Đánh giá thực trạng chất lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 94)

3.4.1. Những kết quả đạt được

- Về chất lượng cá nhân mỗi công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã:

+ Trình độ chuyên môn của công chức Tư pháp - Hộ tịch những năm gần đây được nâng cao, một số công chức đã hoàn thành xong chương trình đào tạo thạc sĩ, các công chức tuyển dụng mới đều có trình độ đại học, đa số các công chức trẻ đã thi bổ sung kỹ năng tin học theo chuẩn thông tư 03/2014, tất cả công chức đều được bồi dưỡng công tác hộ tịch, cập nhập kỹ năng ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hộ tịch.

+ Kinh tế xã hội của của tỉnh Thái Nguyên nói chung và huyện Đồng Hỷ những năm gần đây có nhiều chuyển biến tích cực, thu ngân sách của huyện Đồng Hỷ đóng góp cho tỉnh Thái Nguyên năm 2017 là 140.596 triệu đồng, năm 2018 là

119.827 triệu đồng, năm 2019 là 145.556 triệu đồng. Thu ngân sách tăng đồng nghĩa với kinh tế - xã hội phát triển, dân trí nâng cao, đời sống nhân dân được cải thiện. Trong bối cảnh như vậy, bản thân các công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã sẽ có những điều kiện tốt hơn trong việc chăm lo sức khỏe, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần, nâng cao thể lực.

+ Đa số công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có đạo đức, lối sống giản dị, trong sáng, lành mạnh, gần gũi với quần chúng, giữ được tín nhiệm với nhân dân.

Năng lực công tác ngày càng được nâng cao do tích cực học tập, nghiên cứu thực tiễn, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ Tư pháp - Hộ tịch được phân công.

+ Việc tuyển dụng, bố trí, sử dụng công chức cấp xã nói chung và công chức Tư pháp - Hộ tịch nói riêng được thực hiện một cách công tâm, khách quan, đúng quy chế, quy trình, theo đúng phân cấp quản lý cán bộ, đảm bảo nguyên tắc tập trung dân chủ và nguyên tắc: "Đảng thống nhất lãnh đạo công tác cán bộ và quản lý đội ngũ cán bộ, đi đôi với phát huy trách nhiệm của các tổ chức và người đứng đầu các tổ chức trong hệ thống chính trị".

+ Việc bố trí, sử dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã căn cứ vào trình độ chuyên môn, ngành nghề được đào tạo của công chức đồng thời căn cứ vào nhu cầu công việc, chức năng nhiệm vụ của tổ chức để làm cơ sở quyết định.

+ Công tác đào tạo, bồi dưỡng được quan tâm, đẩy mạnh theo hướng đào tạo, bồi dưỡng nhằm mục tiêu chuẩn hoá, nâng cao trình độ chuyên môn, lý luận chính trị cho đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đương chức và theo quy hoạch cán bộ.

Việc đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã được cụ thể

hoá bằng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng cho cả nhiệm kỳ và hàng năm. Trên cơ sở

tiêu chuẩn để lựa chọn, cử công chức đi học đúng đối tượng, theo kế hoạch đã đề ra;

chế độ, chính sách đối với công chức đi học được công bố công khai và thực hiện nghiêm túc theo quy định, đã khuyến khích, động viên công chức yên tâm học tập.

+ Việc thực hiện đánh giá công chức cấp xã nói chung và công chức Tư pháp - Hộ tịch nói riêng được tiến hành thường xuyên, định kỳ. Thực hiện đánh giá công chức theo đúng quy định, mục đích, yêu cầu, phương pháp, nội dung của đánh giá

công chức. Đánh giá công chức được gắn với việc đánh giá đảng viên hàng năm.

Kết quả đánh giá được lấy làm căn cứ để xem xét quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và khen thưởng, kỷ luật.

