Đánh giá kết quả điều trị

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh schonlein henoch ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 74 - 80)

Nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.18 cho thấy hầu hết bệnh nhân HSP đều được điều trị bằng corticoid (94,6%). Số bệnh nhân HSP phải sử dụng đến thuốc ức chế miễn dịch khác (cụ thể trong nghiên cứu của chúng tôi là thuốc Mycophenolate mofetil) sau khi đã sử dụng corticoid liều cao nhưng đáp ứng kém chiếm tỷ lệ rất thấp (4,3%). Captopril được cho là có hiệu quả trong việc giảm protein niệu với tỷ lệ sử dụng là 27,2%. Tỷ lệ bệnh nhân HSP được điều trị bằng kháng PPI, Histamin, NSAID, Captoprid, kháng sinh lần lượt là 91,3%, 35,9%; 33,7%; 27,2% và 14,1%. Các bệnh nhân không cần

điều trị bằng corticoid chỉ chiếm 5,4%. Nhóm bệnh nhân này thường chỉ được sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng như NSAID, kháng histamin, PPI, kháng sinh. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Lee và cộng sự (2013) cũng cho rằng phần lớn điều trị HSP bằng corticoid (88,7%) [44]. Hiện tại chưa có khuyến cáo thống nhất cao trong việc điều trị HSP bằng corticoid một cách hệ thống do các tác giả cho rằng ngăn ngừa được tổn thương thận hoặc biến chứng ở đường tiêu hóa, cũng không làm thay đổi tỷ lệ tái phát [82]. Tuy nhiên, corticoid có vai trò trong việc kiểm soát triệu chứng của bệnh, đặc biệt trong điều trị đau bụng, đau khớp và ban xuất huyết, đau bìu/viêm tinh hoàn [43].

Bệnh nhân HSP được điều trị bằng corticoid đường uống hoặc tiêm tĩnh mạch. Tiêm tĩnh mạch methylprednisolone có thể có lợi hơn trong giai đoạn đầu của bệnh, khi bệnh nhân có tổn thương đường tiêu hóa đang tiến triển, do phù nề dưới niêm mạc và xuất huyết làm thay đổi sự hấp thu của thuốc uống.

Việc điều trị bằng corticoid được bắt đầu từ 2 đến 30 ngày sau khi xuất hiện triệu chứng với thời gian trung bình là 7 ± 5,3 ngày. Bảng 3.19 cho thấy thời gian điều trị bằng corticoid từ 9 đến 90 ngày với thời gian trung bình là 42,7 ± 23 ngày. Đa số bệnh nhận HSP được điều trị bằng corticoid liều trung bình từ 1,5-2,5 mg/kg/ngày chiếm tỷ lệ 42,5%. Tỷ lệ bệnh nhân HSP được điều trị bằng corticoid liều thấp ≤1,5 mg/kg/ngày là 31%. Số bệnh nhân được điều trị bằng corticoid liều cao >2,5 mg/kg/ngày chiếm tỷ lệ thấp (26,4%). Trong đó, chỉ có 1/87 bệnh nhân được bolus corticoid liều 30mg/kg/ngày trong 3 ngày và 2/87 bệnh nhân (2,2%) được điều trị đến liều 10mg/kg/ngày trong 3 ngày.

Nghiên cứu của Lee và cộng sự (2013) cho thấy có 44,3% bệnh nhận HSP được sử dụng corticoid liều thấp với liều trung bình 1,02 mg/kg/ngày và 8,9%

là corticoid liều cao với liều trung bình là 2,01 mg/kg/ngày [44]. Nghiên cứu của Phạm Văn Đếm (2020) đã ghi nhận có 76% trẻ được điều trị bằng corticoid, trong đó uống prednisolon liều 1 mg/kg/ngày được áp dụng ở 52,0% bệnh nhân [3]. Khuyến nghị của Ozen S và cộng sự (2019) dựa trên sự

đồng thuận của 16 chuyên gia quốc tế đã đưa ra liều khuyến cáo của corticoid đường uống là prednisolone 1-2 mg/kg/ngày (ví dụ: trong 1-2 tuần rồi giảm dần liều trong hai tuần tiếp theo). Đối với những trường hợp nặng như liên quan đến não, phổi hoặc đường tiêu hóa nghiêm trọng, có thể xem xét truyền tĩnh mạch methylprednisolone 10-30 mg/kg với tối đa 1 g/ngày trong ba ngày liên tiếp [82]. Tuy nhiên, cho đến nay, chưa có nghiên cứu chuẩn hoá nào về việc sử dụng corticoid trong điều trị HSP. Điều này giải thích sự khác biệt về liều lượng steroid và thời gian điều trị corticoid trong các nghiên cứu trước đây.

