Đánh giá kết quả công tác hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn qua địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc hạ long – hải phòng đến thị xã đông triều, đoạn qua địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 73)

Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.3. Đánh giá kết quả công tác hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn qua địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh

3.3.1 Đánh giá kết quả công tác tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất Dự án đã đƣợc phê duyệt 01 dự án tái định cƣ dành cho các hộ gia đình bị thu hồi đất ở, đủ điều kiện đƣợc tái định cƣ nhƣ sau:

+ Tên dự án: Xây dựng khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng thực hiện dự án Đường ven sông kết nối từ đường cao tốc Hạ Long – Hải Phòng đến thị xã Đông Triều, đoạn từ đường tỉnh 338 đến thị xã Đông Triều (giai đoạn 1);

- Địa điểm xây dựng: Phường Phương Đông, thành phố Uông Bí.

+ Quyết định phê duyệt dự án: số 9624/QĐ-UBND ngày 22/11/2021 của UBND thành phố Uông Bí.

+ Tổng số ô đất tái định cƣ: 76 ô.

- Số hộ khảo sát bố trí tái định cƣ ban đầu 76 hộ; đã xét đủ điều kiện đƣợc bố trí tái định cƣ: 28 hộ = 35 ô đất, trong đó:

+ Số hộ nhận tiền tái định cƣ: Không có

+ Số hộ đƣợc bố trí tái định cƣ tại chỗ: Không có - Kết quả thực hiện tái định cƣ:

+ Số hộ đã nhận tiền tái định cƣ: Không có

+ Số hộ đã thực hiện xong bố trí tái định cƣ: 15 hộ, 19 ô đất.

Điều kiện đƣợc tái định cƣ: Hộ gia đình bị thu hồi hết đất ở mà không còn chỗ ở nào khác.

Việc bố trí tái định cƣ cho dự án đƣợc áp dụng theo điều 86 luật đất đai 2013, điều 27, nghị định 47/NĐ-CP và cụ thể hóa tại điều 18 quyết định 3000/2017/QĐ-UBND ngày 02/8/2017 của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên

địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Tổng dự án có 76 hộ gia đình bị thu hồi đất ở. Trong đó có 28 hộ đủ điều kiện tái định cƣ bao gồm cả hộ tái định cƣ cho thế hệ thứ nhất và tái định cƣ cho thế hệ thứ hai). Trên tổng số 28 hộ đủ điều kiện tái định cư chỉ có 15 hộ nhận đất tại khu tái định cư mà nhà nước đã quy hoạch, còn lại 13 hộ lựa chọn phương án tự tìm tái định cư (nhận tiền với mức hỗ trợ 150.000.000đ/hộ đối với những hộ thuộc đối tƣợng tái định cƣ cho thế hệ thứ nhất và 75.000.000đ/hộ đối với những hộ thuộc đối tƣợng tái định cƣ cho thế hệ thứ hai).

Số liệu cụ thể thể hiện ở bảng dưới đây:

Bảng 3.4. Tổng hợp kết quả thực hiện chính sách hỗ trợ tại dự án TT Hạng mục ĐVT Đơn giá Số lƣợng Thành tiền 1 Hỗ trợ di chuyển Hộ 5,000,000 28 140,000,000

2 Hỗ trợ thuê nhà Tháng 2,000,000 13 26,000,000

3

Hỗ trợ ổn định đời

sống Khẩu 5,040,444 28 141,132,432

4 Hỗ trợ tự tìm TĐC

5

Hỗ trợ tự tìm TĐC

cho thế hệ thứ nhất Hộ 150,000,000 7 1,050,000,000

6

Hỗ trợ tự tìm TĐC

cho thế hệ thứ hai Hộ 75,000,000 6 450,000,000

Tổng 1,807,132,432

Nguồn: TT phát triển quỹ đất thành phố Uông Bí 3.3.2. Đánh giá chung kết quả công tác thu hồi đất của Dự án

Dự án đƣợc tiến hành khá thuận lợi nhờ sự chỉ đạo sát sao của tỉnh ủy, UBND tỉnh trong việc thực hiện các thủ tục đầu tƣ, chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa, bố trí nguồn vốn dự án; sự hỗ trợ của các sở ngành, đặc biệt là sở TN&MT, sở Tài chính, sở Nông nghiệp đã luôn sát sao cùng địa phương trong việc phê duyệt giá đất, tháo gỡ vướng mắc về chính sách trong công tác bồi thường, GPMB đồng thời với sự quyết liệt chỉ đạo của Thành ủy, UBND thành phố huy động cả hệ thống chính trị thành phố: UB MTTQ và các đoàn thể từ thành phố đến phường, xã và khu dân cư vào cuộc tuyên truyền vận động để người dân đồng thuận thực hiện công tác GPMB dự án.

Có sự tích cực và chủ động của phòng, ban, ngành thành phố, UBND xã phường trong việc kiểm đếm, lập và thẩm định phương án, tuyên truyền vận động người dân nhận tiền bàn giao mặt bằng.

Công tác tuyên truyển phổ biến chính sách, ý nghĩa tầm quan trọng dự án trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố của các cấp các ngành từ thành phố đến cơ sở; nhận thức của người dân về công tác GPMB được nâng lên rõ rệt, tích cực hưởng hứng thực hiện GPMB dự án.

Việc xác định loại đất, diện tích, số lƣợng nhận khẩu, tỷ lệ phần trăm thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình, cá nhân đã được Hội đồng Bồi thường GPMB phối hợp cùng tổ dân phố nơi có dự án và các chủ sử dụng đất thực hiện theo đúng quy trình, trình tự trong công tác GPMB, đảm bảo quyền và lợi cho các bên. Nhưng bên cạnh đó cũng còn một số tồn tại, vướng mắc trong công tác quy chủ như: Người đang sử dụng đất không có tại địa phương, người nhận chuyển nhượng đất khai hoang, phục hóa từ người khác khó xác định. Trong quá trình đo đạc kiểm đếm triển khai công tác GPMB người đang sử dụng đất không trung thực kê khai đúng sự thật nên dẫn đến những trường hợp quy chủ nhầm và cũng có những trường hợp diện tích trong sổ giao nhiều hơn diện tích thực tế mà khi thu hồi chỉ đền bù, hỗ trợ diện tích thực tế, không đền bù hỗ trợ phần diện tích chênh lệch dẫn đến, đơn thƣ, kiến nghị.

3.3.3. Đánh giá tác động của công tác thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư tại Dự án

Dự án đã tiến hành 2 đợt thu hồi đất trong năm 2022 và 2023. Việc thu hồi đất để triển khai thực hiện dự án đã ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, sinh kế của người dân bị thu hồi đất bởi diện tích đất bị thu hồi chủ yếu là đất sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh đó, cũng có một số hộ gia đình bị thu hồi toàn bộ đất ở cần tái định cư, đời sống của người dân bị xáo trộn. Tác giả đã tiến hành khảo sát các 121 hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất trong dự án, gồm các hộ gia đình bị thu hồi đất ở (35 hộ) và 86 hộ gia đình bị thu hồi đất nhiều nhất, đại diện cho 5 phường.

3.3.3.1. Về công tác bồi thường và các chính sách hỗ trợ

Kết quả khảo sát người dân về thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tại dự án thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 3.5. Ý kiến của người dân về thực hiện công tác bồi thường và các chính sách hỗ trợ của Dự án

TT Nội dung khảo sát Ý kiến Số phiếu Tỷ lệ %

1 Bồi thường về đất

Phù hợp 94 77.7

Không phù hợp 27 22.3

2

Bồi thường tài sản gắn liền với đất

Phù hợp 89 73.6

Không phù hợp 32 26.4

3 Hỗ trợ

Phù hợp 78 64.5

Không phù hợp 43 35.5

Nguồn: Kết quả khảo sát

Quá trình khảo sát và phỏng vấn ý kiến của người dân về những nội dung trên cho thấy:

Về kinh phí bồi thường đất, có 77,7% số hộ tham gia khảo sát đánh giá phù hợp, đa số ý kiến cho rằng giá bồi thường là phù hợp; được vận động, giải thích nên người dân đồng thuận với việc thực hiện dự án. Có 22,3% ý kiến đánh giá không phù hợp. Lý giải về đánh giá này, một số ý kiến khảo sát cho biết: đơn giá còn thấp so với giá thị trường, chưa phù hợp với mức mà người bị thu hồi đất mong muốn; hay bị thu hồi đất sản xuất nên để mua lại đất mới phục vụ đời sống sau này rất khó vì tiền bồi thường không đủ để mua đất mới, do đất ngày càng tăng giá.

Qua nghiên cứu cho thấy, đất nông nghiệp là loại đất chủ yếu bị thu hồi đất trong dự án này là đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm và đất nuôi trồng thủy sản, đơn giá bồi thường chính vì vậy không cao trong khi trên thực tế, người dân còn đất sản xuất sẽ có nguồn thu cao và ổn định, lâu dài hơn. Mức giá đất trên thị trường thực tế cao (từ 8-15 triệu/ m2) trong khi giá bồi thường cao nhất chỉ hơn 4 triệu đồng (với đất ở) nên người dân cảm thấy chưa thực sự thỏa đáng, mong muốn được bồi thường cao hơn.

Về kinh phí bồi thường tài sản gắn liền với đất: có 73,6% ý kiến đánh giá là phù hợp, lý do chủ yếu cũng tương tự như trên. Cũng có 26,4% ý kiến đánh giá không phù hợp với các ý kiến sau: đơn giá không tương xứng với mức chi phì đàu tư ban đầu của người dân; có nhiều loại tài sản trên đất với giá trị khác nhau nhƣng lại tính gần nhƣ cào bằng, không chênh lệch nhiều. Trong khi đó,

giá cả hàng hóa tăng lên nhiều trong khi đơn giá bồi thường lại được áp dụng cho khoảng thời gian tương đối dài là không hợp lý. Như vậy, người dân cho rằng mức bồi thường tài sản gắn liền với đất còn thấp hơn giá trị tài sản thực sự của họ.

Về các khoản hỗ trợ: có 64,5% ý kiến đánh giá phù hợp, 35,5% ý kiến cho rằng không phù hợp. Nguyên nhân chủ yếu được người dân nêu lên là: mức kinh phí hỗ trợ ổn định cuộc sống cho người dân chưa hợp lý, chưa tính đến hoàn cảnh của mỗi hộ gia đình, hộ cận nghèo, hộ nghèo cũng đƣợc hỗ trợ nhƣ các hộ bình thường. Một số người dân đánh giá mức hỗ trợ thì cũng tạm được nhưng chưa đáp ứng được như mong muốn của họ. Bên cạnh đó, người dân cũng đánh giá về việc hỗ trợ học nghề, chuyển đổi nghề nghiệp, những hộ bị thu hồi đất của dự án chủ yếu tham gia sản xuất nông nghiệp nên khi đất sản xuất bị thu hồi sẽ ảnh hưởng lớn tới công việc cũng như ổn định cuộc sống. Thêm vào đó, trình độ nhận thức, tuổi tác, tay nghề,... là một trong những yếu tố khiến người dân gặp khó khăn trong quá trình chuyển đổi nghề nghiệp và ổn định cuộc sống của một số HGĐ bị thu hồi đất để thực hiện các dự án.

3.3.3.2. Tác động của công tác bồi thường và các chính sách hỗ trợ tới đời sống của người dân bị thu hồi đất

a. Tác động tới sinh kế của người dân bị thu hồi đất

Dù ít hay nhiều, khi bị thu hồi đất người dân sẽ bị tác động rất lớn đến sinh kế người dân. Qua nghiên cứu thông tin của dự án, tác giả nhận thấy tình hình hỗ trợ, đào tạo nghề và xin việc làm sau khi bị thu hồi đất của dự án nhƣ sau:

Bảng 3.6. Tình hình hỗ trợ, đào tạo nghề và xin việc làm của người dân sau khi bị thu hồi đất

TT Chỉ tiêu Đánh giá Số phiếu Tỷ lệ %

1 Hỗ trợ đào tạo nghề

Có 121 100

Không 0 0.0

2

Xin việc sau khi thu hồi đất

Xin đƣợc việc làm phù hợp 81 66.9

Xin việc không phù hợp 34 28.1

Thất nghiệp 6 5.0

Nguồn: TT phát triển quỹ đất thành phố Uông Bí

Toàn dự án chỉ có 41 hộ gia đình sử dụng đất bị thu hồi 100% diện tích đất, nên các hộ gia đình này đều đƣợc hỗ trợ đào tạo nghề và xin việc làm, còn lại với các hộ gia đình bị thu hồi phần lớn đất sản xuất, Dự án cũng có hỗ trợ người dân có nhu cầu chuyển đổi nghề nghiệp sau khi mất đất sản xuất.

Bảng 3.6. cho thấy tình hình hỗ trợ, đào tạo nghề và giải quyết việc làm sau khi thu hồi đất nhƣ sau: 66,9% số ý kiến khảo sát cho biết họ có việc làm phù hợp sau khi đƣợc hỗ trợ đào tạo và chuyển đổi nghề nghiệp, 28,1% cho biết xin việc làm không phù hợp, làm đƣợc một thời gian rồi bỏ, cũng có 5% số người được hỏi cho biết họ thất nghiệp vì “đã quen làm nông nghiệp, giờ chuyển sang nghề khác khó thích ứng” hay “đã có tuổi, khó xin việc”. Về cơ bản nhiều người dân đã biết tận dụng nguồn vốn do công tác GPMB đem lại để đầu tư kinh doanh hoặc chuyển đổi nghề nghiệp làm tăng thu nhập cho gia đình.

Kết quả khảo sát về chất lượng cuộc sống của người dân sau khi bị thu hồi đất cũng khá tương tự khi có 60,4% ý kiến cho biết chất lượng cuộc sống có cải thiện theo chiều hướng tốt lên, 13,2% ý kiến cho biết không có gì thay đổi và 26,4% ý kiến cho biết chất lƣợng cuộc sống đi xuống, kém hơn.

Qua khảo sát của tác giả cho thấy người dân sử dụng kinh phí bồi thường, hỗ trợ vào những mục đích sau đây:

Bảng 3.7. Khảo sát việc sử dụng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất

TT Mục đích Số phiếu Tỷ lệ %

1 Xây dựng, sửa chữa nhà cửa 28 23.1

2 Mua sắm tài sản 35 28.9

3 Đầu tƣ kinh doanh, sản xuất 30 24.8

4 Học nghề 19 15.7

5 Gửi tiết kiệm 4 3.3

6 Khác 5 4.1

Nguồn: Kết quả khảo sát Kết quả tại Bảng 3.7. cho thấy:

Một số mục đích sử dụng kinh phí bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất có tỷ lệ khá tương đồng nhau đó là mua sắm tài sản (28,9%) và xây dựng, sửa chữa

nhà cửa (23.1%). Tức chủ yếu người dân hai nhóm này phục vụ nhu cầu cá nhân và gia đình.

24,8% ý kiến cho biết họ sử dụng tiền vào đầu tƣ mở rộng sản xuất, kinh doanh. 15,7% ý kiến cho biết sử dụng để học nghề nhằm chuyển đổi nghề nghiệp. Cũng có 3,3% ý kiến cho biết họ gửi tiết kiệm, hầu hết là những người lớn tuổi nên lựa chọn giải pháp có tính an toàn cao này.

4,1% ý kiến còn lại cho biết họ sử dụng kinh phí bồi thường vào mục đích khác.

Qua đó có thể thấy người dân đã có ý thức nhất định trong việc sử dụng số kinh phí được bồi thường để đảm bảo cho sinh kế sau này.

Tác giả cũng đã khảo sát ý kiến người dân về ảnh hưởng của hoạt động thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ khi thu hồi đất tác động như thế nào đến thu nhập và có kết quả nhƣ sau:

Hình 3.2. Ảnh hưởng của dự án tới thu nhập của người bị thu hồi đất Kết quả khảo sát tại hình 2.2. cho thấy 39,7% ý kiến khảo sát cho biết thu nhập của họ không đổi. Hầu hết các hộ gia đình này vẫn còn đất sản xuất và đang tham gia các hoạt động kinh doanh dịch vụ khác nhau nên thu nhập tương đối ổn định. Có 44,6% ý kiến cho biết thu nhập cao hơn trước khi thu hồi đất, đây là những hộ gia đình đã đầu tƣ kinh doanh, chuyển đổi nghề nghiệp thành công bằng nguồn kinh phí được bồi thường, thu nhập chính vì vậy tăng lên so

44,6

39,7 15,7

Mức thu nhập sau khi thu hồi đất

Cao hơn Không đổi Thấp hơn

với trước khi bị thu hồi đất. Còn lại 15,7% ý kiến cho biết thu nhập bị giảm sút, nguyên nhan chủ yếu là sau khi có tiền bồi thường họ sử dụng cho việc mua sắm đồ dùng, sửa chữa nhà cửa và có đầu tƣ nhƣng không thành công trong việc chuyển đổi nghề nghiệp, chính vì vậy nguồn thu nhập bị giảm sút.

Dự án đƣợc triển khai trong thời gian nhanh chóng chỉ 2 năm khiến cho đời sống người dân thay đổi lớn, chưa thể ổn định cuộc sống ngay nên thu nhập của người dân chưa hoàn toàn ổn định.

b. Tác động đến an ninh, trật tự xã hội

Dự án đường ven sông được triển khai sẽ có những tác động nhất định đến an ninh, trật tự xã hội trên địa bàn. Tác giả đã khảo sát ý kiến của người dân và nhận đƣợc kết quả thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.8. Ảnh hưởng của dự án đến an ninh, trật tự xã hội của khu vực TT Tình hình an ninh, trật tự Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tốt hơn 35 28.9

2 Bình thường 74 61.2

3 Kém hơn 12 9.9

Nguồn: Kết quả khảo sát Dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc Hạ Long - Hải Phòng đến TX Đông Triều đi qua địa phận thành phố Uông Bí đã thu hồi một diện tích đất sản xuất nông nghiệp lớn và một phần đất ở của người dân. Theo khảo sát việc thu hồi đất và triển khai dự án không ảnh hưởng lớn đến an ninh, trật tự xã hội với 61,2%

ý kiến đánh giá bình thường và 28,9% cho biết tốt hơn, lý do chủ yếu là dự án xây dựng đường chứ không phải xây dựng khu dân cư nên không tập trung người đông đúc, trước đó tình hình an ninh trật tự xã hội của khu vực cũng tương đối tốt nên sau khi tiến hành dự án tình hình an ninh, trật tự gần nhƣ không thay đổi.

Chỉ có 9,9% cho biết an ninh, trật tự kém hơn vì quá trình thi công không tránh khỏi những thiếu sót, an ninh trật tự có đôi lúc xảy ra một số vụ việc nhƣng không đáng nghiêm trọng.

c. Tác động đến môi trường

Dự án xây dựng được triển khai có tác động nhất định đến môi trường xung quanh, đây cũng là một trong những vấn đề được người dân quan tâm, tác

giả đã tiến hành khảo sát các hộ gia đình về môi trường trước và sau khi triển khai dự án cho kết quả nhƣ sau:

Bảng 3.9. Ảnh hưởng của dự án đến môi trường

TT Tình hình an ninh, trật tự Số phiếu Tỷ lệ %

1 Tốt hơn 11 9.1

2 Bình thường 32 26.4

3 Kém đi 78 64.5

Nguồn: Kết quả khảo sát Phần lớn người dân được hỏi cho biết môi trường sau khi tiến hành dự án suy giảm hơn so với trước kia, với 26,4% ý kiến đánh giá bình thường và 64,5%

đánh giá kém hơn. Điều này dễ nhận thấy vì khi tiến hành dự án, ô nhiễm bụi, tiếng ồn, … đã ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân trên địa bàn. Chỉ có 9,1% ý kiến cho rằng tốt hơn. Như ý kiến của một người dân phường Phương Nam, phường có nhiều hộ dân bị thu hồi đất nhất cho biết “chủ yếu là bụi, tiếng ồn, nhà tôi còn một mảnh đất ruộng sát chỗ thi công dự án không trồng cấy gì được nữa, vì bụi quá, nguồn nước ngầm cạn không tưới tiêu được, mấy hộ dân gần đây phải mua bạt, lưới về quây nhưng cây cối cũng cớm, không phát triển được”. Điều này cho thấy khi thi công dự án, môi trường xung quanh đã bị ảnh hưởng tiêu cực nhất định.

Một phần của tài liệu Đánh giá công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thực hiện dự án đường ven sông kết nối từ cao tốc hạ long – hải phòng đến thị xã đông triều, đoạn qua địa bàn thành phố uông bí, tỉnh quảng ninh (Trang 65 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)