Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.1. Phương pháp thu thập thông tin 2.2.1.1. Thông tin thứ cấp
Thông tin thứ cấp là các số liệu từ các công trình nghiên cứu đã được công bố. Các thông tin thứ cấp sử dụng tham khảo trong đề tài được tham khảo từ các nguồn sa:
- Các nguồn thông tin về lịch sử hình thành và phát triển của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Kết quả về việc hoàn thành các mục tiêu kinh tế - chính trị - xã hội hàng năm của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên; Nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng, vật chất của đơn vị; các Nghị quyết của HĐND, UBND và
các số liệu thống kê của Chi cục thống kê, phòng Nội vụ và phòng Tư pháp huyện.
- Các tài liệu thống kê đã công bố về chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn năm 2017-2019;- Báo cáo của UBND huyện về công tác quản lý, nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã của UBND huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
- Các tài liệu, công trình khoa học đã được công bố và những vấn đề liên quan xuất phát từ thực trạng chung của cả nước.
2.2.1.2. Thông tin sơ cấp
Thông tin sơ cấp được sử dụng trong đề tài được thu thập thông qua quan sát, điều tra khảo sát thực tế.
- Mục đích cúa điều tra khảo sát thực tế:
+ Để đánh giá các hoạt động và yếu tố ảnh hưởng đến nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện, tác giả tiến hành điều tra các công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên.
+ Để đánh giá chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ tác giả tiến hành điều tra công dân có có giao dịch làm việc trực tiếp với các công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trong thời gian thu thập thông tin sơ cấp.
- Đối tượng và quy mô mẫu điều tra:
+ Công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ: Đến tháng 09/2020, số lượng cán bộ, công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ là 20 người. Do đó, nghiên cứu tiến hành điều tra tổng thể là 20.
+ Người dân có có giao dịch làm việc trực tiếp với các công chức Tư pháp - Hộ Tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ trong 01 tháng thống kê trung bình là
1.500 người. Tuy nhiên, số liệu này khá lớn nên tác giả sử dụng công thức Slovin (1960) để xác định quy mô mẫu điều tra, cụ thể như sau:
n= N/(1+N*e2) (1) Trong đó:
n là quy mô mẫu
N: số lượng tổng thể (N= 1.500) e: sai số chuẩn (e=5%)
Theo công thức trên, tổng số lượng mẫu công dân sẽ lựa chọn để khảo sát là
316 người, được phân bổ cho các đối tượng điều tra như sau:
Bảng 2.1. Mẫu điều tra công dân
Xã, thị trấn Thông tin Mẫu công dân
điều tra Số lượng (người) Tỷ trọng (%)
- Thị trấn Trại Cau 65 4,33 14
- Thị trấn Sông Cầu 60 4 13
- Xã Hóa Thượng 250 16,7 50
- Xã Hóa Trung 80 5,33 17
- Xã Quang Sơn 55 3,67 12
- Xã Minh Lập 90 6 19
- Xã Hòa Bình 45 3 9
- Xã Tân Long 55 3,67 12
- Xã Văn Lăng 55 3,67 12
- Xã Khe Mo 150 10 32
- Xã Văn Hán 200 13,3 42
- Xã Nam Hòa 200 13,3 42
- Xã Tân Lợi 60 4 13
- Xã Cây Thị 55 3,67 12
- Xã Hợp Tiến 80 5,33 17
Tổng 1.500 100 316
(Nguồn: Số liệu tính toán của tác giả)
Như vậy, xét cả 2 đối tượng thì tổng số mẫu điều tra là 336 trong đó có 20 mẫu điều tra là công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã và 316 mẫu điều tra là người dân có giao dịch trực tiếp với công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã.
- Công cụ điều tra: tác giả sử dụng phiếu khảo sát trắc nghiệm được thiết kế sẵn với các tiêu chí định tính nhằm đánh giá chất lượng công chức. Các câu hỏi được thiết kế theo chiều hướng tích cực và được đo lường theo thang đo Likert 5 cấp độ: (1) - Hoàn toàn không đồng ý, (2) - Không đồng ý, (3) - Phân vân, (4) - Đồng ý, (5) - Hoàn toàn đồng ý.
