Tình hình huy động nguồn lực từ cộng đồng tại 3 xã nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 82 - 93)

CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Tình hình xây dựng nông thôn mới huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình

3.2.2. Tình hình huy động nguồn lực từ cộng đồng tại 3 xã nghiên cứu

Xác định được rõ công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới hết sức quan trọng trong việc tổ chức, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của các cấp, thời gian qua huyện đã thường xuyên tuyên truyền vận động bằng các hình thức như: qua hệ thống đài truyền thanh 3 cấp, trên cổng thông tin điện tử của huyện, thông qua các hội nghị, các bản tin nội bộ được phát hành hàng tháng, các pa nô áp phích… Thông qua công tác tuyên truyền đã giúp cho cán bộ và nhân dân nhận thức rõ hơn về cơ chế, chính sách, hình thức hỗ trợ đầu tư của nhà nước và trách nhiệm của địa phương, của các thôn và của mỗi hộ gia đình trong xây dựng nông thôn mới, từ đó quần chúng nhân dân đã nhiệt tình hưởng ứng và hăng hái tham gia hiến đất, hiến công, tiền của, vật chất,… để tham gia xây dựng nông thôn mới.

Bảng 3.6: Kết quả công tác thông tin, tuyên truyền, vận động trong chương trình xây dựng NTM trên địa bàn huyện

TT Nội dung/chỉ tiêu ĐVT Thực hiện các năm 2016 2017 2018

A Thông tin, tuyên truyền

1 Pano, apphich Cái 217 315 276

2 Khẩu hiệu Cái 167 194 259

3 Đĩa Bộ 28 26 26

4 Tin Bản 457 124 201

5 Phóng sự truyền hình Phút 97 86 90

6 Phóng sự phát thanh Phút 4,241 4,197 4,279 7 Số tin, bài và ảnh đã đăng

báo trên Báo Ninh Bình Bài 17 19 30

8 Ấn phẩm khác: Sách, tài liệu,

tờ rơi,... 1,986 1,546 1,764

9 Hội nghị, hội thảo, họp, thăm

quan,… Cuộc 427 568 602

10 Hội nghị, hội thảo, họp, thăm

quan,… lượt người 8,328 7,594 7,849

B Đào tạo, tập huấn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

1 Số lớp lớp 88 97 102

2 Lượt người người 1,773 1,946 1,975

3 Số chuyên đề tập huấn chuyên đề 4 7 6

Nguồn: Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới huyện Nho Quan giai đoạn 2010- 2020

Khi chương trình NTM bắt đầu triển khai và đưa về thực hiện tại 3 xã nghiên cứu thì các xã đều tổ chức tuyên truyền, triển khai nội dung của chương trình xây dựng nông thôn mới đến với người dân xã mình. Số liệu điều tra cho thấy 100% người dân đều biết về chương trình xây dựng nông thôn mới thông qua các kênh tuyên truyền, đài báo, ti vi... 73,3 % người dân hiểu rõ mục tiêu của chương trình NTM. Có tới 88% người dân hiểu rõ vai trò của mình trong chương trình xây dựng NTM . Tuy nhiên, khi được hỏi thì vẫn còn có 59,4% người dân vẫn chưa nắm được 19 tiêu chí trong bộ tiêu chí Quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Đặc biệt vẫn còn một vài người khi được hỏi cũng không nắm được 19 tiêu chí NTM là những tiêu chí gì, xã mình đã đạt những tiêu chí nào và những tiêu chí nào chưa đạt được.

Chỉ tính riêng 3 năm 2016- 2018 UBND huyện Nho Quan đã chỉ đạo các ban xây dựng Đảng và các ngành triển khai lồng ghép tuyên truyền Chương trình xây dựng NTM gồm: trung bình 500 hội nghị/ năm, trên dưới 8.000 lượt người tham gia/ năm , khoảng 400 băng zôn, panô, áp phích/ năm , hàng nghìn lượt tuyên truyền trên loa đài và các phương tiện thông tin đại chúng trên phạm vi 26/26 xã;

Tổ chức các hội thi về xây dựng nông thôn mới tại các xã Phú Lộc, Quỳnh Lưu, Lạng Phong, Đồng Phong...

