Các phương thức huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 83)

Chương 3 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN TẠI CÁC

3.2. Thực trạng huy động vốn tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

3.2.2. Các phương thức huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Để thấy được thực trạng công tác huy động vốn tai các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên ta có thể xem xét bảng số liệu.

Bảng 3.2: Tình hình huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên 2016-2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 So sánh Số

tiền

Tỷ trọng

(%)

Số tiền

Tỷ trọng

(%) Số tiền

Tỷ trọng (%)

2017/

2016 (%)

2018/

2017 (%) I. Căn cứ đối tượng huy động

HĐV từ dân cư 290 47,92 455 50,56 626 70,34 56,90 37,58 HĐV từ tổ chức kinh tế 190 39,58 445 49,44 264 29,66 134,21 -40,67 II. Căn cứ theo hình

thức huy động

Tiền gửi KKH 330 68,75 620 68,89 590 66,32 87,88 -4,84 Tiền gửi tiết kiệm 150 31,25 280 31,11 300 33,68 86,67 7,14 III. Căn cứ theo thời gian

Ngăn hạn 378 78,75 662 73,56 670 75,28 75,13 1,21 Trung và dài hạn 102 21,25 238 26,44 220 24,72 133.33 -7,56 IV. Căn cứ theo loại tiền

Đồng nội tệ 422 87,92 644 71,56 704 79,10 52.61 10,54 Ngoại tệ quy đổi 58 12,08 256 28,44 186 20,90 341.38 -27,34 Tông nguôn vôn huy

động 480 100,00 900 100,00 890 100,00 87,50 -1,11 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái

Nguyên 2016 - 2018) Qua bảng 3.2 chứng tỏ tổng nguồn vốn huy động đã tăng trưởng một cách vững chắc theo từng năm. Tổng nguồn vốn huy động từ nền kinh tế của Chi nhánh năm 2017 đạt 900 tỷ đồng, tăng 420 tỷ đồng, tương ứng tăng 87,50% so với cuối năm 2016 (hoàn thành 120% kế hoạch năm). Có thể thấy sự tăng trưởng đột biến này do sự hợp tác về trả lương cho cán bộ công nhân viên một số doanh nghiệp nước ngoài tại địa bàn, đặc biệt là Công ty TNHH điện tử Samsung Việt Nam Thái Nguyên (với lượng cán bộ nhân viên lên đến

hơn 50.000 người cuối năm 2017). Sang đến 2018, con số này có sự sụt giảm nhẹ (khoảng 1,11%) so với 2017, cho thấy sự kém hiệu quả trong công tác huy động vốn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Nguồn vốn huy động tùy theo tiêu thức phân loại mà có cơ cấu khác nhau. Để thấy rõ hơn về công tác huy động vốn của chi nhánh ta xem xét cụ thể các chỉ tiêu sau:

3.2.2.1. Cơ cấu huy động vốn căn cứ theo đối tượng huy động và kỳ hạn a. Chỉ tiêu huy động vốn từ dân cư

Huy động vốn từ dân cư là hình thức huy động vốn truyền thống của ngân hàng và luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng nguồn vốn huy động.

Nguồn tiền gửi từ dân cư vẫn tăng qua các năm song có xu hướng giảm về tỷ trọng. Năm 2016 nguồn vốn huy động từ dân cư là 290 tỷ đồng chiếm 60,42% tổng nguồn vốn huy động, đến năm 2017 nguồn vốn huy động từ dân cư là 455 tỷ đồng chiếm 50,56% trong tổng nguồn vốn huy động. Trong đó cơ cấu tiền gửi của dân cư gồm: tiền gửi không kỳ hạn (KKH) và tiền gửi có kỳ hạn (CKH).

