Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất; hoàn thiện quy trình thủ tục; nâng

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hà nam (Trang 73 - 83)

3.2. º Giải º pháp º nâng º cao º hiệu º quả º ứng º dụng º CNTT º trong º CCHC º tại º Sở LĐTB &

3.2.1. Nâng cao chất lượng cơ sở vật chất; hoàn thiện quy trình thủ tục; nâng

Cơ sở vật chất cơ bản đảm bảo, minh bạch, rõ ràng đối với ngươi dân khi đến liên hệ và làm việc tại tại Sở LĐTB&XH. Tuy nhiên vẫn cần tiếp tục sắp xếp, bố trí nơi làm việc, tiếp dân rộng rãi, thoáng mát, đầy đủ tiện nghi; bên cạnh đó cần có hệ thống máy móc hiện đại để tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ...

Quy trình thủ tục như thành phần hồ sơ hợp lý, không yêu cầu thêm giấy tờ ngoài quy định; trình tự, thủ tục phù hợp với tính chất hồ sơ, công việc; thời gian giải quyết công việc phù hợp; người dân không phải bổ sung hồ sơ nhiều lần; hồ sơ công việc được số hóa đầy đủ và hồ sơ được giải quyết trực tuyến trên internet sẽ là những điều rất quan trọng để góp phần CCHC tại Sở LĐTB&XH.

Thái độ phục vụ như hướng dẫn nhiệt tình khi giải đáp thắc mắc, ân cần, hòa nhã khi hướng dẫn cảu cán bộ; Năng lực phục vụ của cán bộ như sự am hiểu chuyên môn, giải quyết công việc chuyên nghiệp hay hướng dân thủ tục đầy đủ, dễ hiểu,

không có sai sót là điều cần cải thiện đối với đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đang làm việc tại Sở.

3.2.2. Đầu°°đồng°bộ°hóa°°sở°hạ°tầng°công°nghệ°thông°tin°cả°phần°cứng °phần°mềm

- Trong việc đầu tư cơ sở hạ tầng và phần cứng,

Ưu tiên phương châm quy hoạch tiến xa để có sự chủ động trong quản lý.

Điều quan trọng là phải thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển cơ sở hạ tầng CNTT dựa trên quy hoạch chung xây dựng, các quy hoạch chuyên ngành và quy hoạch chi tiết xây dựng. Để thực hiện việc này, Sở LĐTB&XH cần chỉ đạo các cơ quan chuyên môn thực hiện quy hoạch, điều chỉnh quy hoạch trong ngành và lĩnh vực liên quan. Công tác quy hoạch phải được triển khai đồng bộ từ khâu lập mới, rà soát, bổ sung đến điều chỉnh để đảm bảo tính thống nhất, khả thi và chất lượng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng CNTT. Điều này giúp tạo nền tảng vững chắc để phát triển và quản lý hiệu quả hệ thống CNTT trong cơ quan hành chính nhà nước.

Về công nghệ, xác định cần cơ sở hạ tầng CNTT đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh, hạ tầng thông tin cần được được đầu tư đồng bộ và hiện đại, đáp ứng nhu cầu của các tổ chức, doanh nghiệp và nhân dân trong tương lai. Thực tế cho thấy hiện nay mạng internet đã phủ đến tất cả các thôn, làng, khu phố; cáp quang đã đến tất cả các xã, phường, thị trấn. Trước mắt Sở cần đề nghị với UBND tỉnh triển khai hệ thống mạng diện rộng (WAN nội tỉnh) kết nối giữa các cơ quan chuyên môn các Sở ban ngành. Đây là hệ thống hạ tầng kỹ thuật quan trọng, đảm bảo cho việc trao đổi thông tin trong hệ thống luôn được thông suốt và ổn định.

Sở cần tiến hành xây dựng máy chủ tích hợp dữ liệu nhằm tận dụng hiệu quả của hệ thống hạ tầng CNTT. Điều này đặt ra một yêu cầu quan trọng để đảm bảo sự tiện lợi và khả năng tích hợp thông tin linh hoạt giữa các cơ quan khi cần thiết. Tập trung đầu tư vào tích hợp dữ liệu cũng giúp tiết kiệm đáng kể chi phí đầu tư vào hệ thống an ninh và hoạt động vận hành hệ thống, bao gồm cả nguồn nhân lực quản trị mạng.

