Mô tả mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của short-form video marketing trên nền tảng TikTok tới ý định mua hàng gia dụng giá rẻ của sinh viên Hà Nội (Trang 34 - 38)

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1. Mô tả mẫu nghiên cứu

3.1.1.1. Giới tính

Hình 3.1: Biểu đồ tỷ lệ giới tính

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu) Kết quả thu được cho thấy trong số toàn bộ những mẫu thăm dò đã thu thập được, có 74,0% số phiếu từ nữ giới, 23,2% từ nam giới, còn lại 2,8% lựa chọn giới tính khác. Số lượng câu trả lời có sự chênh lệch khá lớn về giới tính, xuất phát từ hạn chế của phương pháp chọn mẫu thuận tiện. Mặt khác, nhóm cũng chịu sự hạn chế về thời gian nghiên cứu, kinh phí và nguồn nhân lực không đạt được tiêu chuẩn về cả số lượng và kinh nghiệm nghiên cứu. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu vẫn có giá trị tham khảo, bởi theo báo cáo Đo lường hành vi mua sắm trong thương mại điện tử quý I/2021 (Niesel, 2021), người tiêu dùng online vẫn chủ yếu là nữ giới (67%). Kết quả thu về cũng thể hiện rằng nữ giới có mối quan tâm tới lĩnh vực nghiên cứu của nhóm cao hơn nam giới.

3.1.1.2. Tình trạng sinh sống

Hình 3.2: Biểu đồ tình trạng sinh sống

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu) Khoảng ⅓ số sinh viên được khảo sát đang thuê trọ/chung cư tại Hà Nội để học tập và làm việc (38,7%), sinh viên đang sống chung với gia đình cũng chiếm tỷ lệ tương tự (37,7%). Phần còn lại đang ở nhà riêng (17%) hoặc nhà người thân (6,6%).

Điều đó cho thấy sinh viên được khảo sát đều đang sinh sống và làm việc tại thành phố Hà Nội, tuy nhiên tình trạng ở có sự khác nhau, tạo sự đa dạng cho kết quả nghiên cứu.

3.1.2. Đặc điểm thói quen

3.1.2.1. Hành vi mua đồ gia dụng giá rẻ trên TikTok

Hình 3.3: Biểu đồ hành vi mua đồ gia dụng giá rẻ trên TikTok

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu) Qua kết quả khảo sát, phần lớn sinh viên tham gia đã từng ít nhất 1 lần mua đồ gia dụng giá rẻ trên TikTok, chiếm 61,1%. Điều này cũng thể hiện thói quen tiêu dùng của sinh viên khi hành vi mua được thực hiện trên nền tảng TikTok trở nên phổ biến

hơn. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng sẽ có tính đại diện cho nhóm sinh viên đã từng mua đồ gia dụng giá rẻ trên nền tảng TikTok do số phiếu chủ yếu đến từ nhóm sinh viên này.

3.1.2.2. Tổng thời gian sử dụng TikTok trong 1 tuần

Hình 3.4: Biểu đồ tổng thời gian sử dụng TikTok trong 1 tuần

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu) 44,5% sinh viên tham gia khảo sát cho biết họ dành ít nhất 4 giờ/tuần sử dụng TikTok. 29,3% sử dụng TikTok từ 2 giờ đến dưới 4 giờ, và 22,4% sử dụng TikTok từ 30 phút đến dưới 2 giờ trong 1 tuần, có sự chênh lệch không đáng kể. Số ít còn lại sử dụng TikTok dưới 30 phút 1 tuần (3,8%). Kết quả khảo sát cho thấy mức độ thời gian sử dụng của các sinh viên này là khác nhau, tạo sự đa dạng cho kết quả nghiên cứu.

Trong quá trình khảo sát, nhóm nghiên cứu đã gửi form chọn lọc cho những sinh viên có sử dụng ứng dụng TikTok. Do đó, kết quả nghiên cứu sẽ thể hiện sự ảnh hưởng của quảng cáo bằng short-form video đến nhóm đối tượng này, giúp cho nghiên cứu mang tính trực quan và chính xác cao hơn.

3.1.2.3. Mức sẵn sàng chi tiêu cho đồ gia dụng giá rẻ trong 1 tháng

Hình 3.5: Biểu đồ mức sẵn sàng chi tiêu cho đồ gia dụng giá rẻ trong 1 tháng

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu) Khảo sát cho thấy một nửa số sinh viên được khảo sát sẵn sàng dành ra dưới 500,000 đồng/tháng cho việc mua sắm các đồ gia dụng giá rẻ. Khoảng ⅓ số sinh viên tham gia khảo sát sẵn sàng chi tiêu từ 500,000 đến dưới 1 triệu đồng cho đồ gia dụng giá rẻ trong 1 tháng. Chỉ 1 phần nhỏ (16,1%) sẵn sàng chi trên 1 triệu đồng/tháng cho khoản chi tiêu này. Điều đó cho thấy kết quả của nghiên cứu này đại diện cho nhóm sinh viên có mức chi tiêu hàng tháng không lớn, đồng thời cũng cho thấy những mặt hàng gia dụng họ tiêu dùng thường thuộc phân khúc giá rẻ, lượng sản phẩm tiêu dùng cũng không nhiều.

3.1.2.4. Nhu cầu đối với các mặt hàng gia dụng giá rẻ

Hình 3.6: Biểu đồ nhu cầu đối với các mặt hàng gia dụng giá rẻ

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu)

Theo kết quả khảo sát, đồ dùng cá nhân là mặt hàng có nhu cầu cao nhất với 69%

sinh viên tham gia cho biết họ có nhu cầu mua những sản phẩm này. Những nhóm sản phẩm khác là đồ gia dụng phòng ngủ (64,4%), phòng tắm (54,2%), phòng khách (45,8%), và nhà bếp (38,9%). Một số sinh viên tham gia khảo sát cũng đã nêu lên những mặt hàng khác họ có nhu cầu mua sắm như đồ điện tử, đồ công nghệ, quần áo, mỹ phẩm,... Kết quả này cho thấy nhu cầu của người tham gia khảo sát đối với các nhóm hàng gia dụng giá rẻ khá đa dạng, với sự chênh lệch giữa khác nhóm hàng không quá lớn. Đa số sinh viên tham gia khảo sát cũng có nhu cầu về ít nhất 2 nhóm hàng thay vì 1 nhóm hàng duy nhất.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu tác động của short-form video marketing trên nền tảng TikTok tới ý định mua hàng gia dụng giá rẻ của sinh viên Hà Nội (Trang 34 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(73 trang)