Tình hình nghiên cứu phlorotannin chống oxy hóa trên thế giới

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ sargassum mcclurei bằng phương pháp hồi lưu gia nhiệt (Trang 28 - 31)

Rong biển là nguồn nguyên liệu quý có khả năng giúp cho cơ thể phòng chống được một số loại bệnh. Do vậy nhiều nước trên thế giới giành khoản ngân sách khá lớn cho việc nghiên cứu ứng dụng sản xuất thực phẩm từ rong biển. Trên thế giới có nhiều nghiên cứu về phlorotannin do có hoạt tính sinh học cao.

Năm 2003, Toshiyuki Shibata , Kohki Nagayama , Ryusuke Tanaka , Kuniko Yamaguchi và Takashi Nakamura đại học Kyushu Nhật Bản đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của phlorotannin từ loài Laminariaceae bằng cách sử dụng ức chế sự peoxy phospholipid trong hệ thống liposome và xác định các hoạt động khử gốc tự do bằng DPPH. Kết quả: các oligomers của phloroglucinol là eckol, phlorofucofuroeckol A, dieckol and 8,8′-bieckol, phân lập từ tảo Eisenia bicyclis có hoạt tính chống oxy hóa cao và hiệu quả hơn so với ascorbic và α- tocophenol [38]. Năm 2005, Masaaki Nakai, Norihiko Kageyama, Koichi Nakahara và Wataru Miki đã sàng lọc phlorotannin từ 25 loài rong nâu ở vùng biển Nhật Bản bằng cách sử dụng ethanol làm dung môi chiết. Kết quả cho thấy loài Sargassum ringgoldianum cho hoạt tính chống oxy hóa là cao nhất, mạnh gấp 5 hoạt tính của catechin[22].

Năm 2006, Gin-Nae Ahn, Kil-Nam Kim, Seon-Heui Cha, Choon-Bok Song, Jehee Lee, Moon-Soo Heo, In-Kyu Yeo, Nam-Ho Lee, Young-Heun Jee và Jin-Soo Kim, đánh giá hoạt động chống oxy hóa của phlorotannin (gồm ba nhóm phloroglucinol, eckol and diecko) từ loài Ecklonia cava bằng phương pháp quang phổ ESR và khảo nghiệm hiệu quả ức chế H2O2 thông qua mức độ tổn thương DNA. Kết quả cho thấy hiệu quả ức chế H2O2 rất tốt [31].

Năm 2007, các tác giả Mayalen Zubia, Daniel Robledo, Yolanda Freile- Pelegrin đã chiết xuất phlorotannin và đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của 48 loài tảo biển (17 Chlorophyta, 8Phaeophyta, 23 Rhodophyta) ở bờ biển Yucantan và Quintana Roo (Mecico). Nhóm tác giả đã sử dụng dichloromethanol : methanol (2/1) trong 20 giờ.Hoạt tính chống oxy hóa được đo bằng DPPH và xác định hàm lượng theo phương pháp Folin-Ciocalteu. Các kết quả: tất cả các loài đều biểu hiện

hoạt tính chống oxy hóa, đặc biệt ba loài (Avrainvillea longicaulis , Chondria baileyana và Lobophora variegate) biểu hiện tiềm năng chống oxy hóa tuyệt vời với quá trình oxy hóa rất thấp. Chỉ số EC50 tương ứng 1.44 ± 0.01, 2.84 ± 0.07 và 0.32 ± 0.01 mg mL-1 tương đương với một số chất chống oxy hóa thương mại như α-tocopherol, ascorbic acid, BHA and BHT [23].

Năm 2008, Riitta Koivikko đã chiết tách hàm lượng phlorotannin từ các loại tảo nâu . Dung môi được sử dụng là nước kết hợp với methanol, ethanol, acetone. Kết quả thu được với tỷ lệ nước:acetone là 3:7 thì thu được hàm lượng phlorotannin cao nhất. Tác giả còn chỉ ra rằng ở pH=13 thì hiệu suất chiết phlorotannin cao nhất [27].

