Các biến số và chỉ số nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 39 - 46)

CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.6. Các biến số và chỉ số nghiên cứu

* Các chỉ tiêu về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu:

- Tỷ lệ phân bố độ tuổi và giới của viêm phổi có nhiễm RSV.

- Tỷ lệ phân bố đối tượng nghiên cứu theo dân tộc và địa dư của viêm phổi có nhiễm RSV.

* Các chỉ số phục vụ cho mục tiêu 1:

-Tỷ lệ triệu chứng toàn thân, cơ năng của trẻ viêm phổi do RSV.

- Tỷ lệ triệu chứng thực thể của trẻ viêm phổi do RSV.

- Tỷ lệ các chỉ số cận lâm sàng của trẻ viêm phổi do RSV.

* Các chỉ số phục vụ cho mục tiêu 2:

- Mối liên quan giữa không nuôi dưỡng bằng sữa mẹ với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa tình trạng SDD với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa tình trạng đẻ non với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa tình trạng thiếu máu với mức độ nặng viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa nhóm tuổi với mức độ nặng viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa đồng nhiễm vi khuẩn với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa hút thuốc lá/ thuốc lào với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa tiền sử bệnh với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa sử dụng kháng sinh trước vào viện với mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm RSV.

- Mối liên quan giữa phản ứng bạch cầu và CRP với mức độ nặng của viêm phổi có nhiễm RSV.

2.6.2. Các biến số nghiên cứu

a. Đặc điểm chung đối tượng nghiên cứu

- Tuổi nhập viện: Tuổi hiện tại của trẻ tính ở thời điểm vào viện =

ngày/ tháng/ năm nghiên cứu - ngày/tháng/năm sinh. Phân nhóm tuổi:

+ Nhóm 1: 2 - < 12tháng tuổi

+ Nhóm 2: 12 tháng- < 60 tháng tuổi - Giới tính: 2 nhóm Nam và Nữ

- Địa bàn sinh sống: Thành thị và nông thôn.

- Phân loại viêm phổi theo độ nặng:

+ Viêm phổi + Viêm phổi nặng

b. Biến số cho mục tiêu 1:

- Triệu chứng lâm sàng: Sốt được định nghĩa là khi thân nhiệt của bệnh nhân ≥ 37,5 độ C.

+ Thân nhiệt bình thường: từ 360C đến 37,40C + Sốt nhẹ: từ 37,5 đến < 380C

+ Sốt vừa: từ 38 đến <38,50C + Sốt cao: từ 38,50C trở lên + Hạ thân nhiệt: dưới 360C

- Bỏ bú hoặc không uống được ở trẻ lớn (thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế).

- Nôn tất cả mọi thứ: thông qua hỏi bệnh hoặc cán bộ y tế chứng kiến.

- Tình trạng thần kinh

+ Li bì: Trẻ không thức hoặc không tỉnh táo khi lẽ ra phải thức hoặc trẻ ngủ gà và không quan tâm đến những gì xảy ra xung quanh.

+ Hôn mê: Trẻ không thể đánh thức, không đáp ứng khi kích thích vào người, lay hoặc hỏi chuyện.

+ Co giật: Cán bộ y tế chứng kiến hoặc mô tả cơn giật của trẻ do người nhà trẻ. Co giật là khi chân tay của trẻ co cứng và giật có chu kỳ. Trong lúc giật trẻ mất ý thức, rối loạn hô hấp, có thể tím tái, sùi nước bọt, trợn mắt...

- Các dấu hiệu về hô hấp:

+ Ho: có thể ho khan hoặc ho có đờm.

Ho khan: tiếng ho trong, không có đờm

Ho đờm: ho thường xuyên có đờm, có thể khạc ra đờm có màu trong hoặc trắng đục, vàng, xanh

+ Khò khè: thông qua hỏi bệnh hoặc có sự chứng kiến của cán bộ y tế.

Là một tiếng êm dịu như tiếng nhạc nghe được ở thì thở ra. Muốn nghe rõ tiếng này phải ghé sát tai vào miệng bệnh nhi đồng thời quan sát ngực hay bụng trẻ. Thở khò khè xảy ra khi hẹp đường dẫn khí ở phổi, thì thở ra sẽ kéo dài hơn bình thường và đòi hỏi trẻ phải cố gắng thở.