Kết quả điều trị sau 1 tháng theo dõi: Nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.20 cho thấy tại thời điểm chẩn đoán: 100% bệnh nhân có tổn thương da kết hợp với tổn thương cơ quan khác, không có bệnh nhân nào ở thể da và thể thận đơn độc, hầu hết bệnh nhân có phối hợp tổn thương từ ba cơ quan trở lên với chủ yếu là thể phối hợp không có tổn thương thận (60,9%), số bệnh nhân ở thể bụng, thể khớp và thể phối hợp có tổn thương thận chiếm tỷ lệ lần lượt là 26,1%, 3,3% và 9,8%. Điều này có thể do bệnh viện Nhi Trung ương là bệnh viện tuyến cuối nên hầu hết bệnh nhân đến viện trong tình trạng nặng hơn và có tổn thương phối hợp nhiều cơ quan. Mặt khác theo tiêu chuẩn của EULAR/PRES/PRINTO thì ban xuất huyết trên da là một tiêu chuẩn chính bắt buộc kèm theo ít nhất một tiêu chuẩn phụ thì mới được chẩn đoán là HSP nên không có thể da đơn độc là phù hợp tại thời điểm nhập viện. Kết quả nghiên cứu thấy rằng sau 1 tháng theo dõi, đa số bệnh nhân đạt lui bệnh với 62%, tỷ lệ bệnh nhân tiến triển thành tổn thương thận sau 1 tháng là 22,8% và tỷ lệ bệnh nhân tái phát là 15,2%. Trong đó, hầu hết bệnh nhân HSP thể bụng đều đạt lui bệnh (70,8%), có 16,7% bệnh nhân tiến triển thành tổn thương thận. Tỷ lệ bệnh nhân HSP tiến triển thành tổn thương thận sau 1 tháng ở thể phối hợp không có tổn thương thận và thể phối hợp có tổn thương thận lần lượt là 21,4% và 33,3%. Số bệnh nhân HSP đạt lui bệnh sau 1 tháng ở thể phối hợp không có tổn thương thận là 62,5% và thể phối hợp có tổn thương

thận là 44,4%. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2022) cho thấy tại thời điểm 1 tháng có 56% bệnh nhân HSP đạt lui bệnh và 27,4% bệnh nhân tổn thương thận [6].

Sau 3 tháng theo dõi: nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.21 thấy rằng phần lớn bệnh nhận HSP đạt lui bệnh với 75%, số bệnh nhân HSP tái phát sau 3 tháng chiếm tỷ lệ rất thấp với 5,4% và tỷ lệ bệnh nhân HSP tiến triển thành tổn thương thận sau 3 tháng là 19,6% gặp chủ yếu ở thể phối hợp không có tổn thương thận. Trong đó, tỷ lệ đạt lui bệnh đều chiếm đa số ở hầu hết các thể lâm sàng. Tỷ lệ này cao hơn ở thể khớp đơn thuần là 100%. Tỷ lệ đạt lui bệnh với thể phối hợp không có tổn thương thận là 76,8%; còn thể phối hợp có tổn thương thận là 66,7%. Kết quả của chúng tôi tương tự với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2022) cho thấy tại thời điểm 3 tháng, số bệnh nhân đạt lui bệnh là 75%, có 17,9% trường hợp tổn thương thận và 9,5% trường hợp tái phát [6]. Như vậy có thể thấy hầu hết bệnh nhân HSP đều có kết quả điều trị tốt, bệnh thường tiến triển lành tính và đạt lui bệnh theo thời gian theo dõi. Tuy nhiên tỷ lệ tổn thương thận lại có xu hướng tăng. Do đó, xét nghiệm nước tiểu là rất cần thiết cho tất cả bệnh nhân được chẩn đoán HSP để phát hiện và theo dõi tổn thương thận.