Tuy nguồn ngân sách của Sở có hạn, nhưng cần thúc đẩy xã hội hóa và tìm kiếm nguồn kinh phí từ các nguồn khác nhau để đầu tư vào cơ sở hạ tầng CNTT cho các cơ quan và đơn vị sự nghiệp. Điều này sẽ giúp nâng cao khả năng cung cấp dịch vụ và tối ưu hóa hiệu suất của hệ thống CNTT trong quản lý hành chính nhà nước.

- Đối°với °phần°mềm:

Trước hết cần hoàn thiện hệ thống Cổng thông tin điện tử Sở vì đây là khâu then chốt trong mô hình chính quyền điện tử. Yêu cầu cổng thông tin ngoài chức năng của trang thông tin điện tử Sở Lao động - TB&XH, nó phải tạo được nền tảng thích hợp và phát triển cho các ứng dụng khác của sở, tạo môi trường cộng tác và khả năng chia sẻ, liên thông với các đơn vị khác của tỉnh.

Để°đảm°bảo°hiệu quả hoạt°động°của°Cổng°thông tin°điện tử Sở LĐTB &

XH, cổng thông tin cần phải đảm phải đầy đủ các chức năng như: Cung cấp đầy đủ các thông tin, truyền đạt các chủ trương chính sách của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đến người dân và doanh nghiệp; Xây dựng cổng thông tin điện tử thành phần cho các đơn vị trực thuộc, các Phòng Lao động - TB&XH theo yêu cầu nhiệm vụ;

cung cấp các dịch vụ công trực tuyến mức độ 3,4 cho người dân và doanh nghiệp;

tạo môi trường làm vịêc cộng tác, an toàn cho các cơ quan thuộc sở; đảm bảo kết nối với Cổng thông tin của tỉnh và các ứng dụng cấp tỉnh đang triển khai.

Để đảm bảo hiệu quả trong công tác Cải Cách Hành Chính (CCHC), Sở Lao động - Thương binh và Xã hội cần tập trung xây dựng một hệ thống cơ sở hạ tầng mạnh mẽ để triển khai các ứng dụng và dịch vụ công qua mạng. Mục tiêu là tối ưu hóa quá trình quản lý hành chính, rút ngắn thủ tục, và cung cấp dịch vụ trực tuyến để người dân và doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận.

Sở cần đảm bảo rằng ít nhất có mức độ 3 dịch vụ công trực tuyến được cung cấp. Hơn nữa, cần tập trung phát triển một cổng thông tin tích hợp để người dân và doanh nghiệp có thể sử dụng các dịch vụ công trực tuyến từ một điểm truy cập duy nhất. Điều này giúp tối ưu hóa việc cung cấp và sử dụng dịch vụ công, tạo ra sự thuận tiện và hiệu quả.

Trong quá trình triển khai, việc tăng cường tính minh bạch của thông tin trên môi trường mạng cũng cực kỳ quan trọng. Sở cần cung cấp nhiều kênh thông tin để

người dân và doanh nghiệp có thể gửi ý kiến phản hồi, bao gồm hệ thống hỏi-đáp, diễn đàn, và giao lưu trực tuyến.

Ngoài ra, Sở cần đẩy mạnh việc phát triển và sử dụng phần mềm quản lý văn bản và điều hành trong công việc của các cơ quan chuyên môn tại sở. Điều này sẽ giúp tối ưu hóa quản lý công việc và đảm bảo sự hiệu quả trong triển khai CCHC.

Trong ứng dụng CNTT nói chung, thư điện tử là một công cụ cơ bản và quan trọng. Nó đảm nhiệm chính cho trao đổi thông tin cả bên trong và bên ngoài hệ thống. Đó cũng là lý do tại sao khi đánh giá mức độ ứng dụng CNTT người ta thường quan tâm đến việc “có sử dụng email hay không?”. Trong trao đổi văn bản, hệ thống thư điện tử (email) là công cụ đắc lực trong quản lý điều hành, do đó cần phải đảm bảo việc cung cấp đủ cho mỗi cán bộ công°chức°có°hộp thư°điện°tử để trao đổi công tác chuyên môn; mỗi đầu mối hành chính có hộp thư công vụ của đầu mối của mình.

