Các phương pháp chiết tách bằng dung môi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ sargassum mcclurei bằng phương pháp hồi lưu gia nhiệt (Trang 35 - 36)

Tách chiết bằng dung môi là quá trình tách và phân ly các chất dựa vào quá trình chuyển một chất hòa tan trong một pha lỏng vào trong một pha lỏng khác không hòa tan với nó, nhằm chuyển một lượng nhỏ chất nghiên cứu trong một thể tích lớn dung môi này vào một thể tích nhỏ dung môi khác, nhằm nâng cao nồng độ của chất cần nghiên cứu và được gọi là chiết làm giàu. Bên cạnh đó việc chiết thành cao dịch thô là vô cùng quan trọng vì khi đó giữ lại được hoạt chất tốt hơn và dễ dàng cho những công đoạn sau

1.3.3.1. Chiết bằng phương pháp ngấm kiệt (Percolation)[44]

- Phương pháp ngấm kiệt là một trong những phương pháp trích ly được sử dụng phổ biến nhất không đòi hỏi nhiều thao tác cũng như thời gian.

- Đây là quá trình chiết liên tục, dung môi đã bão hòa hoạt chất sẽ được liên tục thay thế bằng dung môi mới. Tuy vậy ta không thực hiện liên tục mà mẫu được ngâm trong dung môi khoảng 12 giờ, cho dung môi bão hòa chảy ra rồi thay thế bằng dung môi mới và tiếp tục quá trình trích ly.

1.3.3.2. Chiết bằng phương pháp ngâm dầm (Maceration)[44]

Phương pháp ngâm dầm không hiệu quả gì hơn so với phương pháp ngấm kiệt. Ngâm nguyên liệu vào trong bình chứa thủy tinh có nắp đậy. Rót dung môi phủ lớp mẫu, để ở điều kiện nhiệt độ theo yêu cầu, dung môi sẽ thấm vào nguyên liệu và hòa tan các hoạt chất tự nhiên. Sau một thời gian dung môi trong bình được đổ ra và rót dung môi mới vào.

1.3.3.3. Tách chiết bằng phương pháp chiết hồi lưu [7, 44]

- Chiết hồi lưu là một trong những phương pháp ngâm chiết truyền thống. Sự đun hồi lưu (hay còn gọi là hoàn lưu) là sự chuyển chất trở lại môi trường phản ứng thông qua hệ thống ngưng tụ, cơ sở của phương pháp là sự tách các chất có nhiệt độ sôi khác nhau ra khỏi hỗn hợp của chúng, cái này thuật ngữ người ta gọi là "reflux". + Ví dụ: khi ta tiến hành phản ứng este hóa giữa acid và ancol thì ancol có nhiệt độ sôi thấp sẽ bị bay hơi. Nhằm tránh sự thất thoát ancol thì lắp một ống sinh hàn trên đầu của bình phản ứng, để hơi ancol khi thoát ra gặp lạnh sẽ ngưng tụ và trở về bình phản ứng. Quá trình đó được gọi là đun hồi lưu.

- Phương pháp này có ưu điểm là sử dụng một lượng ít dung môi mà vẫn có thể chiết kiệt được hoạt chất. Sự chiết xuất tự động liên tục nên nhanh chóng.

+ Nhược điểm của phương pháp này là không chiết xuất được một lượng lớn mẫu nên chỉ thích hợp cho việc nghiên cứu trong phòng thí nghiệm.

- Hiếm khi người ta sử dụng dung môi là nước. Mặc dù trích ly với nước đơn giản, dễ làm, không tốn kém và nước là dung môi phân cực mạnh nên có thể hòa tan một số hoạt chất phân cực tự nhiên, nhưng do nhiệt độ sôi của nước cao (1000C) và áp suất hơi nhỏ nên ảnh hưởng đến các chất do nó có thể bị phân hủy. Để chiết xuất những hợp chất phân cực người ta thường dùng ethanol hoặc methanol.

1.3.3.4. Chiết bằng phương pháp lôi cuốn hơi nước[47]

- Đây là phương pháp đặc biệt để trích ly tinh dầu và những hợp chất dễ bay hơi có trong nguyên liệu. Dụng cụ gồm một bình cầu lớn để cung cấp hơi nước, hơi nước sẽ được dẫn sục vào bình có chứa mẫu, hơi nước xuyên thấm qua màng tế bào nguyên liệu và lôi theo những cấu tử dễ bay hơi, hơi nước tiếp tục bay hơi và ngưng tụ bởi một ống sinh hàn, ta thu được hợp chất- tinh dầu. Dùng ete dầu hỏa hoặc ether ethylic để trích ly tinh dầu ra khỏi hỗn hợp trên hoặc để yên một thời giàn trong bình sẽ có sự phân tách giữa hai pha tinh dầu và nước.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ sargassum mcclurei bằng phương pháp hồi lưu gia nhiệt (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)