Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 53)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1. Nhóm chỉ tiêu phản ánh kết quả hoạt động về công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Các chỉ tiêu này được phản ánh thông qua việc thực hiện nhiệm vụ công tác của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Cụ thể như sau:

- Số vụ việc chứng thực - Số vụ việc đăng ký hộ tịch

- Số lượng tuyên truyền viên ở xã, số người tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật

- Số cuộc phổ biến, giáo dục pháp luật trực tiếp

- Số cuộc thi về pháp luật triển khai, số lượt thi tìm hiểu pháp luật.

- Số tài liệu phổ biến giáo dục pháp luật được ban hành

2.3.2. Chỉ tiêu phản ánh số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

- Số lượng đội ngũ công chức cấp xã: Đây là chỉ tiêu nghiên cứu quan trọng nhằm đánh giá qua các năm về tình hình đội ngũ cán bộ dựa trên số lượng chỉ tiêu biên chế công chức cấp xã được UBND Huyện giao theo quy định, mặt mạnh, mặt yếu...

2.3.3. Nhóm chỉ tiêu đánh giá chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

2.3.3.1. Các chỉ tiêu đánh giá về trí lực a. Chỉ tiêu về kiến thức

- Chỉ tiêu về trình độ văn hóa: Theo quy định, cả cán bộ chuyên trách cũng như công chức chuyên môn cấp xã phải có trình độ THPT.

- Chỉ tiêu về trình độ chuyên môn: Là chỉ tiêu phản ánh về trình độ chuyên môn (bằng cấp) mà công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được đào tạo về lĩnh vực chuyên môn nhất định, có phù hợp với lĩnh vực, nhiệm vụ được giao hay không, có

đủ kiến thức, khả năng để lãnh đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ, lĩnh vực được giao hay không. Khi đánh giá về trình độ chuyên môn của công chức Tư pháp - Hộ

tịch cấp xã căn cứ vào một số nội dung sau:

+ Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được đào tạo trình độ trung cấp, cao đẳng, đại học, sau đại học.

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được đào tạo trình độ

chuyên môn i

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã theo trình độ chuyên môn i

x 100 Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

i = Trung cấp; Cao đẳng; Đại học; Sau đại học

- Chỉ tiêu về trình độ ngoại ngữ, tin học: Chỉ tiêu này biểu hiện qua các chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và được đánh giá thông qua tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ

tịch cấp xã có chứng chỉ so với tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã .

+ Trình độ ngoại ngữ: Trình độ ngoại ngữ được đánh giá theo Thông tư 01/2014 TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ Giáo dục đào tạo ban hành khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, được thể hiện qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt chứng chỉ ngoại ngữ

theo TT 01/2014

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt chứng chỉ ngoại ngữ theo TT 01/2014

x 100 Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

+ Trình độ tin học: Được áp dụng theo Thông tư 03/2014/TT-BTTTT ngày 11 tháng 03 năm 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông về Chuẩn kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, được thể hiện qua chỉ tiêu sau:

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt chứng chỉ tin học

theo TT 03/2014

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt chứng chỉ tin học theo TT 03/2014

x 100 Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

- Chỉ tiêu về trình độ lý luận chính trị: chỉ tiêu này đánh giá mức độ học tập, bồi dưỡng lý luận chính trị của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Tỷ lệ

công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đạt CBCC theo trình độ lý luận chính trị được xác định như sau:

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

theo trình độ lý luận chính trị i

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã theo trình độ lý luận chính trị i

x 100 Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

i = Sơ cấp; Trung cấp; Cao cấp; Cử nhân b. Chỉ tiêu về kỹ năng

Đánh giá các kỹ năng nghề cần phải có của công chức Tư pháp - Hộ tịch như kỹ năng tiếp dân, kỹ năng lắng nghe, kỹ năng vận dụng pháp luật...

c. Chỉ tiêu về kinh nghiệm

Chỉ tiêu này được phản ánh qua thâm niên công tác của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên cơ sở đó đánh giá kinh nghiệm, sâu sát với nhân dân địa phương của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

2.3.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá về thể lực

- Chỉ tiêu về sức khỏe: Đây là tiêu chí quan trọng để phản ánh, đánh giá chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã xem có đủ sức khỏe để làm việc được liên tục trong thời gian dài hay không, trí óc có đủ minh mẫn để nghiên cứu, giải quyết các công việc ở địa phương, ở cơ sở hay không. Trạng thái sức khỏe của công chức tư Tư pháp - Hộ tịch cấp xã được đánh giá xếp loại như sau:

- Loại A: Tốt, không có bệnh tật;

- Loại B: Trung bình;

- Loại C: Yếu, không có khả năng lao động.

