Điều kiện phát triển du lịch của huyện Bắc Sơn

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 24 - 31)

Chương 1 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN /LÃNH ĐẠO

1.1. Những nhân tố tác động đến chủ trương phát triển kinh tế du lịch của Đảng‟ bộ

1.1.4. Điều kiện phát triển du lịch của huyện Bắc Sơn

Vị trí địa lý

Bắc Sơn là một huyện nằm ở phía tây tỉnh Lạng Sơn. Huyện có vị trí địa lý: Phía bắc giáp huyện Bình Gia; phía đông giáp huyện Văn Quan; phía nam giáp huyện Hữu Lũng; phía tây giáp huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Huyện Bắc Sơn có diện tích 695,52 km², dân số năm 2019 là gần 72.000 người. Bắc Sơn là huyện miền núi, thuộc cánh cung Bắc Sơn của vùng Đông Bắc. Trên địa bàn huyện có các ngọn núi cao 500 - 1.200m, nhƣ ngọn núi Khau Bao (cao 1.107m), ngọn núi Pa Lét (503m).

Huyện Bắc Sơn có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bắc Sơn (huyện lỵ) và 17 xã: Bắc Quỳnh, Chiến Thắng, Chiêu Vũ, Đồng Ý, Hưng Vũ, Long Đống, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Tân Hương, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tri, Trấn Yên, Vạn Thủy, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Vũ Sơn. Quốc lộ 1B chạy qua địa bàn huyện theo hướng tây nam - đông bắc, men theo phía tây bắc huyện, nối thị trấn Đình Cả, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên với huyện Bình Gia.

Khí hậu

Khí hậu huyện Bắc Sơn tuy nằm ở khu vực nhiệt đới gió mùa; nhƣng có nét đặc thù của khí hậu á nhiệt đới, nền nhiệt không quá cao, có mùa đông tương đối dài và khá lạnh. Bắc Sơn có nhiệt độ bình quân khoảng 20,8oC, độ ẩm trên 82%, lƣợng mƣa trung bình 1.500 - 1.600 mm/năm. Bắc Sơn nằm trong vòng cung đá vôi Bắc Sơn nên ít bị ảnh hưởng của gió bão và sương muối.

1.1.4.2. Tình hình kinh tế - xã hội

Trong 5 năm qua, mặc dù phải đối mặt với những khó khăn, thử thách do suy giảm kinh tế thế giới cùng với những diễn biến khắc nghiệt của khí hậu, thời tiết, dịch bệnh xảy ra, song dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của Tỉnh uỷ, HĐND, UBND; sự phối hợp, hướng dẫn của các sở, ban, ngành tỉnh; sự lãnh đạo quyết liệt của Ban chấp hành, Ban Thường vụ Huyện ủy; sự nỗ lực cố gắng của Đảng bộ và nhân dân các dân tộc huyện Bắc Sơn, tình hình kinh tế trên địa bàn huyện luôn giữ được mức tăng trưởng khá ổn định. Tăng trưởng kinh tế bình quân hằng năm là 9,17%; trong đó ngành nông - lâm nghiệp tăng bình quân 3,09%; ngành công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản tăng bình quân 9,52%; ngành thương mại - dịch vụ tăng bình quân 16,18%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực, do việc chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, khoa học kỹ thuật vào quản lý, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nên năng suất, chất lƣợng sản phẩm của các ngành trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh.