Cũng trong năm 2008, Jay Robert Rowen đã nghiên cứu về hợp chất polyphenol chiết xuất từ rong biển Ecklonia cava gọi chung là ECE. Hai hợp chất quan trọng là dieckol và phlorofurofucoeckol (PFF) và được gọi là siêu chất chống oxy hóa. Kết quả cho thấy khả năng bắt gốc tự do mạnh hơn từ 10 đến 100 lần so với các polyphenol từ thực vật trên cạn, vượt xa resveratrol và tannin chè. Ngoài ra ECE có tác dụng giảm đau dây thần kinh, đau khớp ngăn chặn hoặc đảo ngược sự tiến triển của bệnh hen suyễn mãn tính và bệnh phổi, bảo vệ bức xạ, chống ung thư [20]. Năm 2009, Reum Kim, Min-Sup, Ji-Young Park,Tai-Sun Shin, Kyoung-Eun Park, Na-Young YoonJong-Soon Kim, Choi Jae-Sue đã xác định được thành phần các hợp chất có hoạt tính chống oxy hóa cao từ loài Ecklonia solonifera. Các cấu trúc của phlorotannin được xác định trên cơ sở phân tích quang phổ, bao gồm cả NMR và phân tích khối phổ. Kết quả chỉ ra rằng phlorofucofuroeckol A, dieckol và dioxinodehydroeckol cho thấy hoạt tính chống oxy hóa cao. Trong đó phlorofucofuroeckol A có tiềm năng làm thực phẩm chức năng chống oxy hóa và chống viêm [37].

Năm 2010, Hyun Ryul Goo, Jae Sue, Choi Dong Hee Na đại học Kyungsung, Busan, Hàn Quốc đã định lượng phlorotannin trong tảo Ecklonia stolonifera. Sử dụng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao để xác định đồng thời ba phlorotannin lớn eckol, dieckol, and phlorofucofuroeckol-A. Các điều kiện sắc ký tối ưu: cột- C18 (250 × 4.6 mm id, 5 micromet) bằng cách sử dụng tách rửa

gradient tuyến tính của acetonitrile và nước có chứa axit formic 0,1% UV 254 nm. Phlorotannins tách được xác định bởi phổ sắc ký lỏng khối lượng. Phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao cho thấy độ tuyến tính tốt ( r 2> 0,998), độ chính xác (1,4-9,5%), và độ chính xác (93,9-108,7%). Các giới hạn phát hiện dao động 0,06- 0,30 mg / mL và các giới hạn thấp hơn định lượng dao động 0,2-1,0 mg / mL. Trong số phlorotannins, dieckol là phong phú nhất trong cả ethanol và các chất chiết xuất từ acetate ethyl Ecklonia stolonifera [32].

Năm 2012, Wang T, Jónsdóttir R, Liu H, Gu L, Kristinsson HG, Raghavan S, Olafsdóttir G đã đánh giá hoạt tính chống oxy hóa của phlorotannin từ loài Fucus vesiculosu bằng DPPH. Sử dụng phương pháp sắc ký cột hoặc siêu lọc để tinh chế. Kết quả cho thấy hoạt tính của phlorotannin cao hơn rất nhiều so với acid ascorbic [39].

Hàm lượng phlorotannins tập trung trong rong biển màu nâu có thể khác nhau giữa các loài, bị ảnh hưởng bởi kích thước, độ tuổi, loại mô, độ mặn, mùa, mức độ dinh dưỡng, cường độ ăn thực vật, cường độ ánh sáng và nhiệt độ nước[21]. Theo một nghiên cứu đã xác định được hàm lượng phlorotannin trong một số loại tảo nâu như bảng 1.3.

Bảng 1.3. Hàm lượng phlorotannin trong một số loại tảo nâu [21] Loại rong Hàm lượng phlorotannin (mg/kg)

Cladostephus spongiosus 81,64 Cystoseira nodicaulis 516,24 Cystoseira tamariscifolia 815,82 Cystoseira usneoides 288,02 Focus spiralis 968,57 Halopter filicina 101,97 Padina pavonica 53,31 Saccorhiza polyschides 36,68 Sargassum vulgare 74,96 Stypocaulon scoparium 126,73

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chiết phlorotannin chống oxy hóa từ rong mơ sargassum mcclurei bằng phương pháp hồi lưu gia nhiệt (Trang 28 - 31)