1.4.1. Nghiên cứu tại Việt Nam
Nghiên cứu trong nước về rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ có:
- Nghiên cứu của Hoàng Viết Thắng ở Đại học y dược Huế năm 2006:
Nghiên cứu rối loạn nhịp tim trên điện tim liên tục 24h ở bệnh nhân suy thận mạn lọc máu chu kỳ [1]. Kết quả: Tuổi trung bình của bệnh nhân là 43,6 ± 17,2, các triệu chứng lâm sàng như thiếu máu chiếm tỷ lệ cao 93,5%, bệnh nhân bị suy tim độ II trở lên chiếm 58,1%, triệu chứng phù tỷ lệ cũng cao 80,6%. Rối loạn nhịp trên lâm sàng chỉ có 1 trường hợp chiếm 3,2%. Tỷ lệ tăng huyết áp chiếm tỷ lệ cao 87,1%. Kết quả Holter điện tim có 80,6% bệnh nhân có nhịp nhanh xoang và 38,7% có nhịp chậm xoang, tỷ lệ ngoại tâm thu thất là 51,6%, ngoại tâm thu nhĩ là 67,7%. Có sự liên quan giữa tăng huyết áp tâm thu và ngoại tâm thu thất, có sự liên quan giữa rối loạn nhịp tim và nồng độ hemoglobin máu cũng như Kali máu, Canxi máu.
- Nghiên cứu của Trần Song Giang và Nguyễn Hữu Dũng tại bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: trong 51 bệnh nhân tham gia nghiên cứu có 80,4 % (41 bệnh nhân) có rối loạn nhịp tim nói chung. Trong đó ngoại tâm thu nhĩ đơn lẻ chiểm tỷ lệ cao nhất trong các rối loạn nhịp trên thất (41%), số lượng ngoại tâm thu thất trung bình là 1812,5 ±3112,6 nhát/24h, có 37,3% số bệnh nhân có ngoại tâm thu thất ở các mức độ khác nhau.
Tỉ lệ rối loạn nhịp cao hơn ở nhóm bệnh nhân THA hoặc ĐTĐ typ 2, thiếu máu, hạ natri máu trước lọc, nhưng cao hơn ở nhóm có kali máu hoặc calci máu trước lọc bình thường.
- Nghiên cứu của Nguyễn Văn Thành và cs[3] năm 2023 được đăng trong tạp chí Blood Purification của Kager International gồm 61 bệnh nhân chạy HD 3 lần/ tuần. Kết quả: tỷ lệ bệnh nhân có tăng khoảng QTc tăng có ý
nghĩa 44.3% đến 77% ở nhóm trước khi chạy HD và nhóm sau chạy HD 1 giờ đầu và đến 86,9 % sau khi HD. Ngay sau chạy thận, QT và khoảng QTc của 12 chuyển đạo tăng có ý nghĩa thống kê. Sau chạy thận, nồng độ kali, clo, magie, ure giảm đáng kể từ lần lượt 3.97, 98.6,1.04, 21.4 (mmol/l) xuống còn 2.78, 96.6, 0.87, 6.33 (mmol/l). Trong khi ngược lại calci tăng đáng kể từ 2.19 đến 2.57mmol/l
1.4.2. Nghiên cứu nước ngoài.
- Nghiên cứu của Roberts, P. R., & Green, D. (2011), nhịp nhanh trên thất phổ biến với bệnh nhân suy thận mạn, rung nhĩ được thấy ở 9-21% bệnh nhân suy thận mạn, con số này tăng lên đến 9-27% ở bệnh nhân đã lọc máu chu kỳ trong một khoảng thời gian tương đối dài (>3 năm), đối với nhịp nhanh thất, sự xuất hiện của rối loạn nhịp này ở bệnh nhân suy thận mạn đặc biệt là đã có lọc máu chu kỳ báo hiệu sự xuất hiện đột tử do tim sau này, là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu của bệnh nhân suy thận mạn [69].
- Nghiên cứu của Christos-Konstantinos Antoniou, Polychronis Dilaveris đề cập đến sự kéo dài khoảng QT hiệu chỉnh, qua đó dự báo sự xuất hiện của rối loạn nhịp nguy hiểm là nguyên nhân gây đột tử tim mạch ở bệnh nhân suy thận mạn, điều này có ý nghĩa quan trọng trong thực hành lâm sàng, sự quan trọng của điện tâm đồ để sàng lọc các bệnh nhân chạy thận [11].
