Chương 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN NÂNG CAO CÔNG TÁC TUYÊN TRUYỀN CHÍNH SÁCH PHÁP LUẬT THUẾ CỦA CỤC THUẾ TỈNH VĨNH PHÚC
4.2. Một số giải pháp nhằm góp phần nâng cao công tác tuyên truyền
4.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản chính sách thuế, cải cách hành chính thuế tại Cục thuế và các đơn vị trực thuộc
Cái gốc của tuyên truyền thuế là CSPL thuế. Vì vậy, cần tiếp tục cải cách CSPL thuế theo hướng thật sự đơn giản, dễ hiểu, công bằng, công khai và ổn định. Xây dựng chiến lƣợc và kế hoạch tuyên truyền dài hạn phù hợp với từng giai đoạn.
Tỉnh Vĩnh Phúc tính đến hiện nay (31/12/2012) có khoảng trên 4.000 doanh nghiệp (bao gồm khối ĐTNN, QD và NQD) và khoảng trên 15.000 hộ kinh doanh cá thể (gọi chung là khu vực kinh tế tƣ nhân). Trong nền kinh tế chuyển đổi nhƣ hiện nay, khối kinh tế tƣ nhân ngày càng phát triển và có vai trò quan trọng trong sự phát triển của tỉnh. Với tổ chức linh hoạt, rất đa dạng về quy mô và ngành nghề, … kinh tế tƣ nhân đã đáp ứng đƣợc các yêu cầu của thị trường trong việc cung cấp và phân phối sản phẩm đến khắp các địa bàn từ miền núi đến đồng bằng của tỉnh; đồng thời tại khu vực này hàng năm cũng tạo ra công ăn việc làm cho đại đa số người lao động, góp phần giải quyết các vấn đề về xã hội. Tuy nhiên, hiện nay các DN vừa và nhỏ cũng nhƣ các hộ kinh doanh đều thực hiện chung các chính sách thuế nhƣ đối với các doanh nghiệp lớn. Một số hộ kinh doanh quy mô nhỏ thực hiện nộp thuế theo phương pháp khoán. Điều này đã gây ra những gánh nặng về mặt thủ tục cho NNT, đồng thời cũng không đảm bảo yếu tố công bằng trong việc chấp hành nghĩa vụ thuế. Do vậy, trong thời gian tới để có các sản phẩm tuyên truyền phù hợp với đối tƣợng này thì cũng cần phải có những cải cách về cả mặt chính sách cũng nhƣ công tác quản lý thuế giúp cho việc tuân thủ của đối tƣợng này đƣợc dễ dàng và thuận lợi hơn.
Bên cạnh việc sửa đổi, bổ sung các thủ tục hành chính về thuế cũng cần quy định chế tài xử lý trong trường hợp người làm công tác hỗ trợ, tư vấn thuế cung cấp thông tin sai, bởi vì cung cấp thông tin không đúng có thể
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
làm cho NNT mắc phải những sai phạm. Đặc biệt, cán bộ tƣ vấn, hỗ trợ lại tƣ vấn cho NNT để trốn thuế thì việc xử lý thật nghiêm minh. Sử dụng đồng thời các công cụ quản lý thuế kết hợp giáo dục, hành chính, kiểm tra thanh tra, xử lý vi phạm kết hợp với tuyên truyền mới đem lại hiệu quả.
4.2.2. Xây dựng hệ thống chuẩn mực trong công tác tuyên truyền CSPL thuế Trong quá trình hiện đại hoá CQT các cấp, để tăng tính hiệu quả của công tác quản lý thuế, CQT cũng cần quan tâm tới việc xây dựng và thực thi các chuẩn mực để đánh giá công tác quản lý và chỉ đạo. Đặc biệt trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT cũng cần phải có những chuẩn mực bởi kết quả của công tác tuyên truyền CSPL thuế chính là ý thức trách nhiệm nộp thuế của người dân đối với Nhà nước chứ không phải là những số thu vào NSNN, do đó rất khó đánh giá đƣợc hiệu quả của nó. Vì vậy, việc xây dựng những chuẩn mực cần thiết trong công tác tuyên truyền, hỗ trợ NNT là hết sức cần thiết.
Công tác tuyên truyền CSPL thuế không chỉ nhằm vào việc xử lý tờ khai thuế, nộp thuế chính xác và đúng hạn mà còn cung cấp các thông tin chính xác và kịp thời cho NNT khi họ cần sự giúp đỡ từ phía CQT. Muốn vậy, trước hết CQT phải tạo điều kiện cho họ có những hiểu biết về thuế và cung cấp các phương tiện để NNT đơn giản hoá việc thực hiện nghĩa vụ thuế với Nhà nước, như: Tăng cường sử dụng các hình thức kê khai thuế không dùng giấy nhƣ kê khai qua hệ thống điện thoại và kê khai thuế điện tử. Bằng những nỗ lực trong việc cải thiện và tăng cường tuyên truyền, quảng bá các hình thức kê khai mới. Đến hết năm 2012, ở Vĩnh Phúc đã có tới 1/6 số lƣợng DN thực hiện kê khai thuế điện tử qua internet. Theo đó, có tới 13%
các vấn đề về thuế đƣợc giải quyết bằng dịch vụ tự động và NNT có thể sử dụng bộ phận một cửa tại CQT các cấp trong tỉnh để đƣợc giải đáp tất cả các vưỡng mắc về thuế (từ các vướng mắc về chính sách nói chung tới tất cả các vấn đề thông tin về nghĩa vụ thuế riêng của mình).