Bảng 3.3: Cơ cấu tiền gửi từ dân cư của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018 Tiêu chí Số

liệu

Tỷ trọng (%)

Số liệu

Tỷ trọng

(%) Số liệu Tỷ trọng (%)

Tiền gửi KKH 260 89,66 400 87,91 540 86,26

Tiền gửi CKH 30 10,34 55 12,09 86 13,74

Tông HĐV từ dân cư 290 100,00 455 100,00 626 100,00 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái

Nguyên 2016 - 2018)

Qua bảng 3.3 ta thấy cơ cấu nguồn vốn huy động từ dân cư tập trung chủ yếu từ nguồn vốn huy động không kỳ hạn:

- Tiền gửi KKH có quy mô tăng trưởng ổn định và đang có xu hướng giảm tỷ trọng vào các năm 2017 và 2018 nhưng vẫn ở mức cao trong nguồn vốn huy động từ dân cư. Cụ thể tiền gửi KKH năm 2016 chiếm 89,66% trong tổng vốn huy động từ dân cư và giảm xuống 87,91% năm 2017 và 86,26%

năm 2018.

- Tiền gửi CKH chiếm tỷ trọng khoảng 10% trong tổng vốn huy động từ dân cư và đang có xu hướng tăng nhẹ.

- Tổng huy động vốn từ dân cư có tăng trưởng khá đều qua các năm (từ 290 tỷ đồng năm 2016 lên 455 tỷ đồng năm 2017 và đến 2018 đạt 626 tỷ đồng).

Với việc chiếm tỷ trọng lớn, nguồn vốn KKH góp phần đáng kể trong việc giảm chi phí lãi vay, gia tăng lợi nhuận cho Chi nhánh. Nguồn vốn KKH là nguồn vốn giá rẻ được chi nhánh rất chú trọng để giảm chi phí nhằm tăng lợi nhuận. Lợi thế này của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là do định hướng của Chi nhánh tập trung phát triển khách hàng FDI tại các khu công nghiệp lớn của tỉnh như KCN Yên Bình, KCN Điềm Thụy với 2 khách hàng lớn là Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam Thái Nguyên (SEVT) và Công ty TNHH Glonics Việt Nam (Glonics). Chi nhánh ký hợp đồng cung cấp dịch vụ trả lương cho gần 60.000 nhân viên SEVT và gần 10.000 nhân viên của Công ty Glonics, và một số công ty khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo tính ổn định cao giúp ngân hàng xác định được kế hoạch sử dụng vốn hợp lý và hiệu quả thì ngân hàng nên chú trọng hơn nữa đến việc gia tăng nguồn vốn huy động có kỳ hạn bởi cơ sở thời gian nguồn vốn cho vay cua ngân hàng la tương đối dai.

b. Chỉ tiêu huy động vốn từ các tổ chức kinh tế (TCKT)

Đây là nguồn huy động có chi phí thấp nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là

bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những điều kiện nhất định thì nguồn tiền gửi này có số dư tương đối ổn định, bởi vì luôn có khách hàng gửi vào rút ra. Nó phụ thuộc vào số lượng khách hàng, các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên cũng rất chú trọng tới tiền gửi các tổ chức kinh tế trong chiến lược huy động vốn của mình.

Trong thời gian gần đây, công tác huy động vốn từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng cả về doanh số và về tỷ trọng trong cơ cấu nguồn vốn huy động.

Bảng 3.4: Tình hình huy động vốn từ tổ chức kinh tế của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí Năm

2016

Năm 2017

Năm 2018

So sánh 2017/

2016

So sánh 2018/

2017 Tiền gửi của các tổ chức kinh tế 190 445 264 255 (181) Tỷ trọng so với tổng VHĐ (%) 39,58 49,44 29,66 9,86 (19,78)

Trong tiền gửi của các tổ chức kinh

tế

Tiền gửi KKH

70 220 50 150 (170)

Tỷ trọng trong tiền

gửi TCKT (%) 36,84 49,44 18,94 12,6 (30,50)

Tiền gửi CKH 120 225 214 105 (11)

Tỷ trọng trong tiền

gửi TCKT (%) 63,16 50,56 81,06 (12,60) 30,50 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái

Nguyên 2016 - 2018) Qua bảng 3.4 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế tăng mạnh từ 2016 sang 2017 nhưng lại có dấu hiệu giảm sâu trong năm 2018. Lượng tiền gửi của tổ chức kinh tế năm 2016 là 190 tỷ đồng tăng 134,21% lên 445 tỷ đồng năm 2017, sau đó giảm 40,67% xuống còn 264 tỷ đồng năm 2018.

