Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN CHO HỌC SINH LỚP 2 TRONG MÔN TIẾNG VIỆT
1.1. Tích hợp và dạy học tích hợp
1.1.1. Khái niệm tích hợp
Tích hợp là cụm từ khá phổ biến và thường xuất hiện trên nhiều ngành nghề khác nhau. Tích hợp được hiểu theo nghĩa thông thường nhất chính là sự kết hợp, thống nhất hay hòa nhập giữa các bộ phận hay các phần tử, các chức năng công việc khác nhau để tạo thành một hệ thống hoàn chỉnh, cùng chung một mục tiêu, lí tưởng.
Theo dòng phát triển và xu thế hội nhập, giáo dục đảm bảo chức năng và đáp ứng nguồn nhân lực cho xã hội hiện đại. Giáo dục phát triển và thay đổi kéo theo sự xuất hiện của cụm từ “tích hợp” vào khoảng thế kỉ XVIII. Sở dĩ có sự thay đổi này chính bởi sự thay đổi về phương châm giáo dục. giáo dục hiện đại hướng con người đến sự phát triển toàn diện, không chỉ đào tạo và cung cấp tri thức mà hướng đến sự phát triển toàn kĩ, về kiến thức kĩ năng đến thái độ sống và hành vi xã hội. Vậy nên, để phát triển toàn diện và đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng tốt cung cấp cho xã hội tích hợp trong giáo dục được ra đời.
Trên thế giới, tích hợp xuất hiện với tên tiếng Anh là “Integration”. Đây là từ ngữ có nguồn gốc xuất phát từ tiếng Latinh mang nét nghĩa xác lập, kết hợp lại những cái chung, những cái thống nhất dựa trên những khối lượng, đặc điểm riêng lẻ.
Ở Việt Nam, cũng có rất nhiều khái niệm bàn về tích hợp:
Đầu tiên, trong cuốn “Từ điển tiếng Việt” do Viện ngôn ngữ học ban hành đã phân tách và đưa ra cách giải thích về “tích hợp”. Tại trang 981, tác giả
loại danh từ, đây là kết quả của phép nhân trong toán học. “Tích” còn mang sắc thái của một động từ, với nghĩa đóng góp, dồn lại thành một tập thể lớn về khối lượng và số lượng. Từ “hợp” vừa đảm nhiệm chức năng của danh từ, động từ lẫn tính từ. Đối với chức năng của danh từ, “hợp” được xem là một phần từ thuộc bộ phận tập hợp từ nhiều phần tử khác nhau. “Hợp” với vai trò của động từ là hợp nhất, là gộp chung “hợp” với từ loại tính từ mang nghĩa hòa bình, không có mâu thuẫn hay đòi hỏi, kiến nghị gì. Tóm lại, tích hợp là lắp ráp, là quá trình kết nối các thành phần cùng chung một tập hợp, hệ thống nhằm hướng đến mục tiêu xây dựng hệ thống hoàn chỉnh.
Theo Phạm Văn Lập: “Tích hợp có nghĩa là những kiến thức, kỹ năng học được ở môn học này, phần này của môn học được sử dụng như những công cụ để nghiên cứu học tập trong môn học khác, trong các phần khác của cùng một môn học”.
Theo từ điển tiếng Việt do Hoàng Phê chủ biên (2009) thì “tích hợp là lắp ráp, nối kết các thành phần của một hệ thống để tạo nên một hệ thống đồng bộ”.
Theo Từ điển Giáo dục học, thì tích hợp là “hành động liên kết các đối tượng nghiên cứu, giảng dạy, học tập của cùng một lĩnh vực hoặc vài lĩnh vực khác nhau trong cùng một kế hoạch giảng dạy”.
Tác giả Dương Tiến Sỹ và Nguyễn Phúc Chỉnh đều cho rằng “tích hợp là sự kết hợp một cách hữu cơ, có hệ thống các kiến thức, khái niệm thuộc các môn học khác nhau thành một nội dung thống nhất, dựa trên cơ sở các mối liên hệ về lí luận và thực tiễn được đề cập trong các môn học đó”
Như vậy, dưới góc độ giáo dục học, tích hợp được hiểu là sự tổng hợp các kiến thức trong một môn học hoặc giữa các môn học thành một nội dung thống nhất.