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

đạt sức khỏe loại i

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

đạt sức khỏe loại i x 100 Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

i = A, B, C

- Chỉ tiêu về cơ cấu giới tính: Đây là tiêu chí phản ánh cơ cấu giới tính trong tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn Đồng Hỷ xem có phù hợp với yêu cầu công việc hay không, thuận lợi và khó khăn của cơ cấu giới tính này.

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

theo giới tính i

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

giới tính i x 100

Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã i = Nam; Nữ

- Chỉ tiêu về cơ cấu độ tuổi: Đây là chỉ tiêu cho biết cơ cấu độ tuổi của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã là trẻ hay già, có những thuận lợi và khó khăn gì

trong thực hiện công tác Tư pháp - Hộ tịch.

Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

theo độ tuổi i

=

Số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

độ tuổi i x 100

Tổng số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã i = Từ 30 trở xuống; Từ 31 - 40; Từ 41 - 50

2.3.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá về tâm lực

- Chỉ tiêu về thái độ làm việc: Chỉ tiêu này đánh giá thái độ làm việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trong công việc, trong mối quan hệ với người dân đến làm việc, được thể hiện thông qua: Sẵn sàng tiếp nhận công việc; nỗ lực hoàn thành công việc; có ý thức tổ chức kỷ luật; không gây phiền hà cho người dân;

không thờ ơ với bức xúc của người dân.

- Chỉ tiêu về chuẩn mực giao tiếp ứng xử: Chỉ tiêu này đòi hỏi công chức Tư pháp - Hộ tịch trong hoạt động giao tiếp cần chú ý sau: Đối với người dân cần tôn trọng, lắng nghe, tận tình hướng dẫn. Đối với đồng nghiệp phải hợp tác, tương trợ

trong thực hiện nhiệm vụ. Đối với cấp trên phải phục tùng sự chỉ đạo, không trốn tránh nhiệm vụ, không nịnh bợ cấp trên.

- Chỉ tiêu về chuẩn mực đạo đức, lối sống: Công chức Tư pháp - Hộ tịch không được sa vào tệ nạn xã hội, phải tuân thủ kỷ luật phát ngôn, tuân thủ chuẩn mực đạo đức gia đình, xã hội; không mê tín dị đoan.

Để đánh giá các yếu tố này rất khó dùng phương pháp thống kê định lượng.

Vì vậy, phương pháp đánh giá chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã huyện Đồng Hỷ về thái độ, hành vi, trách nhiệm được tiến hành bằng cuộc điều tra xã hội học và được đánh giá chủ yếu bằng các chỉ tiêu định tính.

2.3.3.4. Tiêu chí đánh giá thông qua kết quả thực hiện công việc

Các tiêu chí để đánh giá kết quả thực hiện công việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã gồm: Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, hoàn thành tốt nhiệm vụ, hoàn thành nhiệm vụ và không hoàn thành nhiệm vụ.

2.3.4. Nhóm chỉ tiêu phản ánh yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

a. Công tác tuyển dụng, sử dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

* Công tác tuyển dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã Tỷ lệ CC TP - HT

được tuyển dụng có trình độ chuyên môn

phù hợp với vị trí công việc

=

Số lượng CC TP - HT tuyển dụng có trình độ

chuyên môn phù hợp với vị trí công việc

x 100 Tổng số CC TP - HT tuyển dụng

Tỷ lệ này phản ánh mức độ hoàn thiện về năng lực, kỹ năng, nghiệp vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch. Tỷ lệ càng cao thì chứng tỏ chất lượng tuyển dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch được đảm bảo thực hiện tốt tại tổ chức.

* Công tác sử dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

Tỷ lệ CC TP - HT làm đúng vị trí công việc

được tuyển dụng =

Số lượng CC TP - HT làm đúng vị trí công việc được tuyển dụng

Tổng số CC TP -HT

x 100%

Tỷ lệ này phản ánh mức độ phù hợp về công việc, chức danh Tư pháp - Hộ

tịch mà công chức được tuyển dụng.

b. Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã

- Số lượt công chức Tư pháp - Hộ tịch được cử đi đào tạo trong các năm từ 2017-2019.

- Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch được cử đi đào tạo, bồi dưỡng: Chỉ tiêu này nhằm phản ánh công tác đào tạo, bồi dưỡng của công chức Tư pháp - Hộ tịch ở các khía cạnh: đào tạo chuyên môn, lý luận chính trị; bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn.

Tỷ lệ CC TP - HT được cử đi đào tạo,

bồi dưỡng

=

Số lượng CC TP -HT được ĐT, bồi dưỡng

Tổng số CC TP - HT x

x 100%

c. Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã - Số lượt kiểm tra, giám sát công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện từ năm 2017 - 2019

- Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện:

Đánh giá về công tác kiểm tra, giám sát CC TP - HT =

Số xã có hoạt động TP-HT được đánh giá ở mức độ i

x 100 Tổng số xã, thị trấn tại

huyện Đồng Hỷ i = rất kém - rất tốt

Chương 3

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 47 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)