Chương 2 ĐẢNG BỘ HUYỆN BẮC SƠN, TỈNH LẠNG SƠN LÃNH ĐẠO ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH (2015 - 2022)
2.1. Những yêu cầu mới và chủ trương của Đảng bộ huyện
2.1.1. Những yêu cầu mới
2.1.1.1. Bối cảnh quốc tế và trong nước
Du lịch trên phạm vi toàn cầu đã phát triển nhanh và trở thành ngành kinh tế hàng đầu thế giới. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới (UNWTO), năm 2018 trên thế giới có trên 1.403 triệu lượt người đi du lịch (tăng 5,6% so với năm 2017), thu nhập từ du lịch đạt trên 1.500 tỷ USD (tăng 5% so với năm 2017). Theo dự báo của UNWTO, đến năm 2020, lƣợng khách du lịch quốc tế toàn thế giới sẽ đạt xấp xỉ 1,6 tỷ lượt. Du lịch là ngành kinh tế tạo nhiều việc làm cho người lao động và hiện đang thu hút trên 300 triệu lao động, chiếm khoảng 11,6% lực lƣợng lao động trên thế giới, nhƣ vậy nếu tính trung bình cứ 8 lao động thì có 1 người làm dịch vụ du lịch. Năm 2018, du lịch quốc tế đóng góp trên 10,8% GDP toàn cầu. Do lợi ích nhiều mặt mà du lịch mang lại, nên nhiều nước đã tận dụng tiềm năng và lợi thế của mình để phát triển du lịch.
Nền chính trị ở nhiều quốc gia, nhiều khu vực trên thế giới có nhiều biến động. Chiến tranh, khủng bố, xung đột sắc tộc, dịch bệnh... đã và đang xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới, ảnh hưởng lớn đến ngành du lịch toàn cầu. Do đó, dòng khách du lịch thế giới đang hướng tới những khu vực có nền chính trị ổn định, kinh tế phát triển; đặc biệt là dòng khách du lịch thế giới đang có xu thế chuyển dần sang khu vực châu Á - Thái Bình Dương và Đông Nam Á, những nơi có nền kinh tế phát triển năng động và nền chính trị hòa bình ổn định, mà trong đó Việt Nam được đánh giá là điểm đến an toàn và thân thiện. Du lịch các nước Đông Nam Á (ASEAN) giữ vị trí quan trọng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Năm 2018, các nước ASEAN đón 129,9 triệu khách du lịch quốc tế (chiếm 9,3% toàn cầu); tổng thu nhập du lịch đạt 135 tỷ USD (chiếm xấp xỉ 9%
tổng thu nhập du lịch toàn cầu và 28% Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương).
Hiệp hội Du lịch các nước ASEAN (ASEANTA) không ngừng nâng cao vị thế
trên trường quốc tế. Song song với sự ra đời của ASEANTA là sự ra đời của các chính sách về hợp tác trong phát triển du lịch giữa các nước thành viên. Cộng đồng Kinh tế ASEAN đã đƣợc ký kết, đây là một lợi thế quan trọng trong việc thu hút khách du lịch đến khu vực.
Cuộc cách mạng công nghiệp! lần thứ 4 đang tạo ra cơ hội để du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lạng Sơn cùng với Bắc Sơn nói riêng phát triển theo hướng hiện đại hóa, chuyên nghiệp hóa, tự động hóa. Tình hình dịch bệnh Covid- 19 trên phạm vi toàn cầu đã, đang và sẽ diễn ra phức tạp khó lường, „ảnh hưởng trực tiếp đến nền kinh tế thế giới, trong đó có ảnh hưởng trực tiếp đến kinh tế và du lịch của Việt Nam, của tỉnh Lạng Sơn cũng nhƣ của huyện Bắc Sơn.
Cơ hội trong phạm vi cả nước
Chính sách“Đổi mới, mở cửa và hội nhập” của Đảng và Nhà nước tiếp tục phát huy có hiệu quả, đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Đặc biệt Nghị quyết 08-NQ/TW ngày 16/01/2017 của Bộ Chính trị về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn đã khẳng định “Phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của Đất nước”, “Tập trung mọi nguồn lực để phát triển du lịch”; Luật Du lịch ;2017 cũng đã nhấn mạnh đến các chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển du lịch... và thực sự ngành du lịch đã và đang đƣợc quan tâm đầu tƣ phát triển (đầu tƣ từ Ngân sách Nhà nước cho hệ thống cơ sở hạ tầng du lịch trong phạm vi cả nước, cho công tác xúc tiến, quảng bá du lịch trong và ngoài nước...), và ban hành nhiều chính sách nhƣ1 Chính sách cấp thị thực cho khách quốc tế đến Việt Nam đƣợc cải thiện, như việc gia hạn quy định miễn thị thực cho công dân 5 nước Tây Âu;
miễn thị thực cho thành viên tổ máy bay hãng hàng không nước ngoài; „cấp visa điện tử... góp phần gia tăng lƣợng khách từ các quốc gia này đến Việt Nam, tạo đà thuận lợi thúc đẩy ngành Du lịch phát triển.
Điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước> ngày càng phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân ngày càng được nâng cao, nhu cầu đi du lịch của người dân ngày càng được gia tăng và trở thành nhu cầu không thể thiếu;
đặc biệt là nhu cầu về du lịch tham quan, sinh thái; du lịch nghỉ dƣỡng; du lịch
vui chơi; giải trí cao cấp... mà Bắc Sơn có khả năng phát triển đáp ứng nhu cầu cho1 khách du lịch.
Việt Nam có; chế độ chính trị ổn định, hòa bình, an ninh đảm bảo là nhân tố quan trọng đảm bảo cho du lịch phát triển (đặc biệt trong bối cảnh hiện nay khi nạn khủng bố, chiến tranh sắc tộc, dịch bệnh đang diễn ra trên phạm vi toàn cầu, làm ảnh hưởng đến tâm lý đi du lịch của2 người dân); đồng thời Việt Nam được đánh giá là điểm du lịch đáng mơ ƣớc trên bản đồ du lịch thế giới và đƣợc hấp dẫn bởi các nguồn tài nguyên du lịch đa dạng và phong phú (có nhiều di sản thế giới, nhiều giá trị mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc...), con người Việt Nam luôn mến khách... Đây là những điều kiện đặc biệt quan trọng để du lịch phát triển.
Bên cạnh đó, bối cảnh trong nước cũng đã tạo ra những khó khăn và thách thức đối với sự phát triển kinh tế du lịch của huyện Bắc Sơn.
Cạnh tranh trong du lịch ở khu vực và thế giới ngày càng; gay gắt, trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Lạng Sơn nói chung và Bắc Sơn nói riêng còn hạn chế, chƣa có những sản phẩm du lịch đặc thù chất2 lƣợng cao, có thương hiệu để cạnh tranh và hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.
Ngoài ra, du lịch Bắc Sơn còn đối mặt với cạnh tranh của các địa phương trong tỉnh (trước hết là với các địa phương liền kề như Hữu Lũng, Chi Lăng), với các tỉnh trong vùng cũng như trong! cả nước.
Du lịch Lạng Sơn nói chung và Bắc Sơn nói riêng phát triển trong bối cảnh chịu sức ép lớn về trách nhiệm bảo tồn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch (đặc biệt là việc bảo tồn tài nguyên và môi trường ở Làng du lịch cộng đồng Quỳnh Sơn). Môi trường du lịch trên địa bàn đang có nguy cơ bị ảnh hưởng và ô nhiễm bởi các hoạt động dân sinh và của các hoạt động du lịch. Do ý thức bảo vệ tài nguyên môi trường của một bộ phận người dân còn yếu kém, nên việc đảm bảo chất lượng môi trường luôn là thách thức lớn đối với ngành du lịch ở Lạng Sơn và Bắc Sơn. Tác động của biến đổi khí hậu ngày càng rõ rệt. Tỉnh Lạng Sơn cũng nhƣ huyện Bắc Sơn thuộc vùng núi Đông Bắc, khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của biến đổi khí hậu và các yếu tố thời tiết bất lợi như bão, lũ,
trƣợt lở đất... Đây là một thách thức lớn đòi hỏi trong quá trình đầu tƣ xây dựng các công trình du lịch cần đƣợc tính toán kỹ lƣỡng để thích ứng.
Du lịch Lạng Sơn nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng phát triển trong bối cảnh chịu sức ép lớn là ngành kinh tế mũi nhọn, về trách nhiệm bảo tồn các giá trị tài nguyên và bảo vệ môi trường du lịch; chịu sức ép trong quản lý khai thác tài nguyên từ các hoạt động phát triển kinh tế khác trên cùng một địa bàn nhƣ phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, nhà máy điện, nuôi trồng thủy sản, phát triển đô thị...