Đến năm 2015 tỷ trọng nông lâm - nghiệp chiếm 48%; thương mại - dịch vụ chiếm 41%; tiểu thủ công nghiệp - xây dựng cơ bản chiếm 11%. Kết thúc năm 2015, thu nhập bình quân đạt 23 triệu/người/năm. Tổng số vốn đầu tư phát triển toàn xã hội trên địa bàn đạt khoảng 1.300 tỷ đồng, trong đó riêng vốn ngân sách nhà nước đầu tư cơ sở hạ tầng hàng năm đạt trung bình 40 - 45 tỷ đồng/năm, dự ƣớc trong 5 năm đạt trên 217 tỷ đồng. Lĩnh vực Văn hoá - Xã hội có nhiều chuyển biến tiến bộ; Quốc phòng - An ninh, trật tự an toàn xã hội đƣợc đảm bảo;

hệ thống chính trị đƣợc xây dựng kiện toàn ngày một vững mạnh. Hầu hết các chỉ tiêu quan trọng đều đạt và vƣợt so với kế hoạch và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Huyện lần thứ XX đề ra [28].

Bắc Sơn là một huyện miền núi, đa số nhân dân sống bằng nghề nông, do vậy Đảng bộ luôn xác định phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp là nhiệm vụ chủ yếu. Trong những năm qua việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng sản xuất hàng hoá đã được nhân dân thực hiện khá tốt, bước đầu đã hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Đảng bộ đã lãnh đạo, chỉ đạo hướng dẫn nhân dân, học tập, tiếp thu và ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào

sản xuất; 100% diện tích gieo trồng đã đƣợc nhân dân đƣa giống lúa, ngô có năng suất chất lƣợng cao vào thâm canh. Các loại cây trồng có giá trị kinh tế cao đƣợc các cấp ủy đảng tập trung chỉ đạo đƣa vào sản xuất nhƣ: cây thuốc lá lá, lạc, đỗ tương, cây quýt... Công tác khuyến nông, khuyến lâm, bảo vệ thực vật, phòng chống dịch bệnh đối với cây trồng, vật nuôi; chuyển giao khoa học kỹ thuật đƣợc quan tâm chỉ đạo thực hiện.

Do thực hiện thâm canh tăng vụ nên diện tích gieo trồng các loại cây hằng năm tăng, năm 2011 là 12.463 ha, đến năm 2014 tổng diện tích gieo trồng đạt 12.931 ha.

Tổng sản lượng lương thực có hạt năm 2011 đạt là 33.119 tấn, đến năm 2015 phấn đấu đạt 35.500 tấn. Bình quân lương thực đạt trên 520 kg/người/năm, đảm bảo an ninh lương thực. Tuy nhiên do nông dân chuyển đổi cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá, tăng diện tích rau màu nên sản lượng lương thực chưa đạt mục tiêu Nghị quyết Đại hội đề ra [29].

Lĩnh vực chăn nuôi tiếp tục đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển; hiện nay các hộ gia đình phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng sản xuất hàng hóa.

Tổng đàn trâu, bò luôn có sự biến đổi nhanh chóng. Tính đến năm 2015 tổng đàn trâu ƣớc có 8.700 con, giảm hơn 300 con so với năm 2011; tổng đàn bò ƣớc có 6.600 con, tăng 1.200 con so với năm 2011; tổng đàn lợn có 32.700 con, tăng 4.632 con so với năm 2011; đàn dê 9.300 con, tăng 188% so với năm 2011; tổng đàn gia cầm có 315.000 con, tăng 1,8% so với năm 2011. Công tác nuôi trồng thủy sản được thường xuyên quan tâm chú trọng. Ban Thường vụ Huyện ủy đã chỉ đạo các xã, thị trấn tận dụng các hồ, ao, suối để nuôi trồng thủy sản, hằng năm cung cấp cho thị trường từ 35 đến 40 tấn cá, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho nhân dân [28].

Huyện triển khai thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh phù hợp với điều kiện thực tế của huyện. Với Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP), huyện đã chuẩn hóa 01 sản phẩm xếp hàng OCOP 4 sao cấp tỉnh (sản phẩm nếp cái hoa vàng), tập trung phát triển sản xuất nông nghiệp an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP trên sản phẩm chủ lực của huyện nhƣ cây quýt (năm

2020 có 144 ha), lúa nếp cái hoa vàng (năm 2020 có 100 ha) và một số loại cây ăn quả khác. Năm 2017, Cục Sở hữu trí tuệ Bộ Khoa học công nghệ cấp chứng nhận đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể đối với sản phẩm Quýt vàng Bắc Sơn.

