Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2
2.3. Tổ chức dạy học tích hợp liên môn cho HS lớp 2
Kế hoạch bài dạy minh họa hoạt động tổ chức dạy học tích hợp liên môn cho học sinh lớp 2 tại trường Tiểu học Hoàng Lương, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang.
Ngày soạn:
Ngày dạy:
Tiết: Chủ đề: “Đi học vui sao”
BÀI: Cô giáo lớp em Đối tượng: Học sinh lớp 2
Thời gian thực hiện: 2 tiết
Môn tích hợp: Tiếng Việt, Đạo đức và Tự nhiên và xã hội Chuẩn bị: Máy chiếu, sách giáo khoa, bài giảng điện tử
Mẫu vật: Bút chì, bút màu, giấy vẽ, bìa Các hoạt động dạy học:
Hoạt động của GV Hoạt động của HS Hoạt động 1: Khởi động
- Giáo viên cho học sinh lắng nghe bài hát “Bông hồng tặng cô”.
- Yêu cầu HS trả lời các câu hỏi:
- HS lắng nghe bài hát.
- Học sinh trả lời các câu hỏi.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS nhân vật nào?
+ Bạn nhỏ trong bài hát đã làm gì để thể hiện tình cảm của mình dành cho thầy cô?
+ Em có suy nghĩ gì về hành động của bạn nhỏ trong bài hát?
Giáo viên lắng nghe , nhận xét câu trả lời và dẫn dắt vào bài mới: Các em thân mến, thầy cô giáo chính là người đã dạy chúng ta những chữ cái, con số đầu tiên, dạy chúng ta bao điều hay lẽ
phải. Hiểu được điều này, một bạn nhỏ đã bọc lộ tình cảm của mình dành cho cô giáo qua bài thơ “Cô giáo lớp em”.
Trong giờ học hôm nay, cô trò mình cùng tìm hiểu bài thơ này nhé!
giáo, thầy giáo.
+ Bạn nhỏ đã tặng hoa cho cô, dành tặng thầy một bài hát.
+ Hành động của bạn nhỏ rất ý nghĩa, thể hiện sự kính trọng đối với thầy, cô giáo.
- HS nhận xét, bổ sung.
Hoạt động 2: hình thành kiến thức 2.1. Đọc văn bản
- Giáo viên đọc mẫu toàn bài, rõ ràng, ngắt nghỉ hơi đúng theo nhịp 2/3 hoặc 3/ của bài thơ, dừng hơi lâu hơn sau mỗi khổ thơ.
- GV nêu một số từ khó phát âm do ảnh hưởng của phát âm địa phương:
nào, lớp, lời, nắng, viết, vào, vở…
- Mời 3 đọc nối tiếp bài thơ.
- Học sinh chú ý lắng nghe và đọc thầm theo.
- HS luyện đọc những từ khó phát âm.
- 3 HS luyện đọc nối tiếp, mỗi HS một khổ thơ.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS
- GV nhận xét, hướng dẫn chi tiết cách đọc.
- Tổ chức cho HS luyện đọc trong nhóm.
Nhận xét và sửa lỗi phát âm, chỉnh lại tư thế đọc của học sinh. Nhắc nhở cách đọc đúng, ngắt nghỉ khác nhau giữa các câu trong đoạn và các đoạn khác nhau.
- Tổ chức cho HS đọc cá nhân toàn bài.
- Giúp đỡ khi HS gặp khó khăn, tuyên dương HS đọc tốt.
- HS luyện đọc trong nhóm.
- HS luyện đọc cá nhân toàn bài.
2.2. Đọc hiểu văn bản - GV nêu câu hỏi:
Câu hỏi 1: Cô giáo đáp lại lời chào của học sinh như thế nào?
- Nhận xét, chốt câu trả lời đúng.
- GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân và nhóm để trả lời câu hỏi: Tìm những câu thơ tả cảnh khi cô giáo dạy học.
- GV thống nhất câu trả lời đúng.
- HS đọc thầm đoạn 1 để tìm câu trả lời.
Câu 1: Cô giáo đáp lại lời chào của các bạn nhỏ bằng cách mỉm cười thật tươi.
- Từng em đọc thầm lại bài thơ và trả lời câu hỏi, trao đổi nhóm thống nhất đáp án: Gió đưa thoảng hương nhài, Nắng ghé vào cửa lớp, Xem chúng em học bài.
- HS chú ý lắng nghe.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS và nhóm: Bạn nhỏ đã kể những gì về
cô giáo của mình?
- GV tổ chức cho HS làm việc chung cả lớp: Qua bài thơ, em thấy tình cảm bạn nhỏ dành cho cô giáo thế nào?
- GV thống nhất câu trả lời đúng.
- Tổ chức cho HS học thuộc lòng 2 khổ thơ mà em thích.
2.3. Luyện đọc lại
- Tổ chức cho HS luyện đọc lại.
2.4. Luyện tập theo văn bản đọc.
- GV hướng dẫn HS nói câu thể hiện tình cảm của em với thầy, cô giáo của mình.
