Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2
2.2. Xây dựng chủ đề tích hợp liên môn cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt
2.2.1. Các chủ đề tích hợp liên môn
Tích hợp chủ đề liên môn là quá trình tổ chức dạy học với các nội dung môn học có cùng chủ đề, chung nội dung giữa các môn học giúp giáo viên đưa ra phương pháp dạy học mới mẻ và đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục, hướng đến phát huy năng lực, phẩm chất của học sinh.
Quá trình tích hợp liên môn theo các chủ đề thông qua các bài học kết hợp với hoạt động trải nghiệm, kết hợp học tập và vui chơi giúp học sinh vận dụng nhiều kĩ năng khác nhau để khám phá vấn đề, tạo sự hứng thú cũng như khơi gợi tinh thần khám phá, chinh phục của học sinh.
Trong phạm vi luận văn, chúng tôi thực hiện nghiên cứu tích hợp liên môn giữa kiến thức giữa môn Tiếng Việt với các môn Âm nhạc, Mĩ thuật, Đạo đức và Hoạt động trải nghiệm lớp 2 ở bậc tiểu học
2.2.1.1. Chủ đề “Niềm vui tuổi thơ”
* Cơ sở khoa học: Các yếu tố liên quan đến cảm xúc thay đổi theo từng hoạt động, nhiệm vụ. Học sinh tích góp từ ngữ, hình ảnh miêu tả sự vật và bộc lộc cảm xúc để tích lũy cá nhân.
- Tái hiện lại nội dung câu chuyện, quan sát bức tranh để sáng tạo và kể lại nội dung câu chuyện.
* Mục đích tích hợp: Tích hợp giữa môn Tiếng Việt, môn Âm nhạc và môn Đạo đức, Hoạt động trải nghiệm.
- Kiến thức Tiếng Việt giúp học sinh hiểu đúng và sâu sắc về khối lượng kết thức trong bài học. Môn Tiếng Việt cũng giúp học sinh khắc sâu những hình ảnh liên quan đến kỉ niệm tuổi thơ, niềm vui hạnh phúc khi được tham gia hoạt động thả diều, được vui chơi cùng những bạn nhỏ thiên nhiên như: nhím nâu, Lê gô,…
- Thông qua việc tích hợp, học sinh được hát lên câu hát với giai điệu vui tươi, phấn khởi giúp niềm vui và những kỉ niệm tuổi thơ khắc sâu trong tâm trí học sinh.
- Môn học Đạo đức giúp học sinh nhận thức được rằng tuổi thơ, bạn bè, quê hương,… là những điều đáng trân quý. Luôn ôm ấp, yêu thương và nhớ về những tình cảm, niềm cảm xúc chân thành biến kỉ niệm tuổi thơ là những nền móng vững chãi, điểm tựa mỗi khi yếu lòng.
- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh trực tiếp được cảm nhận trò chơi niềm vui tuổi thơ thực tế, được cầm trên tay cánh diều, được quan sát thực tế hình ảnh cánh diều, được trực tiếp chơi trò chơi “Rồng rắn lên mây” để có thể lưu giữ niềm vui một cách chân thật nhất.
Ví dụ như: khi dạy bài “Gọi bạn” giáo viên cho học sinh tham gia hoạt động đọc hiểu văn bản. Từ nội dung câu chuyện giữa hai người bạn Bê vàng và Dê trắng để tìm hiểu tình bạn chân thành, thân thiết. Học sinh tìm những từ ngữ miêu tả hình ảnh, từ ngữ bộc lộ suy nghĩ, trăn trở giành cho người bạn của mình, từ ngữ bộc lộ thời gian, địa điểm cụ thể.