- Nghiên cứu của Abdul-Majeed H. Al-Saffar tại Irag có kết quả: có sự tăng khoảng QTc (p=0,002), giảm thời gian sóng T (p = 0,045), sự kéo dài bất thường của QTc (>440ms) gặp ở 27,7% các trường hợp trước chạy thận và 38,9% sau chạy thận, thay đổi thời gian sóng T tỷ lệ nghịch với thay đổi nồng độ K trước và sau chạy thận, không có mỗi liên quan được quan sát thấy trong nghiên cứu giữa QTc hoặc biến đổi QTc với huyết áp cơ bản, chức năng tâm thu hay tâm trương hoăc tuổi của bệnh nhân [70].
Nghiên cứu của Mohamed A. Alabd, sau cuộc lọc thấy có khoảng QTc tăng ở 46% các trường hợp và giảm ở 54% trong tổng số đối tượng nghiên
cứu, khoảng QTD ( độ phân tán QT- QT dispersion) tăng là 40% và giảm là 42% trong tổng số đối tượng nghiên cứu[9].
Nghiên cứu của Hande Ozporttakal và cs [87] nghiên cứu 50 bệnh nhân chạy HD (tuổi trung bình 59 ± 19, 27 bệnh nhân nam, những bệnh nhân có rung nhĩ, block nhánh hoặc dùng các thuốc chống rối loạn nhịp loại 1 và 3 được loại trừ. Các thông số được đo trước và sau HD bao gồm: định lượng Kali, calci, natri, clo, magie, ure, creatinine và các chỉ số trên ECG gồm: QTc (corrected Qt), Qtd (Qt dispersion), Tpe (T peak to T end – độ dốc xuống sóng T), Pd (P duration- thời gian sóng P), và độ phân tán sóng P (hiệu số sóng P lớn nhất và nhỏ nhất trên ECG). Kết quả: sau HD, định lượng Kali, magie giảm. Calci, bicarbonate và pH tăng. Chỉ số Tpe có liên quan với nồng độ urea (r=0,31 p=0.02). Tpe ở bệnh nhân hạ calci máu cao hơn so với bệnh nhân có calci máu bình thường (77 ±11 vs 70 ± 9, p=0.02). Khoảng Qtc liên quan với nồng độ calci (r = -0.62, p <0.001). Sự thay đổi khoảng QTc sau HD (ΔQtc) liên quan đến nồng độ calci (r =0.39, p=0.005) và liên quan với thay đổi nồng độ calci sau HD (r = -0.46, p<0.001).
Nghiên cứu của Ahmet Korkmaz và cs [36] nghiên cứu 46 bệnh nhân (65% nam, tuổi trung bình 52 ± 15) có nhịp xoang và không có hội chứng động mạch vành mạn. Các thông số đo lường trước và sau HD gồm: xét nghiệm máu: nồng độ ure, creatinine, natri, kali, clo, calci. Đo huyết áp, cân nặng. Và các chỉ số ECG gồm: Thời gian QT, Qtc, thời gian QRS (QRSd- QRS duration), khoảng PR, sóng P, trục QRS. Kết quả: không có sự khác biệt có ý nghĩa thời gian phức bộ QRS, khoảng PR, trục sóng P, trục QRS, QT và QTc sau chạy thận.
Nghiên cứu của Belma Kalayci và cs [31] trên 87 bệnh nhân chạy HD kết quả. Sau chạy HD, nhận thấy tăng nhịp tim, giảm huyết áp. Kéo dài khoảng QT, QTc, QT max, QTd, Tp-e và tỉ số Tp-e/QT (p<0.05). Không có sự khác biệt giữa nhóm bệnh nhân đái tháo đường. Kết luận: HD có thể là
nguy cơ đối với rối loạn nhịp vì gây kéo dài thời gian tái cực tâm thất, độc lập với lợi ích của HD, do vậy HD liều cao có thể không tốt cho bệnh nhân có suy tim.
Nghiên cứu ngẫu nhiên có đối chứng của Serkan Sivri và cs [89] trên 52 bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối và 53 bệnh nhân ở nhóm chứng có cùng bệnh lý nền. Tỷ lệ các bệnh đi kèm, các chỉ số sinh hóa (ngoại trừ mức lọc cầu thận) gồm albumin, HDL-C, tiểu cầu là tương đồng giữa cả 2 nhóm. Kết quả: So sánh với nhóm chứng, các thông số QT, Qtc, Tp-e, Tp- e/Qt, Tp-e/QTc cao hơn ở nhóm bệnh thận mạn giai đoạn cuối. Trong khi đó, khoảng QT và QTc không thay đổi sau chạy HD ở bệnh nhân ESRD (p<0.05 mỗi chit số), Tp-e, Tp-e/QT, Tp-e/QTc, QT/QRS và QTc/QRS tăng có ý nghĩa thống kê.
