Nguyên tắc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp liên môn

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp liên môn trong tiếng việt cho học sinh lớp 2 (bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) (Trang 49 - 53)

Chương 2: TỔ CHỨC DẠY HỌC TÍCH HỢP LIÊN MÔN TRONG TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH LỚP 2

2.1. Nguyên tắc thiết kế và tổ chức dạy học tích hợp liên môn

“Dạy học tích hợp liên môn cho học sinh lớp 2 trong môn Tiếng Việt”

cần được thực hiện dựa trên các nguyên tắc cụ thể. Trong đó, nội dung chủ để phải đảm bảo phù hợp với mục tiêu giáo dục của môn Tiếng Việt lớp 2. Nội dung mục tiêu giáo dục chương trình mới đề cập trong “dự thảo chương trình phổ thông tổng thể, chương trình giáo dục phổ thông mới” là thiết kế, xây dựng các chủ đề tích hợp nhằm “giúp học sinh phát triển hài hòa về thể chất lẫn tinh thần; trở thành người học tích cực, tự tin, có ý thức chọn nghề nghiệp và học tập suốt đời; có những phẩm chất tốt đẹp và năng lực cần thiết để trở thành người công dân có trách nhiệm, người lao động có văn hóa, cần cù, sáng tạo, đáp ứng nhu cầu phát triển của cá nhân và yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ đất nước trong thời đại toàn cầu hòa và cách mạng công nghiệp mới”

[Error! Reference source not found.].

Căn cứ vào nội dung và mục tiêu dạy học môn Tiếng Việt lớp 2 chúng tôi xây dựng mục tiêu giáo dục như sau:

- Về kĩ năng đọc: Học sinh biết đọc đúng chính tả. Phân biệt được lời thoại của các tuyến nhân vật trong tác phẩm.

- Về kĩ năng viết: Học sinh biết viết đúng chữ cái viết hoa. Thực hiện đúng quy trình viết đoạn văn ngắn khoảng từ 4 đến 5 dòng về chủ đề như: đồ vật, cây cối,….

- Về kĩ năng nói và nghe: Học sinh viết lắng nghe, quan sát đối phương khi giao tiếp. Lời nói rõ ràng, lịch sự. Biết đáp lại lời chào, nói lời tạm biệt, lời nói chúc mừng,…. cùng đối tượng giao tiếp. Sau khi học, học sinh viết cách kể

về câu chuyện dựa trên việc quan sát hình ảnh được giáo viên cung cấp. Học sinh biết trả lời các câu hỏi nêu ra trong bài đọc. Các em biết nói những câu theo yêu cầu cho trước.

Trong quá trình lắng nghe đối tượng giao tiếp, học sinh tạo lập thói quen lắng nghe khi người khác chia sẻ ý kiến. Học sinh mạnh dạn chia sẻ những băn khoăn, thắc mắc của mình khi các em chưa hiểu rõ. Biết chia sẻ suy nghĩ, cảm xúc của mình khi lắng nghe bài văn, bài thơ. Các em chủ động, tích cực trao đổi với mọi người trong quá trình hoạt động nhóm; biết lắng nghe khi người khác trả lời và mạnh dạn nêu ý kiến cá nhân.

2.1.2. Các chủ đề tích hợp có tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa đối với học sinh

Nguyên tắc dạy học chủ đề tích hợp liên môn “có tính khả thi, vừa sức và có ý nghĩa đối với học sinh” là nguyên tắc quan trọng, để thực hiện tốt nguyên tắc này cần vận dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau nhằm nâng cao chất lượng dạy học tích hợp liên môn ở học sinh.

Khi thực hiện dạy học chủ đề tích hợp liên môn, cần lựa chọn chủ đề có tính khả thi, áp dụng được trong nhiều năm học. Các chủ đề phù hợp với đặc điểm tâm lí học sinh lớp 2. Nội dung tích hợp liên môn cần vừa sức với các em học sinh. Không nên lựa chọn những chủ đề có yêu cầu quá cao. Vì như vậy học sinh sẽ gặp khó khăn khi tiếp cận. Bên cạnh đó, khi lựa chọn chủ đề vừa sức, học sinh sẽ có hứng thú học tập, chăm chú lắng nghe và nhận thức nhanh hơn. Bên cạnh đó, các chủ đề tích hợp liên môn cần đảm bảo có ý nghĩa đối với học sinh. Các em hiểu được ý nghĩa của chủ đề từ đó rút ra được các bài học cho cuộc sống, tạo điều kiện phát triển nhân cách.

2.1.3. Tổ chức dạy học tích hợp liên môn đúng theo phân phối chương trình Chương trình Tiếng Việt lớp 2 ở cấp tiểu học được chia làm 35 tuần tương ứng với các nội dung cụ thể. Phân phối chương trình chỉ rõ tên bài mỗi tuần, số lượng bài cũng như những kĩ năng học sinh cần được trang bị.

Trong sách Tiếng Việt 2, bộ sách “Kết nối tri thức với cuộc sống” bài học đầu tiên mà các em được tiếp cận là chủ đề: “Em lớn lên từng ngày” với bài đọc đầu tiên là “Tôi là học sinh lớp 2”. Bài học này giúp các em có thêm vốn từ ngữ về chủ đề, biết nói lời tạm biệt mẹ trước khi đến trường, biết nói lời chào thầy cô khi đến lớp và biết cùng bạn nói và đáp lại lời chào khi gặp nhau ở trường. Bên cạnh đó, học sinh còn được phát triển kĩ năng nhận diện, các em biết tìm tranh phù hợp với mỗi đoạn trong bài đọc.