Bảng 3.7: Sự hiểu biết của người dân về chương trình xây dựng NTM

TT Nội dung Số ý kiến

(n=150) Tỷ lệ %

1 Có nghe về chương trình NTM 150 100

2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 110 73,3 3 Nắm được 19 tiêu chí về NTM (theo QĐ 61 40,6

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

491)

4 Vai trò của người dân trong xây dựng NTM 132 88,0 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Qua điều tra người dân cho biết, ở cả 3 xã đều có tuyên truyền về chương trình nông thôn mới đến người dân thông qua loa phát thanh của xã, thôn; qua các buổi họp thôn; qua các pano, áp phích...(bảng 3.6) nhưng người dân vì bận nhiều việc nên họ không dành thời gian để nghe từ đầu đến cuối bài tuyên truyền nên không hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM, còn trong các buổi họp thôn thì lồng ghép nhiều nội dung chứ không chỉ nói riêng về chương trình NTM nên họ cũng không hiểu hết được, trên các pano, áp phích thì không có đủ thông tin về chương trình NTM...Chính vì vậy mà sự hiểu biết của người dân về chương trình NTM vẫn chưa nhiều.

Bảng 3.8: Sự hiểu biết của cán bộ thôn, xã về chương trình xây dựng NTM

TT Nội dung Số ý kiến

(n=48) Tỷ lệ %

1 Có nghe về chương trình NTM 48 100

2 Nắm được mục tiêu của chương trình NTM 43 89,5 3 Nắm được 19 tiêu chí về NTM (theo QĐ

491) 42 87,5

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Nhìn chung đại đa số cán bộ xã, thôn nắm chắc về chương trình xây dựng NTM, chỉ còn một vài cán bộ còn chưa hiểu sâu sắc về chương trình NTM. Qua quá trình điều tra phỏng vấn 48 cán bộ thôn xã, Đoàn, hội,… trong đó có 43 cán bộ chiếm 89,5% hiểu được mục tiêu và 87,5% hiểu được các tiêu chí của chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, số cán bộ còn lại hiểu chưa rõ mục tiêu, các tiêu chí cũng như cách thức thực hiện của chương trình NTM, thậm chí khi hỏi xã mình hiện tại đạt được bao nhiêu

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tiêu chí nông thôn mới thì vẫn còn vài cán bộ không nhớ được cụ thể tiêu chí nào đạt được và tiêu chí nào chưa đạt được.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng 3.9: Đánh giá của cán bộ và người dân về việc triển khai xây dựng NTM tại địa phương

TT Nội dung

Cán bộ (n=48) Người dân (n=150) Số lượng

(người) Tỷ lệ (%) Số lượng

(người) Tỷ lệ (%)

1 Rất cần thiết 45 93,8 101 67,4

2 Cần thiết 03 6,2 42 28,0

3 Không cần thiết 0 0 07 4,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Sự hiểu biết của người dân ở Nho Quan về chương trình nông thôn mới ở huyện Nho Quan được đánh giá cao, đa phần người dân đều cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết cho các địa phương (chiếm 67,4% số ý kiến), còn lại 28% các hộ điều tra đều cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết, chỉ có rất ít ý kiến nào cho rằng chương trình nông thôn mới là không cần thiết.

Về phía cán bộ thì có 93,8 % ý kiến cho rằng chương trình nông thôn mới là rất cần thiết và các ý kiến còn lại cho rằng chương trình nông thôn mới là cần thiết.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

3.2.2.2. Tình hình huy động nguồn lực cộng đồng ở 3 xã nghiên cứu

Bảng 3.10: Sự tham gia của người dân trong chương trình NTM

TT Các hoạt động

Xã Lạng Phong Xã Đồng Phong Xã Văn Phong Tổng Số

lượng (người)

N1=50

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

N2=50

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

N3=50

Tỷ lệ (%)

Số lượng (người)

N=150

Tỷ lệ (%)

1 Bầu tiểu ban xây dựng NTM 37 74 41 82 40 80 118 78.7

2 Đánh giá thực trạng của xóm, thôn 48 96 41 82 50 100 139 92.7

3 Xây dựng quy hoạch và đề án NTM 20 40 35 70 21 42 76 50.7

4 Lựa chọn nội dung, hạng mục thực hiện 35 70 41 82 32 64 108 72.0

5 Tham gia triển khai các hạng mục 49 98 37 74 46 92 132 88.0

6 Xây dựng kế hoạchthực hiện 29 58 12 24 19 38 60 40.0

7 Thảo luận mức đóng góp huy động của

nhân dân 40 80 35 70 22 44 97 64.7

8 Giám sát quá trình triển khai 9 18 18 36 18 36 45 30.0

9 Nghiệm thu công trình 23 46 30 60 50 100 103 68.7

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Bảng số liệu trên cho ta thấy mức độ tham gia của người dân ở các nội dung XDNTM là khác nhau, cụ thể như nhau:

Tham gia cao nhất là trong phần thảo luận mức đóng góp, Đánh giá thực trạng của xóm, thôn chiếm 92.7 %, tiếp đến là tham gia triển khai các hạng mục chiếm 88.0%. Bầu tiểu ban xây dựng NTM và lựa chọn nội dung, hạng mục thực hiện chiếm tỉ lệ tương đối cao trên 70% và thấp nhất lại trong phần giám sát, nghiệm thu công trình chỉ chiếm 30.0%.