+ Chế độ khen thưởng, kỷ luật công chức cấp xã nói chung và công chức Tư pháp - Hộ tịch nói riêng thời gian qua được quan tâm và thực hiện một cách nghiêm túc, kịp thời, đặc biệt là các chế độ, chính sách về tiền lương, phụ cấp, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế .v.v.

3.4.2. Những hạn chế

Bên cạnh những ưu điểm nói trên, đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã tại địa bàn huyện Đồng Hỷ vẫn còn những tồn tại, yếu kém như sau:

- Đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ đã được tăng cường vào năm 2019 song vẫn chưa đáp ứng được khối lượng công việc Tư pháp - Hộ tịch ngày càng tăng, trong khi đó hệ thống văn bản pháp luật thì thường xuyên thay đổi, dẫn đến các vụ việc chưa giải quyết đúng thời hạn, khiến nhân dân phải mất nhiều thời gian đi lại. Hiện nay mới chỉ có 5/20 xã, thị trấn được tăng cường số công chức Tư pháp - Hộ tịch là 02 người, còn lại 15 xã vẫn chỉ có 01 công chức Tư pháp - Hộ tịch.

- Cơ bản đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã đạt chuẩn về trình độ

chuyên môn là trình độ đại học chuyên ngành Luật, tuy nhiên trong đó nhiều công

chức tốt nghiệp trung cấp luật và sau đó mới liên thông lên cao đẳng, đại học nên còn yếu kém về nghiệp vụ và các kỹ năng nghề như: kỹ năng tổng hợp, xử lý thông tin; kỹ năng vận dụng pháp luật vào thực tiễn; kỹ năng viết báo cáo và soạn thảo văn bản... nên dẫn đến nhiều sai sót trong công tác chứng thực giấy tờ gây bức xúc cho người dân.

- Tỷ lệ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã học tập đến trình độ thạc sĩ cũng như nghiên cứu, học tập nâng cao lý luận chính trị còn thấp

- Kỹ năng tin học của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa đáp ứng tiêu chuẩn quy định theo Thông tư 03/2014, trình độ ứng dụng công nghệ thông tin giữa các xã chưa đồng đều, khả năng tiếp thu công nghệ mới còn hạn chế nhất là trong thời đại công nghệ 4.0, trình độ ngoại ngữ mới ở mức thấp.

- Mức độ hoàn thành nhiệm vụ của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa cao. Trong giai đoạn 2017 - 2019 không có công chức nào đạt mức hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ, thậm chí có những công chức còn hoàn thành nhiệm vụ nhưng hạn chế về năng lực. Điều này cho thấy khả năng đáp ứng công việc Tư pháp - Hộ tịch của công chức còn thấp.

- Công chức Tư pháp - Hộ tịch tại một số xã còn chưa có kinh nghiệm trong giải quyết vụ việc, trong tiếp dân nên vẫn còn sai sót trong công việc và chưa được nhân dân tin tưởng.

- Nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa có thái độ làm việc đúng mực, chưa chấp hành tốt kỷ luật lao động, không thực hiện đúng giờ tiếp dân.

- Một bộ phận nhỏ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa thực sự yên tâm công tác, còn ngại khó, ngại khổ, chưa sẵn sàng tự giác nhận sự phân công của lãnh đạo, nêu lý do từ chối nhiệm vụ mà tổ chức dự kiến. Một số khác, có tư tưởng “an phận thủ thường”, chưa có ý thức học tập cao, không có chí tiến thủ, nghiệp vụ chưa thực sự tinh thông, lý luận cơ bản thiếu, làm việc theo chủ nghĩa kinh nghiệm, gặp công việc khó khăn sẽ bộc lộ sự yếu kém, chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới.

- Số ít công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa thật tận tâm với nghề nghiệp, làm việc qua loa, đại khái, nên hiệu quả công việc chưa cao.