Năm 2018 và năm 2020, 02 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của huyện gồm Quýt vàng Bắc Sơn và gạo Nếp cái hoa vàng đƣợc Tổng hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vinh danh thương hiệu vàng nông nghiệp Việt Nam.

Huyện tích cực xây dựng thương hiệu nông sản và quảng bá sản phẩm thông qua việc tổ chức Lễ hội Quýt vàng Bắc Sơn hằng năm, tham dự các lễ hội nông sản và chương trình xúc tiến thương hiệu nông sản của tỉnh để giới thiệu đặc sản địa phương gắn với phát triển du lịch cộng đồng, du lịch về nguồn ATK.

Công tác xây dựng nông thôn mới đƣợc quan tâm lãnh đạo. Các cấp uỷ Đảng, chính quyền, MTTQ, các cơ quan chức năng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tăng cường nhận thức cho nhân dân về xây dựng nông thôn mới. Huyện chọn 04 xã (Bắc Sơn, Quỳnh Sơn, Hữu Vĩnh, Đồng Ý) để chỉ đạo điểm, từ đó tổng kết, rút kinh nghiệm và nhân ra diện rộng. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp uỷ Đảng, chính quyền, các ban, ngành, trong 4 năm qua, các xã đã thực hiện đạt đƣợc thêm trung bình 7 tiêu chí.

Sản xuất tiểu thủ công nghiệp từng bước phát triển. Quy mô các cơ sở sản xuất được mở rộng, trang thiết bị, máy móc được đầu tư, từng bước hiện đại hóa; giá trị sản xuất tăng từ 65 tỷ đồng (năm 2011) lên trên 108 tỷ đồng (năm 2015); sản phẩm chủ yếu là vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, sửa chữa cơ khí, chế biến hàng nông lâm sản, may mặc, cơ bản đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nhân dân. Tuy nhiên, giá trị nội ngành còn nhỏ, do đó tác động đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế chƣa lớn.

Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch và phát triển thị trấn Bắc Sơn có nhiều tiến bộ. Huyện triển khai xây dựng các công trình cấp, thoát nước, điện chiếu sáng công cộng, xây dựng bãi thu gom xử lý rác thải, xây dựng cảnh quan môi trường. Thông qua huy động các nguồn vốn đầu tư cho phát triển, nhất là xây dựng cơ sở hạ tầng, huyện đã đầu tƣ phát triển kinh tế - xã hội, ƣu tiên đầu tư công trình trường học, điện sinh hoạt, trạm y tế, đường giao thông tại khu vực

nông thôn, trọng tâm là hạ tầng giao thông nông thôn. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội khu vực nông thôn ngày càng được tăng cường. Đến năm 2020, 100% các xã có đường giao thông rải nhựa, bê tông xi măng đến trung tâm xã, đi lại được bốn mùa; 98% số thôn có đường ô tô đến trung tâm thôn, bản; hệ thống đường xã đã được cứng hóa 55,6%, đường trục thôn, ngõ xóm đã bê tông hóa đạt 55%, Huyện có 96,52% số hộ gia đình đƣợc sử dụng điện; 99,6% dân cƣ nông thôn sử dụng nước hợp vệ sinh; 99,6% dân cư thị trấn sử dụng nước sạch. Các công trình thủy lợi bảo đảm nước tưới cho lúa đạt 100% diện tích canh tác, đồng thời tạo nguồn và cung cấp nước phục vụ sinh hoạt và tưới cho cây trồng.

Hoạt động Thương mại - dịch vụ tiếp tục phát triển, hàng hoá trên thị trường đa dạng, phong phú đáp ứng nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của nhân dân.