Khi dạy hoạt động đọc bài “Gọi bạn” giáo viên có thể tích hợp với hoạt động trải nghiệm, cho học sinh đóng vai và tưởng tượng bản thân mình là nhân vật Bê vàng và Dê trắng. Học sinh đọc đúng với hướng dẫn của sách giáo khoa như: “Lấy gì nuôi đôi bạn - Chờ mưa đến bao giờ?” Với giọng đọc lo lắng còn lời thoại “Bê ! Bê!” cần đọc kéo dài ra với tình cảm tha thiết. Từ đó học sinh sẽ
có sự cảm nhận sâu sắc hơn về tình cảm, sự lo lắng mà Dê trắng dành cho Bê vàng. Từ đó, giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh giải quyết “ Trong thực tế, em đã từng cảm thấy bồn chồn, lo lắng với người bạn nào chưa? Khi lo lắng cho bạn thì tâm trạng của em thế nào? Cử chỉ biểu thị của em sau khi gặp lại bạn như thế nào?
Hay khi thực hiện hoạt động luyện tập, giáo viên có thể kết hợp với môn Mĩ thuật, cho học sinh vẽ lại hình ảnh, hoạt động nhớ nhất của học sinh và
người bạn thân thiết. Sau đó, gọi một số bạn đứng dậy giải thích ý nghĩa bức tranh. Học sinh không chỉ nhớ về kỉ niệm cùng người bạn thân thiết, luyện tập hoạt động vẽ mà còn giúp học sinh có điều kiện giao tiếp Tiếng Việt.
Bài học thuộc chủ đề “Niềm vui tuổi thơ” và môn học, hoạt động tích hợp:
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
“Gọi bạn”
Tiếng Việt
Nhận biết được tình cảm của Bê vàng và Dê trắng qua những từ ngữ và chi tiết trong bài thơ, nhận biết các câu thơ có vần giống nhau; bồi dưỡng tình cảm tình cảm bạn bè, niềm vui khi có bạn
Hoạt động trải nghiệm
Đóng vai, đọc đúng ngữ điệu Đóng vai một người bạn trong rừng, nói lời an ủi bạn. Từ đó liên hệ biết tìm kiếm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn
Tạo tình huống bạn Bê vàng bị dòng nước cuốn trôi, không thể tự mình thoát khỏi dòng suối được. Em hãy tìm cách giúp bạn thoát khỏi dòng suối, trở về nhà an toàn.
Mỹ thuật
Bài Sự kết hợp của các hình cơ bản”, học sinh xé dán về một người bạn thân thiết hoặc những đồ vật thể hiện tình bạn
“Tớ nhớ cậu” Tiếng Việt Hiểu nội dung bài đọc, nhận
biết được tình bạn thân thiết và cách duy trì tình bạn, phát triển vốn từ ngữ về tình bạn
Hoạt động trải nghiệm
Bài 10: Tìm sự trợ giúp để giữ gìn tình bạn.
Học sinh tạo tình huống: bạn thân thiết của em sắp phải chuyển trường vì bố mẹ chuyển công tác. Em sẽ làm gì để giữ liên lạc với bạn.
Đạo đức
Bài 4: Yêu quý bạn bè
Kể về những hành động thường làm khi nhớ nhung người bạn của mình, hành động thể hiện sự quan tâm mình bản thân dành cho bạn.
“Chữ A và những người bạn”
Tiếng Việt
Hiểu được nội dung câu chuyện của chữ A và nhận thức của chữ A về những việc cần có bạn bè
Mĩ thuật
Vẽ chữ A gắn liền với các hình khối.
Tô màu lên những khoảng trống của chữ viết
Đạo đức
Bài 4: Yêu quý bạn bè
Kể về những hoạt động phù hợp với lứa tuổi để giúp đỡ các bạn có hoàn cảnh khó khăn hoặc hoàn cảnh không may mắn
“Nhím nâu kết bạn” Tiếng Việt Nhận biết được ý nghĩa, giá trị
nâu có sự thay đổi từ nhút nhát thành mạnh dạn, thích sống cùng bè bạn.
