4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
1.2. Cơ sở thực tiễn về nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã
1.2.1.1. Kinh nghiệm của huyện Gia Bình, tỉnh Bắc Ninh
Gia Bình là một huyện thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, cách trung tâm thành phố Bắc Ninh 25 km về phía Tây Bắc, cách thủ đô Hà Nội 35 km về phía Tây Nam.
Gia Bình là vùng đất cổ phù sa màu mỡ bên sông Đuống, là nơi cư dân Việt cổ về
đây sinh cơ lập nghiệp và có lịch sử gắn liền với nhiều di tích, công trình văn hóa, danh nhân Việt Nam.
Huyện Gia Bình có 14 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Gia Bình (huyện lỵ) và 13 xã: Bình Dương, Cao Đức, Đại Bái, Đại Lai, Đông Cứu, Giang Sơn, Lãng Ngâm, Nhân Thắng, Quỳnh Phú, Song Giang, Thái Bảo, Vạn Ninh, Xuân Lai.
Trong công tác nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Bình đã có nhiều giải pháp như sau:
Thứ nhất, về công tác đào tạo chuyên môn. Huyện Gia Bình xác định đội ngũ công chức hành chính cấp huyện trở lên về cơ bản đã có trình độ đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp nên không đặt vấn đề mở các lớp đào tạo trung cấp chuyên môn hay đào tạo đại học cho đối tượng này, mà trọng tâm là đào tạo trình độ
trung cấp chuyên môn trở lên cho đội ngũ công chức xã, cụ thể là đối tượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã nhằm đáp ứng tiến trình cải cách hành chính nhà nước.
Huyện ủy, UBND huyện Gia Bình, đã chỉ đạo Trung tâm bồi dưỡng chính trị, Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện phối hợp, liên kết với các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp mở các lớp đào tạo chuyên môn cho công chức tư pháp hộ tịch cấp xã.
Thứ hai, mở các khóa đào tạo, bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước cho tất cả cán bộ, công chức huyện và các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. UBND huyện xác định đây là nhiệm vụ thường xuyên nhằm cập nhật kiến thức quản lý nhà nước cho cán bộ, công chức nói chung cũng như cán bộ, công chức cấp xã nói riêng. Mặt khác bồi dưỡng kiến thức quản lý nhà nước để cán bộ, công chức hoàn thiện các tiêu chuẩn của ngạch, của chức danh đang đảm nhận theo quy định.
Thứ ba, về đào tạo kỹ năng làm việc. Thực tế hiện nay đào tạo ở các trường đại học, cao đẳng và trung học chuyên nghiệp các kỹ năng về quản lý hành chính nhà nước chưa hoàn toàn đáp ứng yêu cầu công việc tại các cơ quan hành chính nhà
nước của cán bộ, công chức, viên chức. Nhận thức được vấn đề này, huyện Gia Bình hướng vào bồi dưỡng một số kỹ năng cho cán bộ, công chức nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý, trước mắt tập trung vào công chức Tư pháp - Hộ tịch vì
bộ phận này tiếp xúc nhiều với dân. Các kỹ năng nói trên giúp cho cán bộ, công chức từ việc lập kế hoạch, xác định mục tiêu, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ đến giao tiếp hành chính với nhân dân, với đồng nghiệp và với cấp trên để từ đó có trách nhiệm cải tiến lề lối làm việc, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
1.2.1.2. Kinh nghiệm của huyện Bắc Sơn, tỉnh Lạng Sơn
Huyện Bắc Sơn là một huyện vùng cao, nằm phía Tây Nam của tỉnh Lạng Sơn, cách trung tâm thành phố Lạng Sơn 85km, đây là căn cứ địa cách mạng kiên trung, bất khuất trong kháng chiến chống thực dân Pháp, là cửa ngõ giao lưu kinh tế, văn hoá giữa tỉnh Lạng Sơn với tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh miền xuôi.
Huyện Bắc Sơn có 18 đơn vị hành chính cấp xã trực thuộc, bao gồm thị trấn Bắc Sơn (huyện lỵ) và 17 xã: Bắc Quỳnh, Chiến Thắng, Chiêu Vũ, Đồng Ý, Hưng Vũ, Long Đống, Nhất Hòa, Nhất Tiến, Tân Hương, Tân Lập, Tân Thành, Tân Tri, Trấn Yên, Vạn Thủy, Vũ Lăng, Vũ Lễ, Vũ Sơn.
Trong công tác nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã, huyện Gia Bình đã có nhiều giải pháp như sau:
Để nâng cao chất lượng đội ngũ công chức cấp xã nói chung và đặc biệt là
công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nói riêng, UBND huyện Bắc Sơn đã có những cách làm sáng tạo và hiệu quả, cụ thể:
Một là, khắc phục những tồn tại, nhất là về con người, tập trung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức cấp xã nói chung và chú trọng đến công chức Tư pháp - Hộ tịch nhằm đáp ứng yêu cầu trong thời kỳ hội nhập. Bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho công chức, theo hướng yếu lĩnh vực nào, bồi dưỡng lĩnh vực đó. Cử công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã tham gia bồi dưỡng ba tháng, mỗi tuần học hai ngày tại các phòng, ban, cơ quan của huyện. Các ngày còn lại, công chức Tư pháp - Hộ tịch về xã, thị trấn thực hành, ứng dụng ngay kiến thức, kỹ năng được bồi dưỡng. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị thực hiện chế độ nhận xét, đánh giá hàng tháng đối với cán bộ đến bồi dưỡng. Với chương trình này, hầu hết công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã đều luân phiên được tập huấn, bồi dưỡng và cơ bản đều áp dụng được các kiến thức, kỹ năng học vào công việc hằng ngày.