Hệ thống thương mại, dịch vụ được chú ý phát triển cả chiều rộng và chiều sâu;

số hộ kinh doanh dịch vụ tăng nhanh, năm 2010 có 520 hộ đến nay đã có trên 2.250 hộ kinh doanh cá thể, góp phần quan trong thúc đẩy sản xuất kinh doanh phát triển. Các mặt hàng phục vụ nhu cầu thiết yếu đã đƣợc đƣa về bán tận các thôn; các sản phẩm nhƣ thuốc lá, hoa hồi, quýt, mận... đã đƣợc thu mua đến tận các hộ gia đình.

Toàn huyện có 12 chợ, 9/12 chợ đã đƣợc kiên cố hóa; chợ Trung tâm huyện đã được đầu tư xây dựng khu chợ xanh, hệ thống thoát nước, cơ bản đáp ứng nhu cầu lưu thông, mua bán hàng hoá của nhân dân, thúc đẩy sản xuất phát triển, khu chợ chính đã thiết kế lập phương án huy động, kêu gọi vốn để đầu tư.

Kinh tế du lịch bước đầu đã có những khởi động khá tích cực. Du lịch sinh thái, thăm quan các di tích lịch sử đang từng bước được hình thành; hằng năm huyện đã đón tiếp trên 10.000 lƣợt khách tham quan Bảo tàng khởi nghĩa Bắc Sơn và các điểm di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh của huyện; làng du lịch cộng đồng xã Quỳnh Sơn 03 năm gần đây mỗi năm đón trên 700 lƣợt khách đến thăm quan, du lịch.

Ngành Ngân hàng có nhiều nỗ lực cố gắng, tạo điều kiện cho nhân dân vay vốn phát triển kinh tế - xã hội, xoá đói giảm nghèo. Nguồn vốn vay cơ bản đƣợc sử dụng đúng mục đích, mang lại hiệu quả cao, tỷ lệ rủi ro ít, nợ xấu thấp.

Trong 5 năm Ngân hàng Nông nghiệp và PTNT đã giải quyết cho trên 9.250 lƣợt người vay vốn, doanh số đạt trên 925.000 triệu đồng; Ngân hàng chính sách xã hội đã giải quyết cho 12.856 lượt người vay vốn, doanh số đạt 288. 287 triệu đồng.

Công tác áp dụng khoa học công nghệ, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường được tăng cường thực hiện. Việc ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất và công tác đƣợc quan tâm chú trọng. Ban Chấp hành Đảng bộ luôn nhận thức khoa học công nghệ là yếu tố cơ bản, là khâu đột phá để nâng cao năng suất lao động, chất lƣợng sản phẩm hàng hóa, quảng bá giới thiệu sản phẩm.... Từ nhận thức trên, các cấp uỷ đảng, chính quyền, các ngành, các đoàn thể, đã tập trung vận động, hướng dẫn, tập huấn kỹ thuật, xây dựng mô hình điểm trình diễn, tổ chức hội nghị đầu bờ để nông dân biết áp dụng tiến bộ KHKT, đƣa các loại giống mới cho năng suất cao, chất lƣợng tốt vào sản xuất, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế của địa phương.

Trong nhiệm kỳ đã tập trung chỉ đạo triển khai công tác đo đạc bản đồ địa chính, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người sử dụng đất. Đến nay đã cơ bản thực hiện xong việc cấp giấy chứng nhận lần đầu cho người sử dụng đất. Chỉ đạo thực hiện hoàn thành công tác lập quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020, kế hoạch sử dụng đất 5 năm kỳ đầu (2011 - 2015); lập kế hoạch sử dụng đất hàng năm và xây dựng bảng giá đất 5 năm theo quy định của Luật Đất đai năm 2013.