Học sinh được cung cấp những thông tin, mở rộng vốn từ ngữ về trường học, tìm hiểu về những vật dụng ở trường học như cái trống, danh sách học sinh, sân trường, cuốn sách, đồ dùng học tập… đến những niềm vui khi ở trường như giờ học vẽ, tìm hiểu những điều thú vị đằng sau trang sách (Chủ đề

“Đi học vui sao”, Bài “Cái trống trường”, “Em học vẽ”) Những bài học, kiến thức ở nửa đầu học kì I là nền tảng và cơ sở để học sinh vững vàng học tập chương trình Tiếng Việt lớp 2.

Sau khi thực hiện ôn tập giữa kì I, học sinh tiếp tục được trang bị kiến thức liên quan đến các hoạt động gắn liền với tuổi thơ thuộc chủ điểm “Niềm vui tuổi thơ” . Các em được tìm hiểu, mở rộng vốn từ ngữ về các con vật, tình bạn, cảm xúc; biết thêm những từ ngữ thể hiện tâm trạng. học sinh được tập đóng vai thành các nhân vật trong truyện để nói lời an ủi, nói và đáp lại lời chào lúc chia tay.

Bước sang chương trình học kì II, học sinh được tiếp cận rõ ràng hơn về thiên nhiên, về mùa và những cảnh vật được dệt nên từ tạo hóa hay tìm hiểu lịch sử dân tộc thông qua các câu chuyện(“Mai An Tiêm” hay “Bóp nát quả cảm”).

Có thể thấy, phân phối chương trình, nội dung bài học được phân bố theo mức độ khó tăng dần, phù hợp với sự phát triển nhận thức của học sinh. Vậy nên, trong quá trình dạy học tích hợp cũng cần tuân thủ việc dạy đúng tiến độ phân phối chương trình các môn. Ví như: khi dạy học tích hợp môn Tiếng Việt và môn Âm nhạc với chủ để “Niềm vui tuổi thơ” có thể tích hợp vận dụng kiến

thức âm nhạc chủ đề “Tuổi thơ”. Khi dạy học bài “Thả Diều” giáo viên có thể cho học sinh lắng nghe bài hát “Chú chim nhỏ dễ thương” sau đó cho học sinh tìm điểm giống nhau giữa chú chim và cánh diều. Thời điểm thực hiện 2 bài học ở 2 môn học là tương đương nhau, học sinh có thể dễ dàng tái hiện và phát hiện nhận diện thông tin liên quan đến chú chim và cánh diều tốt hơn.

Cần đảm bảo nội dung chương trình vì tránh trường hợp tích hợp với nội dung của môn khác nhau mà học sinh chưa được học, gây khó khăn cho học sinh trong quá trình học tập. Ví dụ như khi dạy học bài “Nhím nâu kết bạn” ở tuần 11 môn Tiếng Việt, không thể tiến hành dạy học tích hợp cùng chủ đề 7

“Gương mặt thân quen” của môn Mĩ thuật. Vì chủ để 7 môn Mĩ thuật đến tuần 18 học sinh mới được học, dẫn đến tình trạng học sinh khó khăn trong việc hoàn thành nhiệm vụ quan sát chân dung, nhìn nhận các bộ phận trên gương mặt nhím nâu để vẽ thành bức tranh đẹp.

2.1.4. Các kiến thức trong chủ đề phù hợp với khả năng nhận thức của học sinh Nội dung kiến thức tích hợp được lựa chọn trong chủ đề cần đảm bảo sự phù hợp với nhận thức tránh trường hợp quá tải kiến thức. Học sinh có quá nhiều lượng thông tin được trang bị và cần phải ghi nhớ. Một số kiến thức cung cấp quá khó so với năng lực chuyên môn của học sinh dẫn đến tình trạng học sinh bị bội thực kiến thức, học sinh không hiểu nội dung dẫn đến tâm lí e ngại, rụt rè mỗi khi tham gia học tập.

Ví dụ như: khi dạy bài: “Nặn đồ chơi” khi dạy ở chương trình Tiếng Việt lớp 2 giáo viên dừng lại ở việc khai thác những hình ảnh, đồ chơi được nhắc đến trong bài, những đồ chơi học sinh đã được tiếp xúc ở bên ngoài. Từ ngữ biểu thị cảm xúc, từ ngữ miêu tả đồ vật tích hợp cùng nội dung các bài hát liên quan đến tuổi thơ, trò chơi dân gian thì phù hợp với mức độ nhận thức của học sinh lớp 2. Nhưng nếu giáo viên tích hợp cùng môn Mĩ thuật với chủ đề “Sự kết hợp thú vị của hình khối” giao nhiệm vụ học sinh trực tiếp nặn đồ chơi yêu

cùng hình khối biểu thị trong cuộc sống thì quá sức với học sinh. Học sinh dẫn đến tình trạng mệt mỏi khi phải thực hiện quá nhiều nội dung tích hợp.

Một phần của tài liệu Dạy học tích hợp liên môn trong tiếng việt cho học sinh lớp 2 (bộ sách kết nối tri thức với cuộc sống) (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)