Hiện nay, trên toàn thế giới mỗi ngày có khoảng 2000 cuốn sách được xuất bản, điều ấy đủ thấy không thể học tập như cũ và giảng dạy như cũ theo chương trình và sách giáo khoa gồm quá nhiều môn học riêng rẽ, biệt lập với
nhau. Mặt khác, sự phát triển của khoa học trên thế giới ngày càng nhanh, nhiều vấn đề mới dạy học cần phải đưa vào nhà trường như: Giáo dục sức khỏe, giới tính, dân số, pháp luật, phòng chống các tệ nạn xã hội, an toàn giao thông, bảo vệ môi trường… nhưng quỹ thời gian có hạn, không thể tăng số môn học cũng như lượng thời gian để dạy hết mọi thứ cho học sinh. Việc tích hợp nội dung một số môn học là giải pháp có thể thực hiện được để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không quá tải.
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi đưa ra khái niệm tích hợp như sau:
Tích hợp là hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động các yếu tố có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề, qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
1.1.2. Dạy học tích hợp
Để đảm bảo nhiệm vụ giáo dục nhiều mặt cho học sinh mà không bị quá tải, dạy học tích hợp ra đời nhằm đáp ứng lại những yêu cầu của giáo dục hiện đại, không chỉ tích hợp về phương pháp mà còn cả về nội dung dạy học. Quan điểm tích hợp đã được nghiên cứu và vận dụng trong dạy học ở nhiều nước trên thế giới.
Theo Xavier Roegiers, “Sư phạm tích hợp là một quan niệm về quá trình học tập góp phần hình thành ở học sinh những năng lực rõ ràng, có dự tính trước những điều cần thiết cho học sinh, nhằm phục vụ cho các quá trình học tập tương lai hoặc nhằm hòa nhập học sinh vào cuộc sống lao động. Như vậy, sư phạm tích hợp nhằm làm cho quá trình học tập có ý nghĩa”.
Theo UNESCO, “Dạy học tích hợp các khoa học được định nghĩa là một cách trình bày các khái niệm và nguyên lí khoa học cho phép diễn đạt sự thống nhất cơ bản của các tư tưởng khoa học, tránh nhấn quá mạnh hay quá sớm sự sai khác giữa các lĩnh vực khoa học khác nhau”.
Dạy học tích hợp hướng học sinh phát triển toàn diện về phẩm chất lẫn
dựa trên những định hướng và hỗ trợ của giáo viên. Từ đó học sinh rút ra kinh nghiệm cá nhân và thu nhận tri thức, kĩ năng cho bản thân mình. Tác giả Humphreys (Humphreys, Post và Ellis,1981) đã nêu định nghĩa về dạy học tích hợp: “Dạy học tích hợp là một hình thức giảng dạy mà trẻ em được thỏa thích khám phá tri thức trong các môn học khác nhau liên quan đến một số khía cạnh của môi trường xung quanh.” [31]. Theo đó, tác giả đã nêu ra được mối quan hệ giữa khía cạnh khoa học tự nhiên và khía cạnh khoa học xã hội nhân văn, giữa nghệ thuật giao tiếp và môi trường âm nhạc. Có thể thấy, mỗi ngành học cần được sử dụng phổ cập và trau dồi nhiều kĩ năng, kiến thức và đặc thù riêng biệt. Từ những cái riêng biệt đó, phối kết hợp những cái cùng chung tần số để tạo hứng khởi, tích hợp kĩ năng lại với nhau để dạy hỗ trợ công tác khơi gợi hứng thú, tò mò và sức sáng tạo của học sinh,
Tuy có những định nghĩa khác nhau, nhưng các cách định nghĩa về dạy học tích hợp này lại thống nhất biện chứng với nhau ở tư tưởng chính là việc thực hiện mục tiêu kép trong quá trình dạy học (một là mục tiêu dạy học thông thường của một bài học, hai là mục tiêu được tích hợp trong nội dung bài học đó).
Như vậy, dạy học tích hợp là quan điểm dạy học nhằm hình thành ở học sinh năng lực giải quyết các vấn đề trong thực tiễn dựa trên sự huy động kiến thức, kĩ năng… thuộc nhiều lĩnh vực, nhiều môn học khác nhau..