Công tác quản lý các hoạt động khoáng sản, tài nguyên nước và bảo vệ môi trường được quan tâm chú trọng. Đã chỉ đạo xây dựng và đưa vào vận hành bãi xử lý rác thải tập trung của huyện đảm bảo tiêu chuẩn, đến nay cơ bản thực hiện tốt việc thu gom, xử lý rác thải tại khu vực Thị trấn và các xã lân cận, góp phần từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng môi trường. Công tác quản lý, khai thác tài nguyên đã được kiểm soát và từng bước đi vào nề nếp.

1.1.4.3. Tài nguyên; du lịch

Huyện Bắc Sơn là địa phương có nguồn tài nguyên du „lịch đa dạng, phong phú của tỉnh Lạng Sơn. Huyện có cả tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn.

Về tài nguyên du lịch tự nhiên

Về tự nhiên, Bắc Sơn đƣợc thiên nhiên ƣu đãi. Trên địa bàn huyện có nhiều phong cảnh đẹp, hệ thống hang động kì vĩ, các hồ nước và những cánh rừng bạt ngàn. Về lịch sử, Lạng Sơn nói chung, trong đó có vùng đất Bắc Sơn là một trong những cái nôi sinh sống của người Việt cổ. Những dấu tích được khoa học khảo cổ khẳng định qua khai quật ở Bắc Sơn cho thấy nơi đây sớm có sự tụ cư của con người. Nền văn hóa Bắc Sơn với sự xuất hiện kĩ thuật mài lưỡi công cụ, với “Dấu Bắc Sơn” và nghề làm gốm sơ khai đánh dấu bước phát triển mới của người Việt cổ sơ kỳ thời đại đá mới. Trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc, Bắc Sơn là chiến khu cách mạng nằm trong căn cứ địa Bắc Sơn - Võ Nhai.

Nơi đây diễn ra và ghi dấu khởi nghĩa Bắc Sơn ngày 27/9/1940, cuộc khởi nghĩa vũ trang đầu tiên do Đảng lãnh đạo, tiếng súng báo hiệu thời kỳ cách mạng mới, làm tiền đề tiến tới cuộc Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945. Bắc Sơn cũng là nơi thành lập Đội du kích Bắc Sơn (sau đổi tên thành Trung đội Cứu quốc quân I) - một trong những đội quân tiền thân của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng. Với những đóng góp vào cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc, 11 xã trong huyện đƣợc công nhận là xã ATK (thời kỳ kháng chiến chống Pháp). Về văn hóa, vùng đất Bắc Sơn là nơi tiếp xúc, giao thoa văn hóa của; các dân tộc hai miền xuôi ngƣợc. Đặc điểm nổi bật về văn hóa của huyện Bắc Sơn là hội tụ và đan xen. Từ văn hóa vật chất đến văn hóa tinh thần đều có sự ảnh hưởng, tiếp biến giữa các dân tộc. Trên nền chủ đạo là văn hóa Tày, các dân tộc anh em sinh sống trên quê hương Bắc Sơn cùng nhau xây dựng cuộc sống giàu đẹp, văn minh. Trong sự giao thoa và thống nhất, đời sống văn hóa mỗi tộc người vẫn giữ những nét riêng, những phần bí ẩn, thiêng liêng, là hồn cốt nâng đỡ, bảo lưu giá trị bản sắc tộc người.

Về tài nguyên du lịch nhân văn

Huyện Bắc Sơn có 29 khu, điểm di tích. Trong đó, xét theo loại hình, có 12 điểm „di tích lịch sử, 12 điểm‟ di tích kiến trúc nghệ thuật, 2 điểm di tích khảo cổ và 3 di tích danh lam thắng cảnh. Các di tích lịch sử cách mạng chiếm số lƣợng lớn, tiêu biểu là khu di tích khởi nghĩa Bắc Sơn.

Một phần của tài liệu Đảng bộ huyện bắc sơn, tỉnh lạng sơn lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch từ năm 2010 đến năm 2022 (Trang 24 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)