3.4.3. Nguyên nhân

Những hạn chế, bất cập trên của đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ do một số nguyên nhân chủ yếu sau:

- Thứ nhất, do đội ngũ công chức Tư pháp - Hộ tịch chưa có ý thức rèn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như các kỹ năng nghề. Có nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch tại các xã mặc dù cuối năm chỉ được đánh giá ở mức hoàn thành nhiệm vụ thậm chí còn hạn chế về năng lực, bị nhân dân phản ánh nhiều lần về trình độ kém khiến giải quyết vụ việc gây sai sót song lại không có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn, không tự cập nhập các văn bản pháp luật mới, làm việc chưa có trách nhiệm cao.

- Thứ hai, cán bộ quản lý cấp xã, huyện chưa xác định đúng vị trí, tầm quan trọng của chiến lược của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã. Vì vậy, các cấp quản lý chưa có biện pháp giải quyết các hạn chế tồn tại, các biện pháp đưa ra không kèm theo chế tài xử lý cũng như đãi ngộ khen thưởng kèm theo nên không khuyến khích được công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã có thái độ tích cực hơn trong việc nâng cao trình độ chuyên môn. Bên cạnh đó, bố trí số lượng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã không đáp ứng được nhu cầu công việc.

- Thứ ba do công tác quy hoạch, tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng chưa được chú trọng

Công tác quy hoạch, tuyển dụng, sử dụng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện Đồng Hỷ chưa xây dựng và thực hiện được kế hoạch dài hạn, chưa gắn việc quy hoạch với kế hoạch dào tạo bồi dưỡng, sử dụng. Nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã thay đổi vị trí khác nhau như bầu bổ sung HĐND hoặc trúng cử vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND, một số chức danh được chuyển bổ sung làm chức danh Văn phòng Đảng ủy. Bên cạnh đó có những công chức đủ tiêu chuẩn, điều kiện được xét tuyển lên làm công chức huyện. Điều này đã tạo ra khó khăn cho công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã vì những người được thuyên chuyển thường là những người được đào tạo, bồi dưỡng, có bề dày kinh nghiệm trong khi những người thay thế có trình độ lại chưa đáp ứng về tiêu chuẩn chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm công tác.

Nhận thức của cấp ủy, tổ chức Đảng một số xã về vị trí vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa thật sự đầy đủ.

Trong đào tạo, bồi dưỡng còn thụ động, hầu hết đều do kế hoạch của cấp trên, do đó xảy ra tình trạng: Đào tạo, bồi dưỡng những kiến thức không phù hợp, việc quản lý hoạt động học tập của công chức còn lỏng lẻo, công tác kiểm tra nhận thức và áp dụng thực tiễn sau đào tạo chưa được chú trọng, gây lãng phí thời gian, công sức và

kinh phí. Chất lượng đào tạo, bồi dưỡng còn có mặt hạn chế, nội dung nặng về lý thuyết, ít thực tiễn.

Nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã của huyện Đồng Hỷ được luân chuyển từ các vị trí cán bộ đoàn thể sang. Sau khi sang làm công tác công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã mới đi học chuyên tu, tại chức để bổ sung bằng cấp theo quy định và làm việc theo kinh nghiệm nên chất lượng chưa cao làm ảnh hưởng đến hiệu quả thực hiện nhiệm vụ. Hình thành từ nguồn chủ yếu là những người trưởng thành từ phong trào địa phương và đội ngũ xuất ngũ.

Chính sách thu hút nhân lực chất lượng cao về địa phương công tác chưa đủ

mạnh, chưa đạt như mong muốn, việc thu hút, giữ chân công chức Tư pháp - Hộ

tịch cấp xã giỏi chưa cao, chưa có chính sách thu nhập, trọng dụng, tôn vinh, khen thưởng, đãi ngộ thỏa đáng.

Thực tế cho thấy trong những năm qua, nhiều công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã đã thay đổi vị trí công tác khác do công tác quy hoạch cán bộ ở cơ sở như bầu bổ sung vào HĐND, bổ nhiệm vào các chức danh Chủ tịch, Phó Chủ tịch UBND,... Đây là điều kiện thuận lợi nhưng cũng tạo ra khó khăn cho công tác Tư pháp - Hộ tịch cấp xã vì những người được thuyên chuyển thường là những người được đào tạo, bồi dưỡng, có bề dày kinh nghiệm trong khi những người thay thế dù có trình độ nhưng lại chưa đáp ứng được các yêu cầu về chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm.