Hoạt động trải nghiệm
Tạo tình huống để học sinh trở nên mạnh dạn, tự tin hơn trong học tập và trong cách duy trì tình cảm bạn bè
Đạo đức
Bài 4: Yêu quý bạn bè
Thực hành đóng vai Nhím nâu và Nhím trắng, tạo các tình huống để thể hiện sự yêu quý bạn bè
Hoạt động tích hợp trong các môn học không nhất thiết thực hiện ở tất cả các môn. Tùy thuộc vào đặc điểm tâm lí, sự hứng thú của học sinh cũng như mức độ nhận thức để giáo viên.
2.2.1.2. Chủ đề “Đi học vui sao”
* Cơ sở khoa học:
Đi học là quyền lợi và là nghĩa vụ của học sinh. Mỗi học sinh khi đến trường được trang bị và cung cấp điều kiện tốt nhất để học tập và phát triển bản thân. Môi trường học tập được tạo nên từ nhà trường, giáo viên và toàn xã hội.
* Mục đích tích hợp
Học sinh tiếp thu được lượng kiến thức nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Học sinh biết cách viết câu, đoạn văn miêu tả cảm xúc cá nhân
Giúp học sinh nhận diện và tích góp từ ngữ mang tính chất gợi cảm, từ ngữ miêu tả.
Ghi nhớ và kể lại nội dung câu chuyện
* Một số bài học thuộc chủ đề “Đi học vui sao” và nội dung môn học tích hợp:
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
“Cô giáo lớp em”
Tiếng Việt
Hiểu nội dung bài thơ là những suy nghĩ, tình cảm của một học sinh dành cho cô giáo của mình.
Bồi dưỡng tình cảm yêu quý, kính trọng thầy, cô giáo.
Tự nhiên và xã hội
Vẽ tranh về cô giáo mà em yêu thích gắn liền với hoạt động hàng ngày trên lớp hoặc trong ngày khai giảng
Đạo đức
Học sinh biết những việc làm thể hiện sự kính trọng, biết ơn thầy, cô giáo.
Các em biết làm thiệp để gửi tặng các thầy cô giáo mà mình yêu quý.
“Thời khóa biểu”
Tiếng Việt
Học sinh biết đọc thời khóa biểu, nhận diện nhiệm vụ cần thực hiện mỗi ngày
Thiết kế nội dung thời khóa biểu cá nhân
Mĩ thuật
Trang trí thời khóa biểu dựa trên màu sắc, hình dáng yêu thích cá nhân đảm bảo nội dung và hình thức của thời khóa biểu
“Cái trống trường em”
Tiếng Việt
Hiểu được nội dung bài thơ, hiểu được tình cảm thân thiết gắn bó của các bạn học sinh với cái trống trường.
Tự nhiên và xã hội
Học sinh tìm hiểu về ngày khai giảng, ý nghĩa của việc đánh trống khai giảng
Mĩ thuật
Chủ đề 2: Sự thú vị của nét
Học sinh tìm hiểu hoa văn trang trí xung quanh chiếc trống khai giảng, từ đó vẽ và trang trí một chiếc trống mà em yêu thích.
Đạo đức
Bài 3: Kính trọng thầy giáo, cô giáo Giáo dục học sinh tình yêu với các đồ vật ở trường học từ đó liên hệ tình cảm dành cho thầy cô và mái trường.
“Yêu lắm trường ơi”
Tiếng Việt
Nhận biết được tình cảm yêu thương, gắn bó của bạn nhỏ dành cho ngôi trường, thầy cô và bạn bè
Tự nhiên và xã hội
Bài 6: Chào đón ngày khai giảng Bài 7: Ngày hội đọc sách của chúng em
Học sinh chia sẻ cảm xúc khi tham gia ngày khai giảng và ngày hội đọc sách ở trường từ đó liên hệ tình cảm yêu thương dành cho mái trường, thầy cô và bạn bè.
Đạo đức
Bài 4: Yêu quý bạn bè.
Tạo tình huống để học sinh bộc lộ tình cảm yêu quý bạn bè, thầy cô và mái trường
Ví dụ: Vận dụng tích hợp môn Tự nhiên và xã hội và Đạo đức dạy bài
“Cô giáo lớp em”.