- GV dẫn dắt sang hoạt động sau: Vậy là các em đã biết nói những câu thể hiện tình cảm của mình dành cho thầy cô giáo, Bên cạnh đó chúng ta có thể làm thêm những món quà để gửi tặng thầy cô. Để tìm hiểu cách làm những món quà đó, chúng ta cùng chuyển sang hoạt động tiếp theo.
nhất câu trả lời: cô đến lớp rất sớm, cô vui vẻ, dịu dàng, cô dạy các em tập viết, cô giảng bài
- HS đọc thầm bài thơ và trả lời câu hỏi: Lời cô giáo ấm trang vở, bạn nhỏ yêu thương nhìn điểm 10 cô cho.
- HS lắng nghe.
- HS học thuộc lòng 2 khổ thơ.
- Một học sinh đọc lại cả bài. Cả lớp đọc thầm theo.
- HS luyện nói cá nhân. Trong nhóm và trước lớp.
Hoạt động 3: Vận dụng - Tích hợp Đạo đức Giáo viên cho học sinh quan sát hình
ảnh, tấm thiệp.
Học sinh quan sát và lựa chọn cách trang trí tấm thiệp mà mình thích.
Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV hướng dẫn chi tiết cách làm
thiệp, hướng dẫn các em cách trang trí thiệp.
- Tổ chức cho HS trưng bày thiệp.
- Theo dõi các em chia sẻ về tấm thiệp, động viên khích lệ các em
- Tổ chức cho HS tặng những tấm thiệp các em đã làm cho thầy cô trong trường.
- HS thực hành làm tấm thiệp sử dụng bút chì, bút màu, kéo, bìa.
- HS trưng bày những tấm thiệp mà mình đã làm.
- HS thuyết trình về những tấm thiệp mà mình làm ra.
- HS gửi thiệp tới thầy cô trong trường.
- HS chia sẻ cảm nhận của bản thân sau khi gửi tặng thiệp tới thầy cô.
Hoạt động mở rộng - tích hợp với môn Tự nhiên và xã hội Giáo viên tổ chức cho HS vẽ tranh về
các thầy cô giáo.
- HS vẽ tranh về thầy cô giáo.
- HS có thể vẽ về hình ảnh thầy cô các em thấy trên lớp hoặc hình ảnh các thầy cô trong ngày khai giảng.
- HS chia sẻ về bức tranh.
Dặn dò: Hoàn thiện bài tập về nhà và chuẩn bị bài mới.
Tiểu kết chương 2
Dựa trên nội dung đề cập ở chương 1, chúng tôi tiếp tục thực hiện nội dung chương 2, tập trung vào hoạt động thiết kế hoạt động dạy học tích hợp các môn Tiếng Việt, Đạo đức, Tự nhiên và xã hội, Hoạt động trải nghiệm cho học sinh lớp 2 và đưa ra quy trình thiết kế hoạt động tích hợp liên môn.
Nội dung cụ thể như sau:
- Đưa ra các nguyên tắc thực hiện thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp liên môn. Có 04 nguyên tắc được đưa ra là: nguyên tắc đảm bảo mục tiêu giáo dục, tính khải thi và có ý nghĩa với học sinh, nội dung thực hiện đảm bảo thực hiện đúng theo phân phối chương trình và phạm vi, dung lượng kiến thức phù hợp với nhận thức của học sinh.
- Xây dựng các chủ đề tích hợp liên môn: Có 04 chủ đề được đưa ra là:
“Niềm vui tuổi thơ” “Đi học vui sao” Hành tinh xanh của em” “Con người Việt Nam”. Ở mỗi chủ đề, chúng tôi lập bảng ghi nội dung tích hợp từng môn tương ứng với từng bài cụ thể. Mỗi bài không nhất thiết thực hiện hết toàn bộ nội dung mà có thể thực hiện một hoặc nhiều môn tích hợp.
- Thiết lập quy trình xây dựng chủ đề tích hợp liên môn: Quy trình được thực hiện từ việc xác định vấn đề, chỉ rõ nội dung kiến thức và xác định mục tiêu dạy học và cuối cùng là xây dựng kế hoạch, các bước thực hiện.
- Thiết kế giáo án tổ chức hoạt động dạy học tích hợp liên môn.
Đề tài: “Dạy học tích hợp liên môn trong Tiếng Việt cho học sinh lớp 2 (bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống)” là phương pháp dạy học tích cực mang hiệu quả nhất định trong việc dạy học đáp ứng nhu cầu đổi mới của giáo dục hiện đại. Đảm bảo yếu tố phát triển “toàn diện” năng lực người học. Đề tài là phương tiện cũng là nguồn tài liệu mang tính chất minh họa để thầy cô giáo tham khảo. Hi vọng thầy cô xem xét, giảng dạy và nghiên cứu, bổ sung để hoàn thiện đề tài, góp phần nâng cao chất lượng dạy học tích hợp liên môn.
Chương 3