Công tác đào tạo, bồi dưỡng công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã chưa được quan tâm đúng mức, chưa mang tính bắt buộc phải thực hiện dẫn đến công chức Tư pháp - Hộ tịch không có thái độ tích cực tham gia học tập.

Công tác đánh giá công chức cấp xã nói chung và công chức Tư pháp - Hộ

tịch nói riêng vẫn còn tình trạng nể nang, né tránh, ngại va chạm, không nói thẳng,

nói thật vẫn còn tồn tại. Chưa đánh giá đúng với chất lượng và hiệu quả công việc, chưa thực sự coi trọng tiêu chuẩn và nhu cầu công việc.

- Thứ tư, do còn thiếu sự quan tâm tới chế độ đãi ngộ, điều kiện cơ sở vật chất đối với công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Thời gian qua Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về chế độ đãi ngộ, chính sách đối với công chức cấp xã, trong đó có công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Tuy nhiên, chế độ chính sách đãi ngộ vẫn chưa đủ sức khuyến khích được người tài, người năng động làm việc hiệu quả, vẫn còn tình trạng bình quân chủ nghĩa.

Trong quá trình triển khai thực hiện các chế độ chính sách đối với công chức công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã hiện nay từ chính sách tuyển dụng, bố trí, đào tạo, bồi dưỡng, khen thưởng, kỷ luật tiền lương, phụ cấp, điều kiện làm việc.... còn thiếu sự đồng bộ. Tiền lương của công chức công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã hiện nay còn thấp, chưa tương xứng với thời gian lao động, sức lực, trí tuệ mà họ bỏ ra và trách nhiệm họ phải gánh chịu, chưa đáp ứng được yêu cầu tiêu dùng thiết yếu. Chính vì vậy mức lương hiện nay không có nhiều tác động khuyến khích, động viên công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã tâm huyết, toàn tâm toàn ý cống hiến với công việc.

Điều kiện cơ sở vật chất, nguồn lực tài chính đảm bảo cho hoạt động của chính quyền cơ sở còn hạn chế. Một số xã trụ sở làm việc còn chật hẹp, một số bộ phận chuyên môn phải ghép chung phòng làm việc, gây ảnh hưởng đến tác nghiệp và lưu trữ hồ sơ.

Hiện nay về cơ sở vật chất làm việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã nói chung vẫn còn thiếu so với nhu cầu công việc. Các trang thiết bị, máy móc, các phương tiện thông tin liên lạc, thông tin đại chúng để tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật chưa được đầu tư trang bị đầy đủ nên cũng ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin cũng như tìm hiểu về pháp luật của người dân địa phương nên ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc của công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã.

Trong những năm qua, Chính phủ đã nhiều lần đưa ra các chính sách đãi ngộ

công chức bao gồm cả đãi ngộ về vật chất và khuyến khích về tinh thần: Tiền

lương, thưởng, phụ cấp chức vụ, trợ cấp khó khăn, phúc lợi, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nghỉ ốm, nghỉ phép hàng năm,... Nhưng thực tế trong thời kì kinh tế phát triển như hiện nay với mức lương, phụ cấp như hiện tại của công chức Tư pháp - Hộ

tịch cấp xã vẫn chưa đảm bảo ổn đinh, chưa thực sự trở thành động lực để công chức Tư pháp - Hộ tịch cấp xã yên tâm làm việc, toàn tâm toàn ý cống hiến.

Chương 4

Một phần của tài liệu Nâng cao chất lượng công chức tư pháp hộ tịch cấp xã trên địa bàn huyện đồng hỷ, tỉnh thái nguyên (Trang 87 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(117 trang)