1.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1.2. Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển nông thôn
Huy động nguồn lực của cộng đồng được định nghĩa như là việc tập trung huy động các nguồn lực của cộng đồng dân như như tiền, tài sản,công lao động và sự tham gia ý kiến tham gia đóng góp xây dựng nông thôn mới.
1.1.2.1. Vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn
Kinh nghiệm lịch sử cho thấy, trong quá trình công nghiệp hóa ở các nước, nông thôn là khu vực chịu nhiều thiệt thòi nhất. Do trong các bước đi không tính toán đến lợi ích của nông thôn, nên rút cuộc lại phải tốn nhiều công sức để sửa chữa sai lầm. Vấn đề cần quan tâm hiện nay là mục tiêu của Nhà nước và của nông dân khác nhau. Nhà nước coi nông nghiệp là một khu vực của nền kinh tế, phải tăng trưởng thế nào để vừa đảm bảo được an ninh thực phẩm, vừa có thặng dư để đóng góp cho công cuộc công nghiệp hoá.
Còn nông dân sống trong xã hội nông thôn cần có đời sống ngày càng được nâng cao, cùng với mức sống của đô thị.
Phát triển nông thôn ở nước ta thường không có sự phối hợp chặt chẽ.
Các dự án PTNT phần nhiều có tiếp cận từ trên xuống và ít hiệu quả. Muốn mở rộng và tăng chất lượng của phát triển nông thôn phải áp dụng tiếp cận dựa vào cộng đồng. Các tiếp cận phát triển nông thôn truyền thống thường nhằm vào tăng năng suất nông nghiệp coi đấy là động lực của phát triển nông thôn và giảm nghèo. Mặc dù nông nghiệp giữ một vai trò chủ yếu trong kinh tế nông thôn, nhưng hoạt động nông nghiệp không phải là nguồn độc nhất của thu nhập. Hiện nay nhiều vùng nông thôn có tỷ lệ thu nhập từ phi nông nghiệp cao. Hơn nữa NHTG nhấn mạnh rằng nghèo khổ không phải chỉ do thiếu thu nhập mà còn do thiếu quyền lực, cơ hội và an ninh. Vì vậy để chiến lược giảm nghèo có hiệu quả chúng ta phải nhìn xa hơn nông nghiệp và xử lý một cách
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
tổng họp đến mức sống nông thôn. Chiến lược phải công nhận và dựa vào các mối quan hệ giữa các khu vực xã hội, cơ sở hạ tầng, quản lý, kinh tế nông hộ và ngoài nông hộ.
PTNT trên cơ sở cộng đồng là một tiếp cận giảm nghèo bằng cách tạo hành động tập thể của cộng đồng và cho họ kiểm tra các sự can thiệp, lấy các tổ chức cộng đồng làm động lực phát triển. Một tổ chức cộng đồng là một tổ chức gồm những người cùng có một lợi ích chung, như các tổ chức người sản xuất, các nhóm cùng nguồn lợi, các ban phát triển của làng. Sự phát triển dựa trên khái niệm về vốn, nhấn mạnh các nguồn vốn khác nhau của cộng đồng:
vốn tự nhiên, vốn vật lý (cơ sở hạ tầng), vốn tài chính, vốn con người (giáo dục), vốn xã hội.
Có thể thấy rằng, cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong phát triển nông thôn, là cơ sở cho phát triển nông thôn bền vững vì:
- Họ biết rõ nhất những khó khăn và nhu cầu của mình.
- Họ quản lý nguồn tài nguyên như đất đai, nhà xưởng, sản phẩm địa phương mà quá trình phát triển phải dựa vào đó.
- Kỹ năng, truyền thống, kiến thức và năng lực của họ là tiềm năng chính để phát triển.
- Sự cam kết của họ là sống còn (nếu như họ không ủng hộ một kế hoạch nào, kế hoạch đó sẽ không thực hiện được).
- Hơn thế nữa, một cộng đồng càng phát triển và năng động, thì càng có khả năng thu hút người dân ở lại, và giữ họ không di chuyển đi nơi khác.
1.1.2.2. Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng
Theo các phân tích ở trên thì vai trò của cộng đồng trong phát triển nông thôn được xác định là rất quan trọng. Các nguồn lực cộng đồng có thể huy động cho phát triển nông thôn cũng rất đa dạng. Chính vì thế, những năm vừa qua, cách tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được thực hiện phổ biến ở nhiều chương trình, dự án phát triển nông thôn trên thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng (Community-Based Rural Development –CBRD) là phương pháp tiếp cận dựa vào cộng đồng để phát triển các lĩnh vực khác nhau ở khu vực nông thôn. Phương pháp tiếp cận phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng được nhiều chương trình/dự án sử dụng phổ biến. Mỗi chương trình/dự án có mục tiêu riêng, có thể là nhằm tăng cường vai trò của phụ nữ trong cộng đồng, phát triển hệ thống dịch vụ chăm sóc sức khoẻ nhân dân, quản lý nguồn tài nguyên rừng, cải thiện chất lượng cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn… Chính vì thế, có rất nhiều quan niệm khác nhau về phát triển nông thôn dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, có một điểm chính vẫn còn đang có nhiều tranh luận, đó là cách hiểu như thế nào là
“dựa vào cộng đồng” (community-based). Có ý kiến cho rằng, ở các nước đang phát triển, vấn đề phát triển nông thôn là rất quan trọng do phần lớn dân cư sống ở khu vực nông thôn và hoạt động chính là sản xuất nông nghiệp, vì thế rất nhiều tổ chức khác nhau áp dụng các biện pháp phát triển cộng đồng khác nhau đã được thực hiện tại hía bên ngoài cộng đồng (nhà nước, tổ chức phi chính phủ, cơ quan nghiên cứu – phát triển) chứ bản thân cộng đồng không tự tổ chức phát triển. Điều này tạo đặt ra vấn đề là “sự tham gia” hay
“dựa vào cộng đồng” nằm ở đâu? Nhiều câu hỏi cũng được đặt ra về sự bền vững của những tác động phát triển này cũng như câu hỏi về việc cộng đồng có được tăng cường sức mạnh để tự ra quyết định của mình hay không (Wikipedia, 2015). Cũng có nhiều câu trả lời cho những tranh luận trên, trong đó đáng chú là khái niệm phát triển nông thôn dựa vào nội lực cộng đồng (Asset-Based Community Development - ABCD) do Jody Kretzmann và John McKnight (1993) đưa ra. Đây là một cách tiếp cận phát triển cộng đồng đề cao việc sử dụng những kỹ năng và sức mạnh đã và đang hiện hữu ngay trong cộng đồng nông thôn hơn là việc lôi kéo, trông chờ vào sự trợ giúp từ bên ngoài. Christian và cs (2011) chỉ ra rằng cụm từ “dựa vào cộng đồng” ở đây đề cập đến tính chủ động, tự phát triển, trong đó khuyến khích các thành viên
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
trong cộng đồng tạo ra sự tiến triển cho chính bản thân họ (capacity-driven), đối lập với cách tiếp cận truyền thống là dựa theo nhu cầu (needs-driven) mà đã khiến cho cộng đồng phụ thuộc vào các hỗ trợ bên ngoài.