Ngoài việc ban hành các quy định bắt buộc sử dụng email công vụ trong trao đổi công việc, cần nâng cao nhận thức, thay°đổi thói°quen sử°dụng°văn°bản giấy bằng việc tăng cường trao đổi văn bản điện tử qua hệ thống thư.

3.2.3. Xây°dựng°đội°ngũ°chuyên°trách°về°công°nghệ°thông°tin°bảo đảm tiêu chuẩn°về°số°lượng°°chất°lượng

Như đã trình bày, hiện nay Sở vẫn chưa có biên chế chuyên trách CNTT. Vị trí việc làm này hiện vẫn do hợp đồng lao động đảm nhiệm. Do đó tuyển dụng công chức chuyên trách về CNTT là rất cần thiết để hỗ trợ tốt hơn cho công tác vận hành hệ thống mạng và phần mềm hiện nay.

Cán bộ chuyên trách về CNTT phải thỏa mãn tiêu chuẩn quy định về quản lý chuyên môn nghiệp vụ đối với đơn vị và cán bộ chuyên trách công nghệ thông tin trong các cơ quan Nhà nước. Cụ thể là cán bộ chuyên trách CNTT phải có bằng tốt nghiệp đại học chuyên ngành CNTT; ưu tiên có thêm các°chứng°chỉ°chuyên môn°như:°CCNA,°CCNP... Khi có cán bộ chuyên trách CNTT và bộ phận chuyên trách QLNN về CNTT cần tham mưu Sở ban hành và tổ chức thực hiện các văn bản chỉ đạo, kế hoạch, đề án, dự án, quy định, quy chế… triển khai ứng dụng CNTT trên địa bàn phù hợp. Bộ phận này có trình độ để hướng dẫn, hỗ trợ hoặc trực tiếp quản lý, vận hành sử dụng các hệ thống CNTT, các phần mềm dùng riêng và dùng chung

của Sở, các đơn vị trực thuộc Sở đảm kỹ thuật, an toàn thông tin, đảm nhiệm giải quyết sự cố máy tính trên địa bàn. Bộ phận này cũng sẽ làm tốt công tác thu thập, lưu trữ, xử lý thông tin phục vụ sự chỉ đạo, điều hành của lãnh đạo Sở, tham mưu cho Sở tổ chức triển khai bảo đảm kỹ thuật cho việc cung cấp, giải quyết dịch vụ hành chính công.

3.2.4. Nâng°cao°trình°độ°công°nghệ°thông°tin°cho°đội°ngũ°cán°bộ,°công chức°chuyên°môn.

Tăng cường trang bị kiến thức về CNTT, kỹ năng sử dụng CNTT cho đội ngũ công chức. Đây cũng là nội dung rất quan trọng quyết định sự thành công hay thất bại của việc ứng dụng CNTT. Kinh nghiệm cho thấy, trong công tác đào tạo cần lưu ý phân loại đối tượng để có chương trình và nội dung đào tạo phù hợp. Càng phân chia được nhiều loại đối tượng, hiệu quả đào tạo sẽ càng cao. Chẳng hạn đối với đội ngũ lãnh đạo quản lý, cần trang bị các kiến thức tổng quát về ngành CNTT và các kỹ năng cơ bản phục vụ cho công tác quản lý, tránh đào tạo quá sâu các kỹ năng cơ bản dành cho nhân viên.

Đối với đội ngũ CBCCVC, những người thực hiện ở mức tác nghiệp nào sẽ có chương trình đào tạo các kỹ năng tương ứng. Để nâng cao trình độ và kỹ năng trong việc sử dụng CNTT trong CCHC, cần thiết phải tổ chức các sự kiện và cuộc thi để tăng cường hiểu biết và kỹ năng thực hành CNTT cho cán bộ và công chức.

Những hoạt động này sẽ tạo ra một môi trường thúc đẩy học hỏi và trao đổi kinh nghiệm, giúp nâng cao trình độ và khả năng áp dụng CNTT trong việc thực hiện nhiệm vụ công vụ. Điều này đồng nghĩa với việc cải thiện khả năng phục vụ người dân và doanh nghiệp một cách hiệu quả hơn thông qua CCHC.

Vận dụng các phương pháp phổ cập CNTT mới trên cơ sở phối hợp với các doanh nghiệp truyền thông, các cơ sở giáo dục.