Bối cảnh quốc tế và trong nước đã tác động rất lớn tới sự phát triển kinh tế du lịch của huyện Bắc Sơn. Do đó, đòi hỏi Đảng bộ huyện Bắc Sơn cần tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng đối với việc phát triển kinh tế du lịch vừa nhằm khai thác lợi thế của tài nguyên du lịch vừa thúc đẩy kinh tế - xã hội Bắc Sơn phát triển theo hướng bền vững.
2.1.1.2. Chủ trương của Đảng
Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng (2016) đã phát triển hơn Nghị quyết Đại hội XI về chủ trương đối với kinh tế du lịch: (1) Có chính sách phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn; (2) Khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tƣ phát triển du lịch với hệ thống hạ tầng đồng bộ, hiện đại, sản phẩm đa dạng và tính chuyên nghiệp cao; (3) Tạo mọi thuận lợi về thủ tục xuất nhập cảnh, đi lại và bảo đảm an toàn, an ninh; (4) Đẩy mạnh xúc tiến, quảng bá, xây dựng thương hiệu du lịch Việt Nam; (5) Khai thác hiệu quả, bền vững các di sản văn hóa, thiên nhiên, di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh và giữ gìn vệ sinh môi trường; (6) Phát triển các khu dịch vụ du lịch phức hợp, có quy mô lớn và chất lƣợng cao.
Đồng thời, Nghị quyết cũng đề ra phương hướng phát triển du lịch Việt Nam giai đoạn 2016 - 2020: tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng tăng trưởng, năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế du lịch.
Tiếp tục thực hiện có hiệu quả ba đột phá chiến lƣợc (hoàn thiện thể chế kinh tế du lịch thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục, đào tạo; phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lƣợng
cao; xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ), cơ cấu lại tổng thể và đồng bộ nền kinh tế du lịch gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chú trọng công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới. Chú trọng giải quyết tốt vấn đề cơ cấu lại doanh nghiệp nhà nước, cơ cấu lại ngân sách nhà nước, xử lý nợ xấu và bảo đảm an toàn nợ công.
Ngày 16/01/2017, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 08-NQ/TW về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đây là Nghị quyết có ý nghĩa lịch sử đối với sự nghiệp phát triển du lịch Việt Nam. Nghị quyết số 08- NQ/TW của Bộ Chính trị đề ra mục tiêu đến năm 2020, phấn đấu thu hút đƣợc 17-20 triệu lƣợt khách du lịch quốc tế, 82 triệu lƣợt khách du lịch nội địa, đóng góp trên 10% GDP, tổng thu từ khách du lịch đạt 35 tỉ USD, giá trị xuất khẩu thông qua du lịch đạt 20 tỉ USD, tạo ra 4 triệu việc làm. Phấn đấu đến năm 2030, du lịch thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy mạnh mẽ sự phát triển của các ngành, lĩnh vực khác. Việt Nam thuộc nhóm các nước có ngành Du lịch phát triển hàng đầu khu vực Đông Nam Á. Để hiện thực hóa mục tiêu đề ra, Nghị quyết số 08-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đã đƣa ra 8 nhiệm vụ và giải pháp, cụ thể: đổi mới nhận thức, tƣ duy về phát triển du lịch; cơ cấu lại ngành Du lịch bảo đảm tính chuyên nghiệp, hiện đại và phát triển bền vững theo quy luật của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế; hoàn thiện thể chế, chính sách; đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật ngành Du lịch; tăng cường xúc tiến quảng bá du lịch; tạo môi trường thuận lợi cho doanh nghiệp và cộng đồng phát triển du lịch; phát triển nguồn nhân lực du lịch; tăng cường năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước về du lịch. Nghị quyết này là nền tảng và động lực quan trọng, bởi với những mục tiêu, giải pháp đƣợc đƣa ra sẽ tạo điều kiện thuận lợi để ngành công nghiệp du lịch Việt Nam phát triển bền vững và cất cánh, thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, đóng góp xứng đáng vào sự phát triển của kinh tế đất nước.
Nhờ chủ trương đúng đắn của Đảng, ngành du lịch được triển khai theo hướng tập trung đầu tư cơ sở vật chất, kỹ thuật đồng bộ, chú trọng nâng cao chất
lƣợng và phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ, đặc biệt là sản phẩm, dịch vụ có năng lực cạnh tranh cao. Ngành du lịch đã có bước phát triển rõ rệt và đạt đƣợc những kết quả quan trọng, cơ bản trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Số lƣợng khách du lịch quốc tế tăng nhanh, bình quân giai đoạn 2016 - 2019 tăng khoảng 15%/năm và năm 2019 đạt 18 triệu lƣợt khách, tăng trên 10 triệu lƣợt so với năm 2015. Năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã tác động rất nghiêm trọng đến ngành du lịch và nhiều ngành dịch vụ nhƣ giao thông vận tải, hàng không, khách sạn, ăn uống, giải trí... số khách du lịch quốc tế đến Việt Nam giảm mạnh. Hạn chế của du lịch Việt Nam là du lịch tăng trưởng cao nhưng chất lượng tăng trưởng chưa được chú trọng, chưa có nhiều sản phẩm đa dạng và chưa bảo đảm tính bền vững.