- Cách thức điều tra:
+ Đối với các công chức Tư pháp - hộ tịch cấp xã: Phiếu điều tra được phát cho các công chức Tư pháp - Hộ tịch đang làm việc ở các xã, thị trấn tại địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên qua gửi trực tiếp, thư bưu điện hoặc gửi thư điện tử. Số phiếu phát ra 20, số phiếu thu về là 20, số phiếu hợp lệ là 20.
+ Đối với người dân trực tiếp làm việc với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã: Phiếu điều tra được phát cho những người dân đến liên hệ làm việc trực tiếp với công chức Tư pháp - Hộ tịch các xã, thị trấn trên địa bàn huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên. Số phiếu phát ra 316, số phiếu thu về là 316, số phiếu hợp lệ là 316.
Tất cả các mẫu điều tra đều được tác giả giới thiệu mục đích của việc điều tra là để cung cấp số liệu cho luận văn thạc sĩ và giải thích sơ qua về câu hỏi cũng như cách điền vào các phiếu. Người được hỏi không cần để lại danh tính trên phiếu điều tra, đảm bảo rằng các câu trả lời là thẳng thắn, khách quan và có độ tin cậy cao.
2.2.2. Phương pháp xử lý thông tin
- Từ các số liệu thu thập được ta tiến hành phân tích, chọn lọc các yếu tố cần thiết để tổng hợp thành các số liệu hợp lý có cơ sở khoa học.
- Các phương pháp tổng hợp:
+ Phương pháp phân tổ thống kê để hệ thống hóa và tổng hợp tài liệu theo các tiêu thức phù hợp với mục đích nghiên cứu.
+ Xử lý và tính toán các số liệu trên máy tính bằng các phần mềm Excel.
Dữ liệu sau khi tính toán sẽ kết xuất ra giá trị bình quân và được đánh giá theo khoảng giá trị như sau:
Bảng 2.2. Mức giá trị bình quân và ý nghĩa phân tích
STT Mức giá trị bình quân Ý nghĩa
1 1,0 đến 1,8 Rất kém
2 1,81 đến 2,6 Kém
3 2,61 đến 3,4 Trung bình
4 3,41 đến 4,2 Tốt
5 4,21 đến 5,0 Rất tốt
+ Phương pháp đồ thị: Sử dụng mô hình hóa thông tin từ dạng số sang dạng đồ thị. Trong đề tài, sử dụng đồ thị từ các bảng số liệu cung cấp thông tin để người sử dụng dễ dàng hơn trong tiếp cận và phân tích thông tin...
2.2.3. Phương pháp phân tích thông tin 2.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả
Là phương pháp nghiên cứu các hiện tượng kinh tế - xã hội vào việc mô tả sự
biến động, cũng như xu hướng phát triển của hiện tượng kinh tế - xã hội thông qua số liệu thu thập được. Phương pháp này sử dụng các chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối và số bình quân, bao gồm: Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được phân loại theo trình độ chuyên môn, trình độ lý luận chính trị, ngoại ngữ qua các năm,… để đánh giá các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra.
2.2.3.2. Phương pháp so sánh
Đây là một trong những phương pháp cơ bản của phân tích thống kê, nếu không so sánh thì dù sự thực có được khẳng định, vẫn không thể kết luận được.
Cách so sánh thực hiện chủ yếu ở cách so sánh theo thời gian và không gian, so sánh giữa thực tế thực hiện so với kế hoạch đề ra hay so sánh giữa tốc độ tăng trưởng qua các năm, so sánh năm sau với năm trước ...
Yếu tố đồng nhất khi thực hiện phương pháp so sánh trong đề tài thể hiện trên các mặt: đồng nhất về thời gian và không gian, đồng nhất về phương pháp tính toán và đơn vị đo lường.
2.2.3.3. Phương pháp tổng hợp ý kiến chuyên gia
Được dùng để tham vấn ý kiến chuyên gia chuyên sâu về vấn đề nghiên cứu.
Các chuyên gia được hỏi ý kiến là các cán bộ lãnh đạo, chuyên viên nghiệp vụ công
tác lâu năm trong công tác nâng cao chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ. Những ý kiến chuyên gia được tổng hợp lại đã giúp tác giả phát hiện vấn đề nghiên cứu và phân tích để rút kết quả khảo sát và đề ra các giải pháp hoàn thiện.