Khi dạy bài “Cô giáo lớp em” sau khi cho học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cho học sinh liên hệ, kể tên những việc làm thể hiện sự kính trọng đối với thầy, cô giáo. Từ đó giáo dục các em tình yêu quý và sự kính trọng đối với các thầy cô giáo.
Hay sau khi cho học sinh tìm hiểu bài, giáo viên cho học sinh vẽ tranh về cô giáo mà em yêu thích gắn liền với hoạt động hàng ngày trên lớp hoặc trong ngày khai giảng.
2.2.1.3. Chủ đề “Hành tinh xanh của em”
* Cơ sở khoa học
Chủ đề “Hành tinh xanh của em” hướng các em đến trách nhiệm của mỗi học sinh đối với môi trường sống.
* Mục đích tích hợp: Tích hợp giữa các môn Tiếng Việt, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm, Mĩ thuật.
- Kiến thức Tiếng Việt giúp học sinh nắm bắt thông tin liên quan đến sự sống, liên quan đến hành tinh. Học sinh được biết đến thông tin liên quan đến loài chim, loài động thực vật và ý nghĩa biểu thị của nó qua từng thời kì.
- Tích hợp môn Tự nhiên và xã hội giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn, nắm bắt thông tin kĩ hơn về khoảng thời gian sinh hoạt, cách ăn uống của các loài động vật. Sự phát triển của thực vật.
- Tích hợp môn Mĩ thuật giúp học sinh rèn luyện trí tưởng tượng, năng khiếu mĩ thuật thông qua hoạt động vẽ tranh về các loài vật.
- Hoạt động trải nghiệm giúp học sinh tham quan vườn thú hay khu vườn có chim đậu, khoảng vườn có các loài thực vật. Học sinh rèn luyện tính kĩ lưỡng, cần mẫn và nhẫn nại khi quan sát sự thay đổi của thực vật và động vật ở môi trường tự nhiên.
Một số bài học thuộc chủ đề “Hành tinh xanh của em” và nội dung môn học tích hợp:
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
“Vè chim”
Tiếng Việt
Nhận biết đưuọc đặc điểm riêng của mỗi loài chim thông qua bài vè, biết bày tỏ tình yêu với thế giới loài vật
Tự nhiên xã hội
Học sinh tìm hiểu thông qua bài:
Thực vật và động vật quanh em.
Mở rộng thông tin liên quan đến các loài chim
Quan sát màu sắc, hình dáng cụ thể của từng loài chim
Nắm được đặc điểm hoạt động, sinh hoạt của mỗi loài chim
“Khủng long”
Tiếng Việt
Hiểu và chỉ ra được đặc điểm của các bộ phận của khủng long , thức ăn, nơi sống của khủng long. Hiểu được khủng long là một loài động vật đã tuyệt chủng nên chúng ta không thể gặp khủng long ngoài đời thật, bồi dưỡng ở học sinh tình yêu đối với các loài động vật.
Mĩ thuật
Chủ đề 6: Sắc màu thiên nhiên.
Quan sát hình ảnh khủng long và liệt kê hình khối tạo nên khủng long hoàn chỉnh
Tô màu khủng long để miêu tả sự thay đổi về độ tuổi của khủng long
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
Tự nhiên và xã hội
Học sinh tìm hiểu thông qua bài:
Thực vật và động vật quanh em Quan sát video nói về sự hình thành và phát triển của khủng long qua các thời kì
Nêu đặc điểm sinh trưởng, hoạt động sống của khủng long.
Phân biệt thức ăn, bộ phận cơ thể và màu sắc của khủng long khi nhỏ và khi lớn lên.
Khủng long khi săn mồi sẽ có sắc thái khác nhau như thế nào khi khủng long nghỉ ngơi.
Nguyên nhân vì sao khủng long tuyệt chủng.
“Sự tích cây thì là”
Tiếng Việt
Nhận biết một số loài cây thông qua bài đọc. Hiểu được cách giải thích vui về một số loài cây trong tự nhiên.