Để khắc phục những hạn chế đó, Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng năm 2021 quan tâm xây dựng chủ trương định hướng cho sự phát triển của kinh tế du lịch. Phát triển khu vực kinh tế du lịch tƣ nhân để thực sự trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế cũng là điểm nhấn trong Đại hội XIII. Ứng dụng khoa học và công nghệ hiện đại, công nghệ số trong ngành du lịch. Tập trung đầu tƣ phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng phục vụ du lịch. Phát triển sản phẩm du lịch và quản lý chất lƣợng dịch vụ du lịch. Hỗ trợ doanh nghiệp du lịch phục hồi, phát triển trong bối cảnh tác động của đại dịch.
Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và thị trường lao động du lịch bền vững. Phát triển thị trường, tăng cường xúc tiến, quảng bá và đẩy mạnh hợp tác quốc tế về du lịch.
Trên cơ sở, Nghị quyết đề ra nhiệm vụ cho ngành du lịch “Tiếp tục ban hành và thực hiện các chính sách phát triển du lịch thực sự thành ngành kinh tế mũi nhọn; tập trung quy hoạch và đầu tư để hình thành một số khu du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế. Xây dựng và định vị thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển đồng thời cả du lịch quốc tế và du lịch trong nước. Phát triển và tăng cường quản lý hoạt động du lịch văn hoá tâm linh, sinh thái, lịch sử. Tập trung giải quyết các điểm nghẽn về cơ sở hạ tầng du lịch, nhất là tình trạng quá tải tại các cảng
hàng không, một số cảng biển và cảng thuỷ nội địa chuyên dùng; cải thiện hạ tầng và chất lượng dịch vụ đường sắt phục vụ khách du lịch”.
Như vậy, đến giai đoạn 2015 - 2022, Đảng đã tăng cường lãnh đạo phát triển kinh tế du lịch trên cả nước nói chung và huyện Bắc Sơn nói riêng. Đây là điều kiện thuận lợi để Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn và huyện Bắc Sơn lãnh đạo đẩy mạnh phát triển kinh tế du lịch.
2.1.1.3. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn
Năm 2015, Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn lần thứ XVI đã nêu bật những kết quả đạt đƣợc trong giai đoạn 2010 - 2015: “...Hoạt động thương mại, dịch vụ, du lịch tiếp tục pháp triển khá toàn diện, đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế toàn tỉnh”.
Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Lạng Sơn năm 2015 xác định phương hướng:
“Tỉnh Lạng Sơn phát triển hài hòa các lĩnh vực (cả kinh tế du lịch, văn hóa, xã hội, môi trường gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng, an ninh...), xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, làm hạt nhân lãnh đạo hệ thống chính trị và nhân dân nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế của địa phương, sức mạnh tổng hợp của nhân dân, đưa Lạng Sơn phát triển”. Nghị quyết cũng khẳng định:
“Tỉnh Lạng Sơn cần thường xuyên chủ động kịp thời dự báo nắm bắt tình hình, trên cơ sở đó rà soát, bổ sung kế hoạch phát triển kinh tế du lịch, đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế du lịch gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng nhằm phát triển kinh tế du lịch nhanh và bền vững hơn. Cần huy động tối đa các nguồn lực, tập trung thu hút đầu tư vào tỉnh. Với địa thế thuận lợi, Lạng Sơn cần tiếp tục tập trung phát triển khu kinh tế du lịch cửa khẩu, phát triển nhanh về thương mại, dịch vụ, du lịch. Phải xác định đây là lĩnh vực mũi nhọn, tạo chuyển biến mạnh mẽ trong thúc đẩy tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế du lịch, cơ cấu lao động du lịch. Đặc biệt, đẩy nhanh xây dựng Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn. Chú trọng xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh, bảo tồn và phát huy các di sản văn hóa gắn với phục vụ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh. Thực hiện tốt hơn công tác giảm nghèo bền vững, chăm lo đảm bảo an sinh xã hội”.