Năm 2017 đánh dấu sự phát triển mạnh mẽ của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong việc thu hút được lượng lớn khách hàng tổ chức, từ đó đẩy lượng huy động vốn tăng cao, tuy nhiên đến năm 2018, lượng khách hàng tăng lên ít, lượng vốn tổ chức kinh tế sử dụng làm vốn kinh doanh nhiều do nền kinh tế sôi động trở lại khiến cho lượng tiền gửi trong ngân hàng có phần giảm sút.

Trong cơ cấu tiền gửi từ TCKT bao gồm tiền gửi KKH và tiền gửi CKH. Vốn huy động tập trung chủ yếu từ nguồn vốn CKH.

- Tiền gửi KKH: Về quy mô tăng mạnh từ 70 tỷ đồng (năm 2016) lên 290 tỷ đồng (năm 2017) do lượng khách hàng tăng lên, doanh thu của khách hàng đưa về tài khoản. Sang đến 2018, lượng vốn ngắn hạn này được các tổ chức sử dụng để kinh doanh nên đã giảm đi rất nhiều. Tỷ trọng trong tổng nguồn vốn chuyển dịch lớn từ 36,84% (năm 2016) lên 49,44% (năm 2017) và giảm xuống 18,94% (năm 2018).

- Tiền gửi CKH: Năm 2016 đạt 120 tỷ đồng chiếm 63,16% tỷ trọng vốn từ TCKT. Đến năm 2017 quy mô tăng 87,5% đạt 225 tỷ đồng chiếm 50,56% tỷ trọng vốn huy động từ TCKT và giảm nhẹ xuống 214 tỷ đồng năm 2018.

Các TCKT thường luân chuyển tiền liên tục nên số tiền trong tài khoản thanh toán thường ít, trong khi đó, lượng tiền có kỳ hạn lớn là do các tổ chức thường sử dụng các hợp đồng tiền gửi để thế chấp cho các khoản vay vốn lưu động, bảo lãnh, thư tín dụng... tại ngân hàng.

Về số tuyệt đối, sự tăng trưởng nhanh chóng từ năm 2016 đến 2017 của vốn tiền gửi từ TCKT này chứng tỏ hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp giao dịch với ngân hàng diễn ra khá sôi nổi, nhu cầu thanh toán giữa các doanh nghiệp qua ngân hàng tăng. Mặt khác, nếu ngân hàng thực hiện huy động vốn theo nhu cầu sản xuất thì đây chính là nguồn vốn đầu tiên mà ngân hàng quan tâm. Bộ phận này có tính chất như một đảm bảo cho khả

năng cung ứng vốn của ngân hàng mà ngân hàng lại chỉ phải trả lãi cho nguồn vốn này thấp hơn nguồn tiền gửi tiết kiệm. Vì thế nguồn tiền gửi này có thể coi là một trong những nhân tố quan trọng trong công tác huy động vốn. Ta có thể thấy được các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng này:

Thứ nhất: Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách khách hàng tạo được quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng thông qua việc khuyến khích khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng bằng biện pháp lãi suất và các hình thức marketing ngân hàng. Ngân hàng đã thực sự coi các đơn vị kinh tế là bạn hàng của mình. Các thủ tục mở tài khoản nhanh chóng và không mất chi phí nên đã hấp dẫn các đơn vị kinh tế đến với ngân hàng. Ngân hàng ngày càng có uy tín đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai: do công tác thanh toán của ngân hàng có nhiều cải tiến đổi mới, lắp đặt hệ thống máy tính đào tạo và đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng.