Hai là, đổi mới và hiện đại hóa phương thức làm việc, đảm bảo cơ sở vật chất, phương tiện làm việc. Để công chức có thể phát huy hết năng lực của mình, điều kiện cần là phải có một môi trường làm việc thuận lợi, điều kiện làm việc thích ứng.
Để thực hiện điều này, UBND huyện Bắc Sơn đã có kế hoạch rà soát, đánh giá hiện trạng và quy hoạch trụ sở làm việc của các xã, thị trấn, tổng hợp nhu cầu đầu tư sửa chữa, nâng cấp. Đồng thời cần có sự quan tâm, tăng cường kinh phí và tạo điều kiện về cơ sở vật chất trang thiết bị cho tổ chức hoạt động của công chức Tư pháp - Hộ
tịch cấp xã như trang bị máy tính, máy phô tô, internet kết hợp với các khóa tập huấn để khai thác, sử dụng trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Từng bước hiện đại hóa, ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động Tư pháp - Hộ tịch cấp xã như trong công tác tư pháp, hòa giải, tiếp dân, công tác hộ tịch, chứng thực... đảm bảo chất lượng, giảm giấy tờ hành chính, thời gian đến mức thấp nhất, phấn đấu 100% công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã của huyện sử dụng hòm thư điện tử gửi làm việc trao đổi văn bản giấy tờ qua địa chỉ email.
Ba là, xây dựng và thực hiện đúng đắn chế độ chính sách ưu đãi và thu hút nhân tài. UBNH huyện Bắc Sơn xác định rõ những việc có thể làm trong khả năng để có chính sách ưu đãi cũng như tuyển dụng nhân tài như:
+ Trong tuyển dụng cần ưu tiên những người trẻ tuổi có năng lực, trình độ như tuyển thẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học loại giỏi, tốt nghiệp thạc sỹ,….
+ Đối với những người giỏi cần có chính sách đãi ngộ phù hợp để phát huy hết năng lực của họ như: tạo điều kiện cử đi học, tập huấn nâng cao trình độ, năng lực;
động viên, khen thưởng kịp thời khi họ hoàn thành xuất sắc công việc,…
+ Xem xét đưa lên vị trí cao hơn đối với những người giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ tạo động lực phất đấu và phát huy hết khả năng của họ.
1.2.2. Bài học kinh nghiệm cho các xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên Kinh nghiệm nâng cao năng lực của công chức cấp xã ở một số địa phương nêu trên, có thể rút ra bài học cho các xã tại huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên như sau:
Thứ nhất, cần phải làm thật tốt và chặt chẽ khâu tuyển dụng. Cần tổ chức, thực hiện tuyển dụng theo năng lực và cạnh tranh, xóa bỏ cơ chế “xin - cho”.
Chính sách thu hút nhân tài đã và đang được nhiều địa phương áp dụng cũng là một giải pháp hay cho các xã thuộc huyện Đồng Hỷ nhằm thu hút được ngày càng nhiều người có trình độ thực sự về làm việc trong các cơ quan nhà nước nói chung và
công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nói riêng.
Thứ hai, xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp - Hộ tịch tại các xã là giải pháp quan trọng để nâng cao năng lực của công chức. Cần thường xuyên cập nhật và đổi mới nội dung chương trình cũng như phương pháp đào tạo, bồi dưỡng, sát với nhu cầu công việc của từng chức danh công chức. Thực hiện nghiêm túc đúng phương pháp quy trình về đánh giá, nhận xét công chức, tôn trọng công tác quy hoạch từ cơ sở, đảm bảo nguồn kế cận và có sự kế thừa qua các thế hệ.
Thứ ba, để nâng cao năng lực quản lý nhà nước của đội ngũ công chức tư pháp hộ tịch cấp xã phải thường xuyên tiến hành kiểm tra, giám sát, giúp kịp thời phát hiện các sai phạm, xử lý, kỷ luật các công chức có năng lực kém, thoái hoá biến chất, tham nhũng, qua đó góp phần nâng cao năng lực, trách nhiệm phẩm chất đạo đức,
lối sống của CBCC. Từ đó xác định rõ hơn trách nhiệm, thẩm quyền, cách giải quyết các mối quan hệ giữa tập thể và cá nhân trong quá trình đánh giá.
Thứ tư, chú trọng quy hoạch nguồn công chức trẻ có năng lực, được đào tạo chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, có phẩm chất đạo đức tốt gắn với kế hoạch đào tạo bồi dưỡng sát với tình hình thực tế tại địa phương, để nâng cao năng lực đội ngũ công chức cấp xã đạt chuẩn.
Thứ năm, xây dựng cơ chế chính sách đãi ngộ thoả đáng, thu hút những người tài, ngoài chế độ chung của Nhà nước cần mạnh dạn ban hành cơ chế chính sách riêng mang tính đột phá, thiết thực về kinh tế, môi trường làm việc.
Thứ sáu, quan tâm đầu tư phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo môi trường làm việc khang trang, rộng rãi, tạo không gian rộng rãi cho hoạt động tiếp dân của công chức Tư pháp - Hộ tịch, trang bị máy tính và các thiết bị văn phòng khác tạo phong cách làm việc chuyên nghiệp, góp phần giải quyết các vướng mắc cho nhân dân một cách nhanh chóng.
Chương 2