Chương 4. GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KIỂM SOÁT NỘI BỘ TẠI PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THÀNH PHỐ THÁI NGUYÊN
4.3. Một số kiến nghị
Để thực hiện được các giải pháp đã được trình bày ở nội dung trên cần có sự chỉ đạo sát sao của cơ quan quản lý cấp trên là Sở GD&ĐT tỉnh Thái Nguyên, UBND thành phố Thái Nguyên, đồng thời cần có sự phối hợp của các Phòng, ban liên quan trong quá trình tổ chức, điều hành hoạt động của Phòng GD&ĐT.
4.3.1. Đối với Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Thái Nguyên
- Sở GD&ĐT cần nghiên cứu Dự thảo quyết định, chỉ thị; quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 05 năm và hàng năm; chương trình, dự án, đề án; biện pháp
tổ chức thực hiện các nhiệm vụ cải cách hành chính nhà nước về lĩnh vực giáo dục và đào tạo; Dự thảo mức thu học phí, lệ phí tuyển sinh đối với các cơ sở giáo dục thuộc phạm vi quản lý của địa phương trình Ủy bân nhân dân tỉnh phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và các quy định của Nhà nước.
- Tổ chức ứng dụng các kinh nghiệm, thành tựu khoa học, công nghệ tiên tiến trong giáo dục; tổng kết kinh nghiệm, sáng kiến của địa phương;
quản lý công tác nghiên cứu khoa học, công nghệ trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Sở; xây dựng hệ thống thông tin, lưu trữ phục vụ công tác quản lý.
- Hướng dẫn, tổ chức thực hiện, kiểm tra, thanh tra các Phòng Giáo dục và Đào tạo về thực hiện mục tiêu, chương trình, nội dung, kế hoạch giáo dục, quy chế chuyên môn, việc thực hiện chính sách đối với người học, các điều kiện đảm bảo của các cơ sở giáo dục công lập; công tác tuyển sinh, thi, xét duyệt, cấp văn bằng, chứng chỉ, kiểm định chất lượng giáo dục; công tác phổ cập giáo dục.
- Hướng dẫn xây dựng và tổng hợp kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo, công chức, viên chức của các cơ sở giáo dục thuộc thẩm quyền quản lý.
Hướng dẫn và kiểm tra hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương theo quy định của pháp luật.
4.3.2. Đối với UBND thành phố Thái Nguyên
- Bổ sung, hoàn thiện cơ chế chính sách, ban hành các văn bản quy định cho hoạt động tài chính phù hợp với tình hình thực tế của đời sống kinh tế xã hội, phù hợp với các văn bản quy định mới do có sự cập nhật, bổ sung điều chỉnh của cơ quan nhà nước cấp trên, quy định thống nhất các nội dung chi đặc biệt theo đặc thù, tính chất của ngành giáo dục. Đây chính là cơ sở pháp lý để tăng cường và thực hiện tốt việc kiểm tra, kiểm soát tài chính, để các đơn vị thực hiện đúng quy định tránh tình trạng vận dụng sai nguyên tắc.
- Xây dựng quy định cụ thể về cơ chế xử lý thu hồi các vi phạm về tài chính, mặt bằng xử lý sau kiểm tra để làm căn cứ thực hiện, có cơ sở đánh giá hành vi vi phạm, đồng thời tránh tình trạng vận dụng trong xử lý các trường hợp vi phạm thiếu công bằng.
- Cần bổ sung thêm quy định về việc giám sát quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán ngân sách. Tạo cơ chế kiểm soát ngay từ khâu lập dự toán,
tăng cường quản lý trong và sau quá trình chấp hành dự toán để hạn chế tình trạng sử dụng lãng phí kinh phí ngân sách.
4.3.3. Đối với Phòng Tài chính - Kế hoạch thành phố Thái Nguyên
- Phòng tài chính kế hoạch nghiên cứu, bổ sung, sửa đổi những định mức, tiêu chuẩn còn bất cập so với tình hình thực tế hiện nay, có tính đến đặc điểm của địa phương... trình UBND thành phố ban hành các văn bản quy định, văn bản hướng dẫn kịp thời và phù hợp với tình hình thực tế.
- Xây dựng các quy trình hướng dẫn nghiệp vụ cụ thể về kiểm tra tài chính. Thường xuyên phổ biến những tài liệu về quy trình, chuyên đề về kiểm tra tài chính. Hàng năm nên có tổ chức tổng kết rút kinh nghiệp để hướng dẫn cho ban kiểm tra các đơn vị thực hiện.
- Tăng cường hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc UBND thành phố xây dựng dự toán ngân sách hàng năm;
- Tăng cường công tác quản lý, dự toán chi ngân sách thành phố và tổng hợp dự toán ngân sách đơn vị cấp dưới.
- Hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý tài chính, ngân sách, giá, thực hiện chế độ kế toán của đơn vị hành chính sự nghiệp của Nhà nước thuộc UBND thành phố; Phối hợp với các cơ quan có liên quan trong việc quản lý công tác thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật.