Phần 3: Trích Đề thi OLYMPIC Hóa học qua các năm Câu 1: Hãy bổ túc và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng ion-

Một phần của tài liệu Chuyên đề Phản ứng oxi hóakhử (Trang 57 - 60)

C. Fe, Cu, Ag D Al, Fe, Ag.

Phần 3: Trích Đề thi OLYMPIC Hóa học qua các năm Câu 1: Hãy bổ túc và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng ion-

Câu 1: Hãy bổ túc và cân bằng các phản ứng sau theo phương pháp cân bằng ion- elctron:

a) I- + Fe3+ → I2 + ....

b) SO2 + MnO4- + H2O → SO42- + ... c) ClOx- + I- +H+ → I2 + Cl- + .... d) FexOy + NO3- + H+ → NzOt + ...

Câu 2: Nung hỗn hợp gồm a gam bột sắt và b gam bột lưu huỳnh trong điều kiện không có không khí thu được chất rắn A. Cho A vào V ml dung dịch H2SO4 0,9M ( loãng) dư thu được khí B có tỉ khối so với H2 bằng 7, dung dịch C và còn lại 3,2 gam một chất rắn không tan. Sục toàn bộ khí B vào dung dịch Pb(NO3)2 dư thu được 43,02 gam kết tủa.

1) Tính các giá trị a,b

2) Chia dung dịch C làm hai phần bằng nhau. Nhỏ dung dịch Ba(OH)2 dư vào phần thứ nhất, lọc lấy kết tủa đem nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 124,05 gam chất rắn. Nhỏ dung dịch NaNO3 2M vào phần thứ 2, được khí NO ( sán phẩm khử duy nhất). Tính V và thể tích dung dịch NaNO3 nhỏ nhất cần cho vào phần thứ hai để thu được thể tích khí NO lớn nhất.

( Trích đề thi đề nghị của Trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong)

Câu 3: Đem hòa tan a gam một hỗn hợp X gồm Al2O3, MgO và 2 oxit của 2 kim loại kiềm liên tiếp A và B vào nước thấy có 4 gam chất rắn không tan. Nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 có trong X rồi mới hòa tan vào nước thì có 6,55 gam chất không tan, còn nếu thêm vào hỗn hợp một lượng Al2O3 bằng lượng Al2O3 có trong X thì có 9,1 gam chất không tan. Lấy một trong số dung dịch đã phản ứng hết kiềm ở trên cho sục khí CO2 đến dư ( phản ứng xảy ra hoàn toàn ), lọc bỏ chất không tan, cô cạn nước lọc, thu được 24,99 gam hỗn hợp các muối cacbonat axit và kim loại kiềm B đã chuyển thành muối cacbonat trung hòa.

Xác định 2 kim loại kiềm và thành phần phần trăm theo khối lượng các oxit trong X. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn ( trừ phản ứng nhiệt phân muối cacbonat axit ) và không có sự hao hụt khi thu hồi các muối cacbonat.

( Trích đề thi Trường THPT Chuyên Lê Quí Đôn)

Câu 4:

1) Hoàn thành và cân bằng phương trình phản ứng theo phương pháp thăng bằng electron

a) FexOy + HNO3 → NnOm + N2 + ...

Biết tỉ lệ số mol giữa NnOm và N2 là 1:1 b) Cu2FeSx + O2 → Cu2O + Fe3O4 + ...

2) Hoàn thành và cân bằng các phương trình sau bằng phương pháp ion-electron: a) MnO4- + Fe3O4 +.... → Fe2O3 + MnO2 + ....

b) As2S3 + HNO3 + H2O → AsO4- + SO42- + NO

( Trích đề thi Trường THPT Chuyên Lý Tự Trọng)

Câu 5: Chia 15 gam một muối sunfua của kim loại R thuộc phân nhóm chính làm 2 phần. Phần 1 tác dụng với dung dịch HCl dư tạo khí A, phần 2 đốt cháy hết trong oxi vừa đủ được khí B. Trộn hai khí A và B với nhau thì được 5,76 gam chất rắn màu vàng và một khí dư thoát ra. Dùng một lượng NaOH (trong dung dịch) tối thiểu để hấp thụ vừa hết lượng khí dư này thì thu được 6,72 gam muối.

( Trích đề thi Trường THPT Hùng Vương)

Câu 6: Cho 88,2 gam hỗn hợp A gồm FeCO3, FeS2 cùng với lượng không khí ( lấy dư 10% so với lượng cần thiết ) vào bình kín thể tích không đổi. Tạo nhiệt độ thích hợp cho phản ứng xảy ra để thu được Fe2O3 ( giả thiết cả 2 muối ban đầu có khả năng như nhau trong tất cả các phản ứng ). Đưa bình trở về nhiệt độ trước khi nung, trong bình có khí B, chất rắn C. Khi B gây ra áp suất lớn hơn 1,45% so với áp suất khí trong bình đó trước khi nung. Hòa tan chất rắn C trong lượng dư H2SO4 loãng, được khí D ( đã được làm khô); các chất còn trong bình phản ứng được tác dụng với lượng dư dung dịch KOH.

Để chất rắn E có trong bình sau quá trình trên ra ngoài không khí sau thời gian cần thiết, được chất rắn F.

a) Viết các phương trình phản ứng xảy ra

b) Tính % khối lượng mỗi chất trong hỗn hợp A. c) Khí B nặng hay nhẹ hơn khí D bao nhiêu lần. d) Xác định khối lượng chất rắn F.

Biết trong hỗn hợp A ban đầu, một muối có số mol gấp 1,5 lần số mol của chất còn lại.

( Trích đề thi Trường THPT Chuyên Lương Thế Vinh)

Câu 7: Cho 48 gam Fe2O3 vào m gam dung dịch H2SO4 9,8% ( loãng). Sau phản ứng, phần dung dịch thu được có khối lượng 474 gam ( dd A )

1) Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn.

2) Nếu cho 48 gam Fe2O3 vào m gam dung dịch H2SO4 9,8%, sau đó sục thêm SO2

vào đến dư. Tính nồng độ phần trăm của các chất trong dung dịch thu được sau phản ứng biết các phả ứng xảy ra hoàn toàn.

Câu 8: Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A gồm Mg, Cu vào một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 70% ( đặc, nóng) thu được 1,12 lít khí SO2 (đkc) và dung dịch B. Cho dung dịch B tác dụng với dung dịch NaOH dư, được kết tủa C, nung C đến khối lượng không đổi được hỗn hợp chất rắn E. Cho E tác dụng với lượng dư H2 ( nung nóng ) thu được 2,72 gam hỗn hợp chất rắn F.

a) Tính số gam Mg, Cu có trong hỗn hợp A.

b) Cho thêm 6,8 gam nước vào dung dịch B được dung dịch B', Tính nồng độ % các chất trong B' ( xem như lượng nước bay hơi không đáng kể )

Câu 9: Hòa tan 10,40 gam một kim loại R trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch X có RCl2 và thu được V1 lít khí H2. Chia dung dịch X làm 2 phần bằng nhau, phần I cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch HNO3 đậm đặc, nóng thu được V2 lít khí NO2 và dung dịch Z ( ion clorua không bị oxi hóa ), phần II cho tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng thu được V3 lít khí SO2 ( đkc) và dung dịch T. Cô cạn dung dịch Z ở nhiệt độ thích hợp thu được 40,00 gam một muối A duy nhất, cô cạn dung dịch T ở nhiệt độ thích hợp thu được 25,00 gam muối B duy nhất. Biết MA < 420 gam.mol-1, MB < 520 gam.mol-1. Xác định R, công thức của A, B và tính V1, V2, V3.

Câu 10: Cho cùng một lượng kim loại R vào dung dịch HCl 0,5M dư và vào dung dịch H2SO4 đặc nóng dư thì thể tích khí SO2 ( sản phẩm khử duy nhất ) bằng 1,5 lần thể tích khí H2 đo cùng một điều kiện nhiệt độ và áp suất. Khối lượng muối sunfat thu được bằng 1,575 lần khối lượng muối clorua.

a) Tìm nguyên tử khối của kim loại R ( làm tròn đến phần nghìn )

b) Hòa tan hoàn toàn 2,798 gam kim loại R trên vào axit H2SO4 đặc nóng thu được dung dịch chỉ chứa muối sunfat thu được và thể tích khí SO2 thu được ở điều kiện chuẩn. Biết số mol kim loại bằng 0,4 lần số mol axit.

ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌCKhối A 2012

Một phần của tài liệu Chuyên đề Phản ứng oxi hóakhử (Trang 57 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(64 trang)
w