Sở LĐTB&XH nắm vững vai trò của mình và cần phối hợp tích cực với các cơ sở đào tạo uy tín để đa dạng hóa chương trình bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng về ứng dụng CNTT cho cán bộ và công chức. Việc cung cấp kinh phí hỗ trợ cho các khóa học này được thực hiện thông qua nguồn ngân sách đào tạo và bồi dưỡng của Sở LĐTB&XH.

Sở cũng khuyến khích cán bộ và công chức trong tổ chức tự tìm hiểu và nghiên cứu để nâng cao trình độ CNTT và hoàn thiện kỹ năng ứng dụng CNTT trong công việc. Điều này đặc biệt quan trọng khi liên quan đến vị trí công việc trong cơ quan hành chính nhà nước của Sở, đồng thời giúp đảm bảo sự hiệu quả và hiện đại hoá trong quá trình CCHC công.

3.2.5. Nâng°cao°nhận°thức°về°vị°trí,°vai°trò°của°việc°ứng°dụng°công°nghệ thông tin trong°cải°cách°hành chính

Việc nhận thức ở đây trước hết phải bắt đầu ở các cấp lãnh đạo rồi đến các công chức, viên chức. Bởi lẽ, lãnh đạo được coi là một trong những yếu tố quyết định sự thành công của việc ứng dụng CNTT. Hơn thế nữa, nhận thức và hỗ trợ của người dân đối với việc ứng dụng CNTT cũng đặc biệt quan trọng đối với sự thành công và khả năng duy trì, phát triển cho các dịch vụ trực tuyến và cho cơ sở hạ tầng sau này. Nhận thức về CNTT luôn đi kèm với trình độ chuyên môn và mức độ am hiểu về CNTT.Nếu trình độ không cao, nhận thức sẽ chậm; đồng thời, nếu không am hiểu hoặc không biết sử dụng CNTT thì nhận thức sẽ không triệt để. Từ đó sẽ tạo nên những rào cản về tâm lý, thậm chí là có xu hướng chống lại việc triển khai ứng dụng CNTT.

Đẩy mạnh truyền thông xã hội về Chính quyền điện tử. Cần phải có sự tham°gia của người°dân và doanh°nghiệp đây°là đối°tượng°chính của Chính quyền điện tử. Khuyến khích, hướng dẫn, động viên người dân và doanh nghiệp tham gia sử dụng các dịch vụ công đã được cung cấp dưới sự hỗ trợ của CNTT, cụ thể trên đài phát thanh truyền hình tỉnh về các trang thông tin điện tử, ứng dụng một cửa liên thông hiện đại, các dịch vụ công trực tuyến của các cơ quan Nhà nước trên địa bàn đang cung cấp. Định kỳ hàng tuần có các phóng sự chuyên đề về “ ứng dụng CNTT trong các cơ quan Nhà nước, nêu gương các đơn vị thực hiện tốt ứng dụng CNTT vào trong hoạt động quản lý, điều hành”. Để người dân và các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh biết đến các hoạt động ứng dụng CNTT đang được triển khai. Điều này vừa kích thích ứng dụng CNTT của người dân vừa góp phần thực hiện công tác công khai, minh bạch hóa nền hành chính.

Tạo ra các hiệu ứng lan tỏa bằng cách tổ chức các phong trào, các hội thi ứng dụng CNTT trong CCHC để nâng cao kiến thức cho cán bộ, công chức về CNTT trong CCHC. Đây là giải pháp hữu hiệu để nâng cao trình độ và nhận thức của người dân về CNTT, từ đó rút ngắn khoảng cách phát triển CNTT giữa thành thị và nông thôn.

3.3. Một°số°đề°xuất°và°kiến°nghị

3.3.1. °Đối°với°Sở LĐTB&XH tỉnh Hà Nam

- Thứ nhất, cần xây đầu tư xây dựng trung tâm hành chính công (bộ phận một cửa liên thông):