Tự nhiên và xã hội
Cho học sinh quan sát hình ảnh cây thì là ở thực tế.
Đối sánh cây thì là ở các mùa khác nhau, đưa ra đặc điểm thực tế của cây thì là giống với nội dung trong truyện cổ tích
Tìm hiểu về chức năng của cây thì là đối với sức khỏe, đời sống của con người
Mĩ thuật
Vói chủ đề: Sắc màu thiên nhiên:
Học sinh vẽ về một số loài cây mà em yêu thích
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
“Bờ tre đón khách”
Tiếng Việt
Tích lũy vốn từ miêu tả cây cối, loài vật.
Giải thích ý nghĩa biểu tượng của cây tre.
Phân tích mối quan hệ giữa các con vật và cây tre làm toát lên giá trị, nét đẹp trong lối sống của người Việt.
Tự nhiên và xã hội
Thông qua bài: Thực vật và động vật quanh em: Tìm hiểu về đặc điểm của cây tre và các loài vật.
Chức năng của cây tre đối với cuộc sống thực tiễn.
Ý nghĩa của cây tre đối với quá trình phát triển, đấu tranh của dân tộc.
Mĩ thuật Học sinh quan sát và tái hiện lại hình ảnh cây tre Việt Nam và vẽ
lại bức tranh về tre.
“Tạm biệt cánh cam”
Tiếng Việt Mở rộng vốn từ về thiên nhiên Hoạt động chăm sóc người bị thương.
Hoạt động trải nghiệm
Bài 26: Tôi luôn bên bạn
Tạo dựng tình huống, một bạn trong lớp đột nhiên bị ngã. Học sinh sẽ đưa ra phương án xử lí cá nhân hoặc thực hiện các bước như trong câu chuyện.
Giáo dục học sinh biết quan tâm
Bài học môn
Tiếng Việt Môn tích hợp Hoạt động
“Cỏ non cười
rồi” Tiếng Việt
Tích lũy từ ngữ miêu tả thiên nhiên.
Từ ngữ bộc lộ cảm xúc động viên an ủi.
Hoạt động trải nghiệm
Bài 25: Những người bạn hàng xóm
Tạo tình huống bạn hàng xóm bị ngã hoặc gặp khó khăn để học sinh xử lí tình huống, có thể nói lời an ủi, động viên hoặc tìm cách giải quyết để giúp đỡ bạn.
Ví dụ: sử dụng kiến thức môn Hoạt động trải nghiệm để dạy học bài
“Tạm biệt cánh cam”.
Khi dạy đến hoạt động phân tích chi tiết Cánh cam bị lạc, chân bị thương không thể đi lại bình thường được. Thấy vậy, Bống đã giúp đỡ Cánh cam bằng cách đặt bạn vào chiếc lọ chưa đầy cỏ. giáo viên cho học sinh nhận xét về hành động của Bống, sau đó giáo dục cho học sinh tinh thần tương thân tương ái, phải biết giúp đỡ mọi người lúc khó khăn.
Đến cuối bài, sau khi đã hoàn thiện việc tìm hiểu nội dung bài, để kiểm chứng mức độ nhận thức của học sinh, cách xử lí khi bạn bè gặp khó khăn.
Giáo viên sẽ tạo tình huống một bạn trong lớp đang chuẩn bị đứng dậy lên xóa bảng thì đột nhiên bị ngã. Từ đó quan sát xem biểu cảm gương mặt của học sinh trong lớp như thế nào, các em có đứng dậy đỡ bạn hay không…để có phương pháp giáo dục tiếp theo.
Mục đích chung của chủ đề “Hành tinh xanh” là giúp học sinh nhận ra được vai trò của thiên nhiên và giá trị của thiên nhiên. Môi trường thiên nhiên rất đẹp, tươi xanh, là điểm tựa của con người. Vậy nên, mỗi chúng ta cần bảo vệ sắc xanh của bầu trời.