Về tiến triển của tổn thương thận: nghiên cứu của chúng tôi trong bảng 3.20 và bảng 3.21 cho thấy tại thời điểm chẩn đoán, tỷ lệ tổn thương thận tương đối thấp (9,8%), sau 1 tháng theo dõi tỷ lệ này tăng cao nhất là 22,8% và sau 3 tháng, tỷ lệ tổn thương thận giảm còn 19,6%. Số bệnh nhân có tổn thương thận này đều được khám tại chuyên khoa thận và chưa có chỉ định sinh thiết thận. Kết quả của chúng tôi tương đồng với nghiên cứu của Tabel và cộng sự (2012) khi theo dõi 107 bệnh nhân HSP trong thời gian 6 tháng, trong tổng số bệnh nhân có tổn thương thận thì có tới 85,7% trường hợp xuất hiện trong tháng đầu tiên [83]. Nghiên cứu Jauhola và cộng sự (2012) cho thấy tỷ lệ tổn thương thận xuất hiện trong tháng đầu là 87% và 100% xuất

hiện trong 3 tháng [40]. Nghiên cứu của Karadağ và cộng sự (2021) ghi nhận thời gian xuất hiện tổn thương thận trung bình là 30 ngày [41]. Nghiên cứu của Mao và cộng sự (2014) thấy rằng viêm thận phát triển trong vòng 1 tuần kể từ khi HSP khởi phát là 90% trường hợp và 98,5% trường hợp viêm thận phát bệnh trong vòng 1 tháng đầu sau khởi phát [50]. Tại Việt Nam, nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2022) cũng cho thấy tổn thương thận xuất hiện chủ yếu trong tháng đầu với 27,4% và sau 3 tháng, tỷ lệ này giảm còn 17,9%

[6]. Nhìn chung trong đa số các nghiên cứu, tổn thương thận thường xuất hiện chủ yếu trong tháng đầu và đạt gần 100% trong thời gian sau 3-6 tháng theo dõi. Vì vậy, cần làm xét nghiệm nước tiểu thường xuyên trong 3-6 tháng đầu để phát hiện sớm tổn thương thận.

Tổn thương thận trong HSP là vấn đề được rất nhiều nghiên cứu quan tâm vì đây là một trọng những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh nhân HSP. Nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.22 cho thấy tỷ lệ tổn thương thận sau 3 tháng theo dõi ở nhóm có protein/creatinin niệu lúc vào viện >20 mg/mmol là 29,5% cao hơn nhóm có protein/creatinin niệu ≤20 mg/mmol là 10,4%. Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2022) cho rằng tổn thương thận ở nhóm có protein/creatinin niệu >20 mg/mmol cao hơn đáng kể so với nhóm còn lại [5]. Mặc dù khi tỷ lệ protein/creatinin niệu >20 mg/mmol đã được xem là có protein niệu trong nước tiểu nhưng theo tiêu chuẩn của EULAR thì ngưỡng xác định tổn thương thận khi tỷ lệ này >30 mg/mmol. Do đó, chúng tôi đã sử dụng tỷ lệ protein/creatinin niệu >20 mg/mmol để so sánh với nhóm còn lại để tránh bỏ sót những trường hợp có bất thường nước tiểu nhưng chưa có tổn thương thận.

Nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.23 không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ tổn thương thận sau 3 tháng với việc sử dụng corticoid. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Dudley và cộng sự (2006)

báo cáo rằng điều trị bằng corticoid không cho thấy bất kỳ sự khác biệt đáng kể nào về tỷ lệ biến chứng thận và đường tiêu hóa ở bệnh nhân HSP [24]. Nghiên cứu của Marro và cộng sự (2023) cho thấy việc sử dụng corticoid cao hơn đáng kể ở trẻ em có liên quan đến thận [51].

Nghiên cứu của chúng tôi bảng 3.24 không tìm thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ bạch cầu tăng, CRP tăng và C3 giảm tại thời điểm chẩn đoán với tình trạng tổn thương thận sau 3 tháng. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của Mao và cộng sự (2014), nghiên cứu của Nguyễn Văn Dương (2022) [5], [50].

Kết quả này cho thấy tỷ lệ NLR và PLR cao hơn đáng kể ở những bệnh nhân có tổn thương thận so với những bệnh nhân không có tổn thương thận.

Sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê với p <0,05. Nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với nghiên cứu của Kim và cộng sự (2021), nghiên cứu của Ekinci và cộng sự (2019) [42], [80]. Tính tỷ lệ NLR là một phương pháp đơn giản và độc lập để đánh giá tình trạng viêm toàn thân. Bạch cầu trung tính đóng vai trò trung tâm trong phản ứng miễn dịch bẩm sinh và tế bào lympho đóng vai trò chính trong phản ứng viêm. Do đó, NLR cao cho thấy sự mất cân bằng của phản ứng viêm trong cơ thể [42].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị bệnh schonlein henoch ở trẻ em tại bệnh viện nhi trung ương (Trang 74 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)