hiệu có giá trị để tiên lượng tử vong, với OR=9,6; p=0,0006 [7].

1.7.5. Nuôi dưỡng bằng sữa mẹ không đầy đủ trong 6 tháng đầu đời

Sữa mẹ đươc Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo là thực phẩm hoàn hảo cho trẻ sơ sinh và nên cho bú trong vòng một giờ đầu sau sinh. Sữa mẹ chứa nhiều thành phần dinh dưỡng thiết yếu cho trẻ.

Vai trò của sữa mẹ đối với hệ miễn dịch trẻ nhất là trong 6 tháng đầu rất quan trọng. Sữa mẹ chứa kháng thể kháng vi khuẩn và virus bao gồm nồng độ kháng thể IgA tương đối cao, các đại thực bào thường có trong sữa non của con người và sữa có thể có thể tổng hợp bổ sung lysozymes và lactoferrin. Trẻ được bú mẹ đầy đủ trong 6 tháng đầu đời là một yếu tố bảo vệ quan trọng để giảm tỷ lệ viêm phổi nặng. Một số nghiên cứu cũng đã chứng minh ăn thiếu sữa mẹ là

yếu tố nguy cơ của viêm phổi nặng. Nghiên cứu của Nguyen P.T.K và cộng sự thấy rằng trẻ được bú mẹ là yếu tố giảm tỷ lệ viêm phổi nặng [78].

1.7.6. Hít khói thuốc lá

Theo WHO ước tính khoảng 50% số trẻ em trên thế giới (xấp xỉ 700 triệu trẻ em) hít khói thuốc lá thụ động. Hằng năm, có khoảng 170 nghìn trẻ em trên thế giới chết do bệnh liên quan đến khói thuốc lá. Tại Việt Nam năm 2002 theo báo cáo của Điều tra Y tế quốc gia có tới 71,7% trẻ em dưới 5 tuổi bị phơi nhiễm khói thuốc lá. Nguồn gây ô nhiễm không khí lớn nhất trong nhà là do bố mẹ hút thuốc lá, thuốc lào. Năm 2010, Bộ Y tế Hoa Kỳ chính thức khẳng định có hơn 7000 chất hoá học độc hại được tìm thấy trong khói thuốc lá, trong đó có hàng trăm chất gây hại và 69 chất gây ung thư cho con người.

Hai chất được biết đến rõ nhất là Cacbon monoxit và Nicotin, là những chất gây hại lên hệ hô hấp, tim mạch. Khói thuốc lá không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người hút mà những người hít phải cũng chịu độc hại rất lớn, nhất là trẻ nhỏ bởi phổi của trẻ chưa phát triển hoàn thiện và sức đề kháng chưa cao. Trẻ em rất nhạy cảm với các chất kích thích và chất độc trong khói thuốc. Những chất này có thể tồn tại rất lâu trong không khí sau khi đã ngừng hút thuốc. Trẻ có bố mẹ hút thuốc sẽ bị giảm các chức năng của phổi và dễ gặp các vấn đề sức khỏe, đặc biệt là viêm đường hô hấp dưới (chủ yếu là viêm phổi và viêm phế quản [17].

Theo Nguyễn Thúy Giang (2023), có 38,4% trường hợp viêm phổi ở trẻ em dưới 5 tuổi có liên quan đến phơi nhiễm với khói thuốc[31]. Nghiên cứu của Britton (2010), những trẻ có phơi nhiễm với khói thuốc lá do mẹ hút có nguy cơ NKHHDCT trên 60%, trong khi phơi nhiễm với khói thuốc từ các thành viên khác trong gia đình thì nguy cơ trên 50% .

1.7.7. Đồng nhiễm vi khuẩn

RSV có 2 phân nhóm kháng nguyên chính là A và B. Mức độ nghiêm trọng của bệnh phụ thuộc vào các yếu tố như phân nhóm virus, kiểu gen, tải

lượng và đồng nhiễm, đặc biệt là đồng nhiễm vi khuẩn.

Các nghiên cứu về bệnh RSV ở trẻ em cho rằng đồng nhiễm với vi khuẩn dẫn đến những thay đổi trong đáp ứng miễn dịch và làm bệnh nặng hơn [84].

Haemophilus Influenza (H.influenzae) và Streptococcus pneumoniae (S.pneumoniae) có liên quan đến đáp ứng miễn dịch của vật chủ ở trẻ em bị nhiễm RSV. Theo đó, tăng số lượng tế bào bạch cầu ở niêm mạc màng nhầy và tăng bạch cầu trung tính trong máu. Đồng nhiễm vi khuẩn và virus có thể có tác dụng hiệp đồng và dẫn đến bệnh nặng hơn và phải nhập viện. Phế cầu được biết đến là nguyên nhân chính gây tử vong trong số tất cả các mầm bệnh đường hô hấp và không chỉ gây nhiễm trùng đường hô hấp như viêm phổi, viêm xoang, mà còn viêm màng não hoặc nhiễm trùng huyết. Trên lâm sàng, nhiễm trùng đồng thời giữa RSV và phế cầu được khuyến cáo gây viêm phổi nặng.

Theo Nguyễn Tuấn Anh (2021) có 38,2% trường hợp NKHH nặng, NKHH rất nặng (80%) trên những bệnh nhân có đồng nhiễm vi khuẩn. Bệnh nhân có đồng nhiễm vi khuẩn kèm theo có nguy cơ NKHH nặng cao gấp 6,5 lần so với nhóm không đồng nhiễm vơi 95% CI: 1,2-35,3 (p= 0,02). Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê[33].

CHƯƠNG 2

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 32 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)