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
Tính hiệu quả có thể đạt đƣợc không chỉ thông qua việc xử lý nhanh mà nó còn phải đƣợc đảm bảo bằng mức độ chính xác cao của các câu trả lời tƣ vấn. Mục tiêu hàng đầu của công tác tuyên truyền CSPL thuế là nâng cao tính tự giác tuân thủ của NNT, nhƣng việc cung cấp thông tin nhanh mà không chính xác có thể gây ra những tác động ngƣợc trở lại, NNT có thể vi phạm CSPL thuế khi làm theo. Cách duy nhất để kiểm tra đƣợc mức độ chính xác của thông tin cung cấp là các cán bộ quản lý (lãnh đạo) và giám sát viên phải điều hành chặt chẽ công việc của các cán bộ tham gia vào công tác tuyên truyền CSPL thuế.
Đồng thời với công tác tuyên truyền CSPL thuế theo chức năng thì Phòng TTHT NNT phải xây dựng quy chế nhằm chỉ đạo và hướng dẫn các Chi cục thuế trực thuộc thực hiện công tác này; Theo chức năng và nhiệm vụ, Phòng TTHT NNT cần tích cực kiểm tra đánh giá công tác tuyên truyền của các Chi cục thuế, đề ra quy chế báo cáo phù hợp và đƣa nhiệm vụ báo cáo này thành một chỉ tiêu đánh giá hàng kỳ.
Việc xây dựng đƣợc một hệ thống chuẩn mực để đánh giá chất lƣợng công tác tuyên truyền CSPL thuế trong CQT là một công việc khá phức tạp, đòi hỏi phải có sự đầu tư, nghiên cứu trong các bước khảo sát, học tập kinh nghiệm, phân tích môi trường, … Từ đó mới có thể xác lập được nhóm các chỉ tiêu đánh giá cho từng giai đoạn và tổng kết tầm nhìn dài hạn để có đƣợc một hệ thống chỉ tiêu hoàn chỉnh.
4.2.3. Phân loại NNT để cung cấp dịch vụ tuyên truyền CSPL thuế một cách hiệu quả
Việc phân loại NNT là một yêu cầu không chỉ đối với hoạt động tuyên truyền CSPL thuế mà còn là yêu cầu để phục vụ quản lý của rất nhiều bộ phận khác trong CQT nhƣ bộ phận kiểm tra, thu nợ, thanh tra, … NNT có thể đƣợc phân loại theo nhiều nhóm khác nhau, tuỳ thuộc vào yêu cầu hoạt động, mô hình kinh doanh, … ví dụ nhƣ: nhóm NNT là cá nhân; nhóm NNT
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/
kinh doanh nhỏ lẻ; nhóm NNT là doanh nghiệp vừa và nhỏ; nhóm NNT là doanh nghiệp có quy mô lớn; nhóm NNT là doanh nghiệp ĐTNN; nhóm NNT là các tổ chức phi lợi nhuận, các tổ chức phi chính phủ; …
Trên cơ sở phân loại NNT theo các nhóm khác nhau, CQT có thể tiến hành các phân tích về nhu cầu của NNT, các xu hướng và mức độ tuân thủ của họ, qua đó có các biện pháp tuyên truyền CSPL thuế nói riêng và các công việc khác của CQT nói chung phù hợp và hiệu quả cho từng nhóm.
Trong số các nhóm NNT đƣợc phân loại theo các tiêu thức, thì nhóm NNT nhỏ và vừa là nhóm cần đƣợc quan tâm hơn cả bởi vì đây là nhóm NNT chiếm tỷ trọng lớn nhất (chiếm >70% tổng số NNT trên địa bàn), và đay cũng là một bộ phận có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế đang phát triển của nước ta. Đây là loại hình kinh tế còn non trẻ nên trình độ, kỹ năng của nhà lãnh đạo doanh nghiệp cũng như của người lao động còn hạn chế.
Số lƣợng chủ doanh nghiệp, giám đốc giỏi, kế toán tốt, có trình độ chuyên môn cao và năng lực quản lý tốt chƣa nhiều. Một bộ phận lớn chủ doanh nghiệp và giám đốc doanh nghiệp tƣ nhân chƣa đƣợc đào tạo bài bản về kinh doanh và quản lý, còn thiếu kiến thức kinh tế - xã hội và kỹ năng quản trị kinh doanh. Chính vì thế, cần tăng cường công tác tuyên truyền CSPL thuế cho loại nhóm NNT này để tránh thất thu thuế.
Đối với nhóm doanh nghiệp có vốn NN và ĐTNN, hiện nay trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là nhóm chiếm tỷ lệ nhỏ (~4%) nhƣng lại có tỷ trọng số thu lớn nhất (chiếm >85% số thu toàn tỉnh), tuy nhiên công tác tuyên truyền CSPL thuế đến nhóm này tương đối dễ dàng và thuận lợi vì tính tuân thủ pháp luật tốt.