Đối với công tác tổ chức hội nghị tập huấn

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế của cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 77)

Chương 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.3. Tổ chức hoạt động tuyên truyền CSPL thuế tại Cục thuế Vĩnh Phúc

3.3.3. Đối với công tác tổ chức hội nghị tập huấn

Tuyên truyền miệng không chỉ là một khoa học mà còn là một nghệ thuật - nghệ thuật nói chuyện trước công chúng. Để có thể trở thành người nói giỏi, nói hay, người cán bộ tuyên truyền CSPL thuế không chỉ nắm vững cơ sở khoa học của hoạt động tuyên truyền miệng mà còn phải biết sử dụng

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

những kỹ năng, kỹ xảo, nghiệp vụ chuẩn bị bài nói trước người nghe. Để chuẩn bị cho một bài nói, thường phải trả lời cho các câu hỏi: Nói để làm gì?

Nói về vấn đề gì? Nói ở đâu? Nói vào thời gian nào? Nói cho ai nghe? Lấy tài liệu nào, ở đâu để nói? Bố cục bài nói nhƣ thế nào? … Để có một buổi tuyên truyền miệng CSPL tốt cần thực hiện 2 bước sau:

3.3.3.1. Bước chuẩn bị

Gồm các nội dung chính sau đây:

(1) Nắm vững đối tượng truyên truyền: Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: "Công tác tuyên truyền phải cụ thể, thiết thực. Tuyên truyền cái gì?

Tuyên truyền cho ai? Tuyên truyền để làm gì? Tuyên truyền cách thế nào?".

Như vậy, muốn cho bài nói thành công, người cán bộ tuyên truyền CSPL thuế cần nắm vững đối tƣợng tuyên truyền thông qua các yếu tố về số lƣợng, thành phần (cá nhân hay doanh nghiệp; người làm công ăn lương hay người kinh doanh; doanh nghiệp mới thành lập hay doanh nghiệp cũ; NNT hay NNT tiềm năng nhƣ học sinh, sinh viên, …); Ý thức thực hiện và nhu cầu tìm hiểu của đối tượng; … Việc nắm vững có thể thực hiện bằng phương pháp trực tiếp hoặc bằng phương pháp gián tiếp.

(2) Nắm vững vấn đề liên quan đến lĩnh vực mà văn bản điều chỉnh: Đó là các vấn đề về kỹ thuật nghiệp vụ chuyên ngành, các văn bản pháp luật trong lĩnh vực đó, các tài liệu mang tính chất lý luận hay các tài liệu, kinh nghiệm trong lĩnh vực đó.

(3) Nắm vững nội dung văn bản: Cụ thể là hiểu rõ bản chất pháp lý của vấn đề đƣợc văn bản điều chỉnh, sự cần thiết phải ban hành văn bản; hiểu rõ đối tƣợng điều chỉnh, phạm vi điều chỉnh của văn bản; hiểu rõ ý nghĩa của các quy phạm, đặc biệt là ý nghĩa về mặt quản lý Nhà nước, về tác dụng điều chỉnh của từng quy phạm cụ thể; nghiên cứu các văn bản hướng dẫn thi hành, tài liệu hướng dẫn tuyên truyền và hệ thống văn bản điều chỉnh lĩnh vực đó.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

(4) Sưu tầm tài liệu dẫn chứng, minh họa: Đây là nội dung rất quan trọng vì nó ảnh hưởng đến chất lượng, độ sâu và sức thuyết phục của buổi tuyên truyền. Tài liệu, dẫn chứng minh họa có tính chính thức, độ tin cậy cao, có thể được sưu tầm tại các báo cáo thường niên, trên các báo/tạp chí chuyên ngành; các công trình khoa học đã đƣợc công bố; bài viết trên các báo, …

(5) Chuẩn bị đề cương: Đề cương tuyên truyền miệng (bao gồm đề cương sơ bộ và đề cương chi tiết) cần đầy đủ về nội dung, thích hợp với đối tƣợng, chặt chẽ về bố cục, sắc sảo về lập luận, …

3.3.3.2. Bước tiến hành

Một buổi tuyên truyền miệng về pháp luật thường có các phần sau:

(1) Vào đề: Là phần giới thiệu vấn đề, định hướng tư duy, khơi gợi nhu cầu của đối tượng, thiết lập quan hệ giữa người nói với người nghe. Với tuyên truyền miệng về pháp luật, cách vào đề có hiệu quả thường là gợi ra nhu cầu tìm hiểu ý nghĩa, sự cần thiết phải ban hành văn bản.

(2) Nội dung: Là phần chủ yếu của buổi nói, làm cho đối tƣợng hiểu, nắm đƣợc nội dung, chuyển biến nhận thức, nâng cao ý thức pháp luật cho đối tượng. Cần lưu ý là phải nêu được những điểm mới, thời sự để người nghe chú ý; khi tuyên truyền không đƣợc sao chép, đọc nguyên văn văn bản để tránh sự nhàm chán. Khi giảng cần phân tích, giải thích và nêu ý nghĩa của văn bản. Đối tƣợng tuyên truyền miệng rất phong phú nhƣng có thể chia thành 4 loại: Cán bộ quản lý; Cán bộ nghiên cứu, xây dựng văn bản; Cán bộ tuyên truyền; Những người phải chấp hành (cán bộ, nhân dân). Trên cơ sở sự phân loại đó, cán bộ tuyên truyền có thể xác định đƣợc mục đích, yêu cầu, nội dung trọng tâm, phương pháp trình bày cho phù hợp với từng đối tượng.

(3) Phần kết luận: Là phần người nói thường điểm lại và tóm tắt những vấn đề cơ bản đã tuyên truyền. Tùy từng đối tƣợng mà nêu những vấn đề cần lưu ý đối với họ. Trong phần này, người nói sau khi đã phân tích, diễn giải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

cần phải tóm tắt lại những nội dung chính của buổi tuyên truyền miệng và những vấn đề cần lưu ý.

Trả lời câu hỏi của người nghe (hoặc kết hợp đối thoại): Người nói cần dành thời gian cần thiết trả lời các câu hỏi mà người nghe quan tâm, chưa hiểu rõ. Đây là phần người nói có thể đánh giá được mức độ hiểu bài của người nghe; là dịp để người nói trao đổi những kinh nghiệm, hiểu biết của mình cho người nghe.

Tóm lại, hiệu quả của tuyên truyền CSPL thuế miệng thông qua các hội nghị tập huấn, hướng dẫn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Để đạt hiệu quả tuyên truyền cao, người tuyên truyền CSPL thuế cần phải dày công tích luỹ, chuẩn bị đề cương, phải có nghệ thuật vượt qua hàng rào ngăn cách ban đầu về mặt tâm lý, gây thiện cảm, gây sự chú ý của người nghe từ khi bắt đầu buổi nói chuyện; biết tạo ra nhu cầu, kích thích, hấp dẫn, gây ấn tượng cho người nghe trong suốt buổi nói; biết kết luận đúng cách để khi kết thúc còn đọng lại những điều cần thiết, gợi mở cho người nghe tiếp tục suy nghĩ.

Một phần của tài liệu Giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tuyên truyền chính sách pháp luật thuế của cục thuế tỉnh vĩnh phúc (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(156 trang)