+ Chảy mũi

+ Nhịp thở nhanh: Lấy nhịp nhanh theo các lứa tuổi theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới cụ thể như sau [71]. Trẻ từ 2 tháng đến 12 tháng tuổi ≥ 50lần/phút Trẻ từ 12 tháng đến dưới 5 tuổi ≥ 40 lần/phút.

+ Rút lõm lồng ngực: Nhìn vào 1/3 dưới lồng ngực, nếu lõm vào ở thì hít vào khi các phần khác của ngực và bụng di động ra ngoài thì xác định là có RLLN. Rút lõm lồng ngực chỉ có giá trị khi quan sát lúc trẻ nằm yên.

+ Tím tái: Quan sát màu da ở quanh môi, đầu chi, kết hợp đo SpO2 + SpO2: Đo độ bão hòa oxy qua mao mạch, được đo ở tay, chân bệnh nhân và đo bằng Monitoring. Được chỉ định ngay sau khi có chẩn đoán lâm

sàng. Đo bằng máy đo nồng độ oxy chuyên dụng Masimo. SpO2 ≥ 95 %:

bình thường.

+ SHH cấp chia làm 3 mức độ: SHH độ 1: khó thở và tím tái khi gắng sức, 90% ≤ SpO2< 95%; SHH độ 2: khó thở và tím tái liên tục, 80% ≤ SpO2<

90%; SHH độ 3: khó thở và tím tái liên tục kèm theo những cơn ngừng thở, SpO2 < 80%.

+ Tiếng ran ở phổi (phổi có ran ẩm, nổ, rít, ngáy). Ran ở phổi được đánh giá ở tất cả trường phổi (phía trước, sau, trên, dưới, rốn phổi cũng như vùng rìa phổi hai bên).

* Cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu ngoại vi

- Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm công thức máu ngoại vi, xét nghiệm được thực hiện trong ngày đầu tiên nhập viện.

+ Cách lấy mẫu máu: Lấy 2ml máu tĩnh mạch ngoại biên, mẫu máu để xét nghiệm công thức máu được lấy cùng lúc với mẫu máu làm CRP.

+ Đánh giá số lượng bạch cầu (BC), bạch cầu đa nhân trung tính BCĐNTT, BC Lympho.

+ Huyết sắc tố: Thiếu máu dựa vào nồng độ huyết sắc tố và giá trị bình thường tùy theo lứa tuổi.

Bảng 2.1. Giá trị công thức bạch cầu ngoại biên theo lứa tuổi [20]

Tuổi Số lượng bạch cầu (BC/mm3)

Số lượng BCĐNTT (BC/mm3)

Tỷ lệ BCĐNTT (%)

1 ngày 20 000 4 200 70

1 tuần 10 000 4 700 47

1 tháng 10 000 3 000 30

6 tháng 10 000 3 000 30

1- 2 tuổi 10 000 3 500 35

4 tuổi 9 000 4 200 46

+ Gọi là tăng khi số lượng và tỷ lệ bạch cầu vượt quá các giới hạn trong bảng.

- Định lượng CRP:

- Lấy máu tĩnh mạch làm xét nghiệm CRP, xét nghiệm được thực hiện trong ngày đầu tiên nhập viện.

Đánh giá kết quả của bệnh nhân với kết quả xét nghiệm bình thường + Bình thường 0-6mg/l

+ Tăng > 6 mg /l

- Chụp X - quang ngực: Tìm các hình ảnh viêm phổi trên X – quang Hình ảnh tổn thương phổi bao gồm:

+ Dạng nốt mờ nhỏ rải rác 2 phổi.

+ Tổn thương tập trung rốn phổi.

+ Dạng đám mờ đông đặc ở thùy, phân thùy.

+ Tổn thương khác: ứ khí; xẹp phổi; tràn dịch; tràn khí khoang màng phổi.

+ Phổi 2 bên sáng.

+ Thâm nhiễm phế nang.

+ Thâm nhiễm kẽ.