Nhờ đó đã rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo chi trả chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Trong những năm gần đây, nguồn vốn tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ngừng tăng trưởng tại chi nhánh. Đây là kết quả của nhiều yếu tố tác động khách quan lẫn chủ quan. Nhưng sự cố gắng của bản thân ngân hàng là điều không thể phủ nhận, chính điều đó là nhân tố tác động chủ yếu để đạt được kết quả trên.

Vốn huy động từ các tổ chức kinh tế của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đã có sự gia tăng theo thời gian. Các tổ chức kinh tế gửi tiền tại các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên chủ yếu để hưởng các tiện ích từ dịch vụ thanh toán của ngân hàng. Nguồn tiền này thường có chi phí thấp. Hơn nữa, hiện Chính phủ đang khuyến khích các doanh nghiệp thanh toán với nhau và trả lương cho nhân viên thông qua tài khoản tại ngân hàng. Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên tận dụng các lợi thế về cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin vững mạnh, hệ

thống thanh toán hiện đại, nhanh chóng, bề dày kinh nghiệm trong thanh toán xuất nhập khẩu và uy tín đã được xây dựng lâu năm để thu hút nguồn vốn này.

Tuy là nguồn vốn có chi phí rẻ nhưng nguồn vốn từ các tổ chức kinh tế nhưng lại là nguồn vốn có tính ổn định không cao. Do vậy, khi huy động nguồn tiền này ngân hàng cần chú ý tới yếu tố quản trị thanh khoản.

c. Nguồn tiền gửi tiết kiệm

Đối với các ngân hàng thương mại, nguồn tiền gửi tiết kiệm là nguồn chủ yếu cho Ngân hàng thực hiện đầu tư, nguồn này ngoài việc giúp cho Ngân hàng tạo được nguồn vốn để cho vay mà còn là công cụ để giúp cho Ngân hàng Nhà nước ổn định giá cả, giảm tốc độ lạm phát.

Nguồn vốn tiền gửi tiết kiệm có quy mô và tỷ trọng nhỏ trong tổng vốn huy động của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Năm 2016, nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng từ 150 tỷ đồng lên 280 tỷ (năm 2017) và 300 tỷ đồng (năm 2018); tỷ trọng giữ ở mức ổn định 31,25% (năm 2016) và 31,11% (năm 2017) và 33,68% (năm 2018) trong tổng vốn huy động.

Với một tỷ trọng như vậy trong tổng nguồn vốn huy động, nguồn tiền gửi tiết kiệm này có thể bảo đảm đầy đủ nhu cầu tín dụng của khách hàng trong những thời hạn nhất định và do tính thời hạn của nhóm Chi nhánh hoàn toàn có được sự chủ động trong việc sử dụng nguồn này.

Có thể nói các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên đang đẩy mạnh công tác huy động nguồn vốn tiết kiệm. Đây là nguồn vốn mang tính ổn định khá cao do đa số người dân khi gửi tiền vào ngân hàng với mục đích cuối cùng là để lấy lãi do vậy họ sẽ chờ đến khi đáo hạn mới rút tiền.

Đặc biệt trong những năm gần đây nền kinh tế nước ta có những chuyển biến tích cực, đời sống nhân dân được cải thiện, bước đầu đã có tài sản tích luỹ.

Đây là điều kiện thuận lợi để Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nên tiếp tục phát huy các lợi thế trong việc huy động vốn. Tuy nhiên, đây là loại tiền gửi có lãi suất cao nhất trong các loại tiền tiết kiệm nên Ngân

hàng muốn sử dụng nguồn này có hiệu quả đòi hỏi Ngân hàng phải có những biện pháp thích hợp nhằm giảm đến mức thấp nhất chi phí cho việc huy động loại tiền này tránh việc nâng lãi suất quá cao do nguồn này.

3.2.2.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động phân theo thời gian

Theo tiêu thức này nguồn vốn huy động của Các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên bao gồm: vốn huy động ngắn hạn và vốn huy động trung, dài hạn. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của nguồn vốn này được phản ánh trong bảng 3.5.

