CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.5. Biến số và định nghĩa các biến số nghiên cứu
2.5.1. Các biến số về đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu
- Tuổi của trẻ: Cách tính tuổi: Tính theo năm tại thời điểm chẩn đoán HSP. Tuổi hiện tại của trẻ tính ở thời điểm vào viện = ngày/tháng/năm nghiên cứu-ngày/tháng/năm sinh. Phân thành 2 nhóm tuổi:
Nhóm 1: Dưới 5 tuổi Nhóm 2: Trẻ ≥5 tuổi - Giới tính: Nam hoặc nữ.
- Cân nặng: cân nặng lúc vào viện, cân nặng trước lúc phù (nếu bệnh nhi có phù), tính theo kilogam (kg).
- Dân tộc: Kinh và dân tộc khác.
- Địa dư: Thành thị hoặc nông thôn:
+ Thành thị: Khu vực thành thị bao gồm các phường nội thành, nội thị và thị trấn, là nơi tập trung các ngành công nghiệp, phi nông nghiệp và dân
cư phi nông nghiệp.
+ Nông thôn: Tất cả các đơn vị hành chính cơ sở còn lại (xã) đều thuộc khu vực nông thôn, là nơi cư trú của lao động sản xuất nông nghiệp.
- Thời gian mắc bệnh trong năm chia thành 4 mùa: mùa xuân, mùa hè, mùa thu, mùa đông [22].
2.5.2. Các biến số về đặc điểm lâm sàng của HSP
- Các yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh: Bệnh nhân được coi là có yếu tố liên quan đến khởi phát bệnh khi xuất hiện HSP sau khi có các biểu hiện sau: sau nhiễm trùng (biểu hiện sốt, BC tăng, NEU tăng, CRP tăng kết hợp với khám lâm sàng), viêm đường hô hấp trên, nhiễm virus (khi đã xác định được virus bằng xét nghiệm test nhanh), sau dùng thuốc, dị ứng.
- Lý do vào viện: là triệu chứng chính khiến người bệnh đến khám.
- Ban xuất huyết trên da:
+ Vị trí xuất huyết: theo vị trí giải phẫu trên cơ thể.
+ Hình thái ban xuất huyết chia thành:
Chấm: tổn thương xuất huyết kích thước dưới 1 mm.
Nốt: tổn thương xuất huyết kích thước từ 1-10 mm.
Mảng: tổn thương xuất huyết kích thước trên 10 mm.
Phỏng nước: là mụn nước đường kính ≥5 mm, phồng lên trên nền da xuất huyết bên trong có chứa dịch, máu [69].
+ Thời gian tồn tại ban: là biến liên tục, được tính kể từ khi xuất hiện ban cho tới khi ban biến mất trong đợt đầu tiên của bệnh.
- Biểu hiện tổn thương đường tiêu hoá: đau bụng, nôn, tiêu chảy, xuất huyết tiêu hóa như: nôn ra máu, ỉa ra máu, đi ngoài phân đen.
- Biểu hiện tổn thương khớp: vị trí tổn thương: khớp cổ chân, khớp khuỷu, khớp gối, khớp cổ tay, khớp bàn ngón tay, khớp vai.
- Biểu hiện tổn thương thận:
Phù: khi quan sát thấy nề mi mắt, mất hõm tự nhiên và khi ấn trên nên xương cứng khoảng 5s, vết lõm mất chậm.
Phù nhẹ khi trọng lượng cơ thể (TLCT) tăng dưới 10%; phù vừa khi 10% <TLCT <20%; phù nặng khi TLCT tăng >20% hoặc có tràn dịch đa màng như màng bụng, màng phổi, màng ngoài tim, màng tinh hoàn.
Đái máu: Quan sát nước tiểu, khi mẫu đổi màu nâu hay hồng tuỳ mức độ và để lâu lắng cặn thì bệnh nhân được ghi nhận có tiểu máu đại thể.
Nước tiểu: thiểu niệu khi lượng nước tiểu dưới 0,5 ml/kg/h và vô niệu khi lượng nước tiểu dưới 0,3 ml/kg/h.
Tăng huyết áp: Bệnh nhân sẽ được đo huyết áp 2 lần cách nhau ít nhất 5 phút rồi lấy chỉ số các huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình giữa 2 lần đo, trong điều kiện bệnh nhân nghỉ ngơi, không hoạt động gắng sức, hoặc sau 15 phút có hoạt động gắng sức. Tăng huyết áp được định nghĩa khi: huyết áp tâm thu và/hoặc huyết áp tâm trương lớn hơn 90th bách phân vị huyết áp theo tuổi, giới và chiều cao ở trẻ em theo Viện nghiên cứu quốc gia bệnh tim-phổi và huyết học Hoa Kỳ hoặc huyết áp lớn hơn 120/80 mmHg [27].
- Phù nề phần mềm: phù nề khu trú phần mềm dưới da.
- Sưng nề bìu: ghi nhận sưng đau vùng bìu ở trẻ nam.
- Sốt: là tình trạng tăng thân nhiệt hoặc cao hơn so với giá trị bình thường hàng ngày của cơ thể. Sốt được xác định khi nhiệt độ ≥37,5 độ C.
2.5.3. Các biến số về đặc điểm cận lâm sàng của HSP - Số lượng hồng cầu giảm khi RBC <4 T/l [9].
- Thiếu máu: là tình trạng giảm nồng độ hemoglobin trong máu của người bệnh so với người cùng giới, cùng lứa tuổi, cùng điều kiện sống.