- Xác định RSV bằng test nhanh Quick test

Tại Khoa Vi sinh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên sử dụng Quick test RSV.

- Quy trình xét nghiệm:

+ Đưa dụng cụ và mẫu thử về nhiệt độ 15-30oC trước khi xét nghiệm.

+ Nhỏ 200-250àl dung dịch đệm chiết vào ống nghiệm rỗng.

+ Nhỏ 200-250àl mẫu vào ống nghiệm trờn, thu được tỷ lệ pha loóng là 1/2.

+ Trộn đều, cẩn thận để đồng nhất dung dịch và đặt cố định 10 phút ở nhiệt độ phòng.

+ Đặt thanh thử vào ống nghiệm theo chiều mũi tên hướng xuống dưới.

+ Không cầm hoặc di chuyển que thử đến khi thử nghiệm hoàn thành và đọc kết quả.

+ Đọc kết quả trong 15 phút. Không đọc kết quả sau 15 phút.

- Nhận định kết quả:

+ Kết quả âm tính: Chỉ một vạch chứng (vạch ‘C’) xuất hiện + Kết quả dương tính: Xuất hiện cả vạch chứng và vạch thử + Không có giá trị: Vạch chứng (vạch ‘C’) không xuất hiện c. Biến số cho mục tiêu 2:

* Tiền sử

- Tiền sử sản khoa [23].

+ Cách sinh: đẻ thường, mổ lấy thai.

+ Tuổi thai khi sinh: non tháng (dưới 37 tuần), đủ tháng (từ 37 tuần đến 42 tuần).

+ Cân nặng khi sinh thấp (dưới 2500g) - Tiền sử nuôi dưỡng trong 6 tháng đầu đời.

+ Bú mẹ hoàn toàn

+ Hỗn hợp (sữa mẹ và sữa nhân tạo) + Nuôi nhân tạo

- Hít khói thuốc lá/lào: có, không.

+ Có: Trẻ sống trong môi trường (nhà) có người hút thuốc lá/lào, trẻ ngửi/hít khói thuốc đó.

- Tiền sử bị viêm phổi phải nhập viện điều trị trong 1 năm gần đây: chia làm 2 nhóm: Có/ không.

- Tiền sử NKHH cấp tính trong vòng 1 năm gần đây: chia làm 2 nhóm:

≥ 3 lần và < 3 lần.

* Bệnh lần này:

- Tiền sử điều trị kháng sinh trước vào viện chia làm 2 nhóm: <3 ngày và ≥3 ngày.

* Bệnh mạn tính hoặc bệnh nền phối hợp.

- Suy dinh dưỡng

Đánh giá dinh dưỡng: Cách đánh giá tình trạng dinh dưỡng trẻ dưới 5 tuổi theo chỉ cố cân nặng theo tuổi dựa vào Z – Score[36].

2SD đến -3SD: Suy dinh dưỡng nhẹ.

3SD đến - 4SD: Suy dinh dưỡng vừa.

< -4SD: Suy dinh dưỡng nặng.

2SD đến +2SD: Bình thường.

> +2SD: Thừa cân.

> +3SD: Béo phì.

- Thiếu máu : Là trường hợp giảm nồng độ huyết sắc thấp hơn giới hạn bình thường cùng lứa tuổi.

Bảng 2.2. Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu [19]

Lứa tuổi Hemoglobin (g/l) Hematocrit (%)

Từ 2 đến 6 tháng < 95 < 28.5

Từ 6 tháng đến 6 tuổi < 11 <33

Bảng 2.3. Ngưỡng Hb chẩn đoán thiếu máu và mức độ thiếu máu

Tuổi Hb

Thiếu máu Nặng Vừa Nhẹ

6-59 tháng < 110 < 70 70-<110 100-<110 5 – 11 tuổi < 115 < 80 80- < 110 110- <115

(Nguồn: Theo World Health Organization 2011 http://www.who.int/vmnis/indicators/haemoglobin)

Một phần của tài liệu Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan đến mức độ nặng của viêm phổi do nhiễm virus hợp bào hô hấp ở trẻ từ 2 tháng đến dưới 5 tuổi tại bệnh viện trung ương thái nguyên (Trang 39 - 46)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)