Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.2. Phương pháp nghiên cứu

2.2.2. Phương pháp tiếp cận và thu thập thông tin

- Tác giả nghiên cứu và thu thập thông tin thứ cấp qua các ấn phẩm đã được công bố như: Một số giáo trình, công trình nghiên cứu về lĩnh vực huy động vốn; các văn bản của Chính phủ, của các Bộ, Ban, ngành có liên quan;

Các Báo cáo thống kê; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, của Agibank, Ngân hàng Nhà nước... về các vấn đề liên quan đến đề tài.

- Các số liệu nghiên cứu được thu thập về công tác tăng cường huy động vốn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời gian từ 2016 - 2018 bao gồm: Số liệu từ báo cáo tổng kết năm 2016, 2017, 2018; các báo cáo tài chính năm 2016, 2017, 2018; tạp chí Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam năm 2016, 2017, 2018.

2.2.2.2. Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp - Xác định mục đích và đối tượng điều tra

+ Mục đích: Để thu thập được số liệu sơ cấp phục vụ quá trình tính toán, nghiên cứu, đánh giá thực trạng công tác huy động vốn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, tác giả đã tiến hành xây dựng phiếu điều tra sau đó tiến hành phỏng vấn trực tiếp hoặc phát phiếu cho đối tượng điều tra sau đó thu về và tiến hành xử lý số liệu.

+ Đối tượng điều tra bao gồm: khách hàng (cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp), được thu thập từ phiếu điều tra thực tế ý kiến khách hàng đến giao dịch trực tiếp tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên để đo lường sự hài lòng và các đánh giá của khách hàng về hoạt động huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Được thu thập trực tiếp từ đối tượng khách hàng thông qua các cuộc điều tra khảo sát bằng phiếu hỏi.

- Xác định nội dung điều tra

Nội dung điều tra khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi, về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại 4 chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh Thành phố, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Agribank chi nhánh huyện Phổ Yên, Agribank chi nhánh TP Sông Công.

- Xác định cỡ mẫu

Những mẫu chọn ra đủ lớn, vừa đảm bảo tính đại diện cho đối tượng khách hàng, cho từng vùng, vừa đại diện và suy rộng được cho cả khu vực tỉnh Thái Nguyên.

Tác giả đặt sai số mẫu là 5% kích thước mẫu sẽ được xác định như bảng dưới đây bằng cách sử dụng các kỹ thuật đơn giản lẫy mẫu ngẫu nhiên theo công thức sau:

n =

N 1+N*e2 Trong đó:

- n: số mẫu đi điều tra, phỏng vấn.

- N: tổng mẫu Khách hàng và Cán bộ NH - e: sai số, e = 5%

Bảng 2.1 Phân phối tần số người trả lời:

Chỉ tiêu Tổng mẫu (N) Số người được điều tra, phỏng vấn (với e = 5%) Khách hàng giao dịch

tại chi nhánh tỉnh Thái Nguyên

750 261

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh thành phố Sông công

420 205

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh thị xã Phổ Yên

185 126

Khách hàng giao dịch tại chi nhánh huyện Đồng Hỷ

240 150

Cộng 1.595 742

Vậy kích thước mẫu nghiên cứu (tổng số người được hỏi) là 742 khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng.

Mỗi ý kiến được cho điểm theo quy ước sau:

Điểm 1 2 3 4 5

Ý nghĩa Yếu Kém Trung bình Khá Tốt

- Phương thức tiến hành thu thập dữ liệu

Thu thập dữ liệu thông tin sơ cấp dựa trên phiếu điều tra gồm 3 phần:

+ Phần I: Những thông tin chung về khách hàng (gồm có 5 câu hỏi).

+ Phần II: Ý kiến của khách hàng về sản phẩm dịch vụ tiền gửi tại 3 chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh Thành phố, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Agribank chi nhánh huyện Phổ Yên, Agribank chi nhánh TP Sông Công. (gồm có 7 câu hỏi).

+ Phần III: Đánh giá của khách hàng về chất lượng sản phẩm tiền gửi tại 4 chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh Thành phố, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Agribank chi nhánh huyện Phổ Yên, Agribank chi nhánh TP Sông Công. (gồm 4 câu hỏi).

Bên cạnh đó, tiến hành tổng hợp các số liệu, báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của 4 chi nhánh thuộc Agribank tỉnh Thái Nguyên là Agribank chi nhánh Thành phố, Agribank chi nhánh huyện Đồng Hỷ, Agribank chi nhánh huyện Phổ Yên, Agribank chi nhánh TP Sông Công từ năm 2016 đến 2018.

+ Xây dựng thang đo:

Thang đo là công cụ dùng để mã hoá các biểu hiện khác nhau của các đặc trưng nghiên cứu. Thang đo Likert 5 mức độ được sử dụng trong nghiên cứu này để đo lường các nhân tố tác động đến hoạt động huy động vốn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Thang đo được tính như sau:

Bảng 2.2. Thang đánh giá Likert

Mức Khoảng điêm Ý nghĩa

5 4.2 - 5.00 Tốt

4 3.40 - 4.19 Khá

3 2.60 - 3.39 Trung bình

2 1.80 - 2.59 Kém

1 1.00 - 1.79 Yếu

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 49 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)