Bảng 2.1: Tiêu chuẩn chẩn đoán thiếu máu theo WHO [76]
Lứa tuổi Hemoglobin (g/l)
Từ 6-59 tháng <110
Từ 5-12 tuổi <115
Từ 12-15 tuổi <120
Từ 15-16 tuổi <110
Bảng 2.2: Giá trị bình thường của bạch cầu, tiểu cầu theo tuổi [66]
Tuổi Bạch cầu (G/L)
Bạch cầu trung tính
(G/L)
Bạch cầu lympho
(G/L)
Tiểu cầu (G/L)
2-4 5,5-15 1,5-8,5 2-8 150-450
5-8 4-14,5 1,5-8,5 1,5-7,0 150-450
9-12 4,5-13,5 1,5-8 1,5-6,8 150-450
13-16 4,5-13 1,8-8 1,5-6,5 150-450
- Định lượng CRP: CRP bình thường là <6 mg/l. CRP tăng khi >6 mg/l.
- Ure máu: Bình thường, nồng độ urê trong huyết thanh là 2,5-8,3 mmol/1. Tăng khi nồng độ Ure máu >8,3 mmol/l.
- Creatinin máu: Bình thường, nồng độ creatinin trong huyết thanh là 62- 115 àmol/1. Tăng khi nồng độ này >115 àmol/1.
- Men gan: Đo hoạt độ men GOT, GPT và đánh giá kết quả của bệnh nhân với kết quả xét nghiệm bình thường. Trị số bình thường của 2 loại men đó trong huyết thanh: GOT <37 U/l/37°C, GPT <40 U/l/37°C. Tăng khi GOT
>37 U/l/37°C, GPT >40 U/l/37°C.
- Albumin máu: bình thường 35-50 g/L. Giảm khi giá trị này < 35 g/L.
- Protein toàn phần máu: bình thường 57-80 g/L. Giảm khi giá trị này <57 g/L.
- Bình thường, trị số trung bình lipase huyết thanh là 7-60 U/L, tăng khi giá trị này >60 U/L, bình thường nồng độ P-amylase trong huyết thanh là:
<115 U/L, tăng khi giá trị này >115 U/L [1].
- C3 bình thường từ 0,85-1,42 g/L; C4 bình thường từ 0,12-0,41 g/L [1].
- Ở người bình thường prothrombin (PT) thay đổi trong phạm vi 80-100%, mức thấp nhất có thể gặp là 70%. Thời gian APTT bình thường là 30-45 giây. Bình thường, nồng độ fibrinogen trong huyết tương là 150-400 mg/dl [9].
- Đái máu vi thể: chia làm các mức độ:
Rất nhiều: hồng cầu dày đặc.
(+++): >15 hồng cầu/vi trường.
(++): 10-15 hồng cầu/vi trường.
(+): 5-10 hồng cầu/vi trường [1].
2.5.4. Các biến số phục vụ cho mục tiêu 2
- Phương pháp điều trị: Phương pháp điều trị bằng thuốc được sử dụng trong quá trình trẻ điều trị nội và ngoại trú.
- Kháng sinh chỉ sử dụng khi bệnh nhân HSP có tình trạng nhiễm trùng.
- Liều dùng corticoid: chia thành 3 nhóm: nhóm liều thấp ≤1,5 mg/kg/ngày; nhóm liều trung bình từ 1,5-2,5 mg/kg/ngày; nhóm liều cao >2,5 mg/kg/ngày [44].
- Các thể lâm sàng: thể da, thể bụng, thể khớp, thể thận, thể phối hợp không tổn thương thận (tổn thương da, tiêu hóa và khớp), thể phối hợp có tổn thương thận (tổn thương thận kết hợp các tổn thương khác) [6].
+ Thể da: Tổn thương ban, chấm xuất huyết nổi gồ trên mặt da, có thể sờ thấy được, ưu thế ở chi dưới.
+ Thể khớp: Biểu hiện tổn thương da kết hợp đau hoặc viêm khớp.
+ Thể bụng: Biểu hiện tổn thương da kết hợp triệu chứng tiêu hoá.
+ Thể thận: Biểu hiện tổn thương da kết hợp protein niệu >0,3 g/24h hoặc protein/creatinin niệu một mẫu từ 30 mg/mmol trở lên (vào buổi sáng) và/hoặc có trên 5 hồng cầu niệu trên một vi trường soi hoặc hồng cầu niệu dương tính trên 2+ trên que thử.
- Kết quả điều trị:
+ Lui bệnh: khi không còn tổn thương các cơ quan.
+ Tái phát: nếu một bệnh nhân được chẩn đoán mắc HSP và không có triệu chứng trong ít nhất 1 tháng kể từ thời điểm chẩn đoán, biểu hiện một đợt tổn thương da mới hoặc các biến chứng toàn thân khác không bao gồm tổn thương thận [19].
+ Tổn thương thận: Protein niệu >0,3 g/24h hoặc protein niệu/creatinin niệu (Up/c) >30 mg/mmol và/hoặc đái máu, hồng cầu niệu dương tính ≥2+.
Nếu Up/c >20 mg/mmol với trẻ trên 5 tuổi (hơn 50 ở trẻ từ 6 đến 24 tháng tuổi) là có bất thường nước tiểu. Ngưỡng thận hư khi Up/c >200 mg/mmol [6].