Bảng 3.5: Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời hạn của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016 – 2018

Đơn vị: Tỷ đồng

Tiêu chí

Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng Số liệu Tỷ trọng

Ngắn hạn 378 78.75% 662 73.56% 670 75,28

Trung và dài hạn 102 21.25% 238 26.44% 220 24,72 (Nguồn: Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của Agribank chi nhánh Thái

Nguyên 2016 - 2018) Trong các năm gần đây, năm 2016 - 2018 cơ cấu nguồn vốn huy động theo thời gian của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tương đối ổn định. Tỷ lệ cơ cấu tăng giảm 3-5%. Cụ thể:

- Nguồn vốn ngắn hạn: Về quy mô tăng từ con số 378 tỷ đồng (năm 2016) lên 662 tỷ đồng (năm 2017), tăng 75,13% so với năm 2016 và tăng nhẹ lên 670 tỷ đồng (năm 2018). Tỷ trọng giảm từ 78,75% (năm 2016) xuống 73,56% (năm 2017) và tăng lên 75,28% năm 2018.

- Nguồn vốn trung, dài hạn: Năm 2017 đạt 238 tỷ đồng, gấp 2,33 lần so với năm 2016 (102 tỷ đồng). Năm 2018, con số này giảm xuống 220 tỷ đồng

(giảm 7,56% so với 2017). Về tỷ trọng, từ 21,25% (năm 2016) lên 26,44%

(năm 2017), sau đó giảm xuống 24,72% (năm 2018).

Trong tổng nguồn vốn huy động của các chi nhánh Agribank trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tính theo thời gian, thì nguồn vốn ngắn hạn luôn rất lớn. Nguồn vốn này giúp Chi nhánh tăng cường các khoản cho vay ngắn hạn và sử dụng một phần để cho vay trung dài hạn. Nguồn vốn ngắn hạn này huy động từ dân cư, doanh nghiệp và được các ngân hàng khác điều chuyển đến.

Ngày nay các doanh nghiệp cũng có xu hướng gửi tiền vào các khoản mục tiền gửi có kỳ hạn ngắn hạn thay cho chỉ gửi vào tiền gửi không kỳ hạn như trước kia. Các doanh nghiệp đã tính toán kỹ lưỡng chu kỳ kinh doanh của mình, từ đó tìm ra giải pháp tối ưu để tối đa hoá lợi nhuận.

Khoản tiền huy động từ nguồn trung và dài hạn là quan trọng đối với bất cứ ngân hàng nào. Đây là nguồn chủ yếu để Ngân hàng tiến hành cho vay trung và dài hạn. Lãi suất cho vay trung và dài hạn rất cao, từ đó ngân hàng kiếm dược nhiều lợi nhuận. Lấy nguồn huy động trung và dài hạn để cho vay trung và dài hạn là một cách để giảm bớt rủi ro thanh khoản và rủi ro lãi suất.

Vấn đề huy động vốn trung dài hạn là vấn đề rất khó khăn đối với hệ thống ngân hàng nước ta hiện nay. Đó là do Chi nhánh đã không ngừng nâng cao chất lượng hoạt động huy động vốn - thanh toán - cho vay. Mối quan hệ của ba hoạt động này có tác động tích cực qua lại, hỗ trợ lẫn nhau.

Hiệu quả của hoạt động này sẽ là cơ sở để phát triển hoạt động khác và ngược lại. Bên cạnh đó chi nhánh đã cung cấp tốt các tiện ích dịch vụ ngân hàng cho khách hàng.

3.2.2.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động, phân theo loại tiền.

Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền bao gồm: VNĐ và ngoại tệ. Tỷ trọng và xu hướng phát triển của các loại tiền tệ được phản ánh trong bảng sau:

Một phần của tài liệu Giải pháp huy động vốn tại các chi nhánh agribank trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 72 - 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)