Nghiên cứu của Shahid Anwar và cs [78] nghiên cứu 68 bệnh nhân ESRD chạy HD 3 buổi/ tuần, tỷ lệ nam 64.7%, tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu cục mạn tính là 23.5%, tỷ lệ tăng huyết áp 89.7%, tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường 89.7%. Kết quả: Cả QTc và QTD đều biến đổi rõ rệt sau HD. Tất cả bệnh nhân có tăng khoảng QTc (kể cả từ trước khi chạy thận >440ms) đều tăng hơn sau khi HD ở 51 bệnh nhân và giảm ở 14 bệnh nhân, duy trì ở 3 bệnh nhân còn lại. QTD bất thường (>65ms) ở 36 bệnh nhân và bình thường ở 32 người còn lại trước chạy thận. Trong khi sau chạy thận có 51 bệnh nhân có biến đổi QTD và bình thường ở 17 bệnh nhân còn lại. QTD tăng sau HD ở 45 bệnh nhân, giảm ở 14 bệnh nhân và bình thường ở 9 người còn lại.
Nghiên cứu của Hela Jebali và cs năm 2020 [29] nghiên cứu trên 66 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối chạy TNT chu kỳ, các nguyên nhân được thống kê bao gồm: suy thận do ĐTĐ chiếm 24%, viêm cầu thận mạn chiếm 16%, viêm cầu thận do tăng huyết áp chiếm 12%. Tất cả bệnh nhân chạy thận qua cầu nối AVF. Tóm tắt kết quả nghiên cứu gồm: 19 bệnh nhận (28,8%) có tăng kali máu trước khi chạy thận và 44 bệnh nhân (66,7%) có
nộng độ Kali máu thấp sau chạy thận. 28 bệnh nhân có giảm calci máu với nồng độ calci huyết thanh bình là 77,36±8,49mg/L. Bệnh nhân được phân thành 2 nhóm theo nồng độ kali trước HD (một nhóm K<5,5 và nhóm còn lại). Không có sự khác biệt giữa các nhóm chỉ tiêu giới tính, tuổi, đái tháo đường, thời gian chạy thận, hay nồng độ calci giữa 2 nhóm. Tăng Kali máu không liên quan với các thông số điện tâm đồ ngoại trừ có mối liên quan nghịch với thời gian QTc (r = - 0.3, P=0.038). 17 bệnh nhân (25.7%) có kéo dài khoảng QT, trong nghiên cứu đơn biến, những bệnh nhân này có nồng độ Kali thấp hơn (p=0.001). Không có sự khác biệt liên quan đến tuổi, giới, THA, và ĐTĐ. Khi so sánh thời gian QTc theo thời gian HD (giữa nhóm <24 tháng và >24 tháng) cũng không thấy sự khác biệt. Ở phân tích hồi quy đa biến, kéo dài QTc liên quan với nồng độ Kali (p=0.046)
Nghiên cứu Isa Ardahanli và cs năm 2021[76] nghiên cứu ở 49 bệnh nhân suy thận mạn giai đoạn cuối có chạy HD và 50 bệnh nhân khỏe mạnh trong nhóm chứng. Kết quả: trong khi QTd, QTcd, TPe, TPe/QTc, QRS giảm có ý nghĩa sau HD so với trước khi HD (p<0.05 cho mỗi chỉ số) thì nhịp tim và chỉ số QT/QRS tăng có ý nghia thống kê sau chạy HD (p<0.05 cho mỗi chỉ số). Khi so sánh các thông số ECG trước khi HD với nhóm chứng, chỉ số QT, QTc, QTcd, QTd, TPe cao hơn có ý nghĩa ở nhóm trước HD (p<0.05 cho mỗi chỉ số). Khi so sánh các thông số ECG sau chạy thận, thì nhịp tim, QTc, QTcd, QTd, cao hơn có ý nghĩa thống kê so với nhóm chứng (p<0.05 với mỗi chỉ số).
Qua các nghiên cứu trên có thể thấy mối liên quan giữa lâm sàng, cận lâm sàng đến sự biến đổi các sóng trên điện tâm đồ ở bệnh nhân lọc máu chu kỳ. Tuy nhiên, do tài liệu nghiên cứu trong nước còn hạn chế. Do vậy, em tiến hành nghiên cứu trên với mục tiêu đã chọn.