Có thể khẳng định cơ chế một cửa, một cửa liên thông triển khai thực hiện trong thời gian qua đã mang lại hiệu quả trong việc khắc phục tình trạng chậm trễ, đùn đẩy, né tránh; giảm bớt phiền hà, tiêu cực, nhũng nhiễu trong quá trình giải quyết công việc cho tổ chức, cá nhân. Tuy nhiên, hoạt động của Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả tại các cơ quan hành chính nhà nước tại sở chưa đáp ứng yêu cầu đặt ta. Cần thiết phải xây dựng một đầu mối tập trung là Phòng Một cửa- Hành chính công để thực hiện việc tiếp nhận, hướng dẫn, giám sát, đôn đốc việc giải quyết thủ tục hành chính của tổ chức và cá nhân hoạt động theo cơ chế “Tiếp nhận, thẩm định tại chỗ các thủ tục hành chính”; chuyển toàn bộ việc tiếp nhận hồ sơ, trả kết quả ở các cơ quan,đơn vị về tập trung tại một nơi, tổ chức, cá nhân chỉ đến một nơi để giải quyết các thủ tục hành chính. Các quy trình giải quyết thủ tục hành chính được số hóa hiện đại theo hướng đơn giản hóa các thủ tục, lưu giữ sử dụng chung các dữ liệu, kết nối giải quyết trực tuyến thủ tục hành chính cấp độ 3,4. Mọi quy trình giải quyết thủ tục hành chính đều được công khai, minh bạch. Thông qua các phần mềm CNTT, người dân có thể nộp hồ sơ, tra cứu được tình trạng giải quyết hồ sơ mà không cần đến cơ quan hành chính.

Trên cơ sở kết quả đạt được trong thời gian qua và qua nghiên cứu mô hình thực tế tại một số tỉnh, thành phố như Quảng Ninh, Đà Nẵng… đã triển khai thực hiện thành công, việc thành lập Phòng Một cửa- Hành chính công cấp sở là một giải pháp hiệu quả của việc đáp ứng yêu cầu CCHC trong thời kỳ mới.

Thứ°hai,°cần°ban°hành°các°văn°bản°thúc°đẩy°ứng°dụng°CNTT°trong CCHC:

Để thúc đẩy việc ứng dụng CNTT vào CCHC, Sở LĐTB&XH cần thực hiện một loạt các biện pháp quan trọng. Trước hết, Sở cần điều chỉnh kế hoạch CNTT để đảm bảo phù hợp với yêu cầu của CCHC và chi tiết hóa nó thông qua các chương trình hành động cụ thể. Sở cũng cần xây dựng hệ thống đánh giá để đánh giá mức độ sẵn sàng về ứng dụng CNTT tại các phòng ban, đơn vị sự nghiệp, và Phòng Lao động - TB&XH, phù hợp với tình hình cụ thể tại địa phương.

Ngoài ra, việc thúc đẩy ứng dụng CNTT trong CCHC cần đi kèm với việc đôn đốc và áp dụng chế tài cụ thể đối với người đứng đầu cơ quan hoặc đơn vị nào có mức độ sẵn sàng thấp trong chỉ số đánh giá CNTT Index. Điều này sẽ tạo động lực và áp lực để cải thiện sự hiện diện và ứng dụng của CNTT trong hoạt động hành chính của sở.

Thứ°ba,° Sở LĐTB&XH cần°thiết°phải°bổ°sung°mục°ngân°sách hàng năm cho°CNTT:

Sở hàng năm đều ban hành quyết định giao chỉ tiêu và dự toán ngân sách nhà nước. Tuy nhiên, nguồn vốn dành cho đầu tư CNTT còn thấp một phần do còn phụ thuộc nguồn vốn hỗ trợ của tỉnh, chưa thu hút được nguồn vốn từ xã hội hóa. Sở cần phải tự chủ động trong việc phân bổ và huy động nguồn vốn từ địa phương để đầu tư và phát triển CNTT). Để thực hiện điều này, cần xây dựng các đề án cụ thể liên quan đến CNTT và tận dụng cơ hội chuyển giao công nghệ. Mục tiêu là đảm bảo rằng hệ thống cơ quan nhà nước có sự đầu tư và phát triển CNTT đủ mạnh, phù hợp với tầm quan trọng của CNTT trong việc CCHC và cung cấp dịch vụ công hiệu quả cho người dân và doanh nghiệp.

3.3.2.°Đối°với°Sở°Thông°tin°°Truyền°thông°tỉnh Hà Nam

- Cần tập trung vào việc xây dựng và nâng cấp các hệ thống ứng dụng CNTT dùng chung.

Điều này bao gồm việc nâng cấp và phát triển các ứng dụng CNTT quan trọng như phần mềm quản lý văn bản và điều hành, hệ thống thư điện tử, và phần

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong cải cách hành chính tại sở lao động thương binh và xã hội tỉnh hà nam (Trang 73 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)