Nguyên nhân dẫn đến điều này là người dân có thể hiểu được nơi họ đang sinh sống, tốc độ phát triển cũng như nhu cầu thiết yếu đối với khu vực của họ. Bên cạnh đó, người dân cho rằng nội dung tuyên truyền còn chưa hấp dẫn, cán bộ chỉ đọc văn bản, chưa có sự lôi cuốn giúp họ có tinh thần tham gia vào các hạng mục của dự án xây dựng NTM hơn. Và họ cũng không thể có nhiều thời gian tham gia vì còn bận công việc mưu sinh, kiếm tiền nuôi gia đình.Việc giám sát, nghiệm thu công trình theo người dân từ xưa đến nay đều là việc của lãnh đạo, của cán bộ thôn, xã. Hơn nữa, nếu có ý định đăng ký tham gia nghiệm thu thì họ không đủ tự tin về kiến thức, kinh nghiệm của bản thân, để đánh giá công trình này có đảm bảo chất lượng ban đầu đưa ra hay không.

Theo nội dung của Đề án, các nội dung này phải được thông qua cộng đồng, nhân dân. Nhưng có nhiều ý kiến của cán bộ địa phương cấp xã, thôn ở địa bàn nghiên cứu cho rằng việc này chưa được quy định rõ ràng, mức độ, trình tự lấy ý kiến của dân như thế nào cũng chưa được chỉ rõ. Đề án và quy hoạch chủ yếu do đơn vị tư vấn và Ban quản lý xã xây dựng, sau đó phải thông qua ý kiến cấp trên, rồi lại đưa xuống lấy ý kiến của dân. Chính vì vậy, ý kiến của dân chỉ mang tính chất biểu quyết thông qua. Ngoài ra, theo một số cán bộ bản thì lý do nhiều người dân không tham gia ý kiến vào đề án và quy hoạch do cách lấy ý kiến của dân chưa phù hợp: bản đề án và quy hoạch NTM của mỗi xã thì gồm tổng thể những nội dung lớn chính vì vậy khi mang ra đọc thì người dân không quan tâm nên họ không đóng góp ý kiến cho bản đề án

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

và quy hoạch. Có thể thấy rằng vì không hiểu rõ được mục tiêu cũng như vai trò của mình trong xây dựng NTM nên người dân tham gia đóng góp vào chương trình xây dựng NTM hiện nay mới chỉ mang tính chất hình thức chứ chưa phải là vì lợi ích của bản thân họ.

Bảng 3.11: Đánh giá của cán bộ về những hoạt động người dân tham gia xây dựng NTM

Các hoạt động Tỷ lệ đồng

ý (%) I Đóng góp ý kiến của người dân cho các hoạt động

trong xây dựng NTM 100

1 Thành lập tiểu ban quản lý xây dựng NTM (Ban phát

triển xây dựng NTM) 100

2 Thông tin, tuyên truyền về nông thôn mới 100

3 Xây dựng quy hoạch NTM của xã 100

4 Xây dựng đề án NTM của xã 100

5 Tổ chức thực hiện đề án 100

6 Giám sát, đánh giá quá trình thực hiện các công trình 100 II Đóng góp nguồn lực của người dân trong xây dựng

NTM

1 Tiền 100

2 Tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, cây cối…) 72,9

3 Ngày công lao động 89,6

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Qua bảng số liệu trên ta thấy, 100% cán bộ được điều tra cho rằng người dân đã tham gia vào tất cả các quá trình từ thành lập Ban phát triển XDNTM đến tổ chức thực hiện đề án, giám sát đánh giá quá trình thực hiện các công trình. Tuy nhiên mức độ và chất lượng tham gia của người dân còn hạn chế, đặc biệt trong quá trình giám sát, nghiệm thu công trình. Một bộ phận người dân vẫn tham gia ở mức độ dè dặt, ngại đưa ra ý kiến, tham gia chiếu lệ. Chủ yếu người dân quan tâm đến mức đóng góp mà gia đình phải

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đóng góp trong quá trình tổ chức thực hiện như bao nhiêu tiền/ khẩu, bao nhiêu công lao động với từng hạng mục công trình.

Đánh giá về nguồn lực của cộng đồng trong chương trình xây dựng NTM, 100% các cán bộ cho rằng tiền là nguồn lực dễ dàng đóng góp nhất, mỗi người dân đều có thể đóng góp tiền dựa trên sức lao động và hoàn cảnh của gia đình. Nguồn thứ hai đó là ngày công lao động chiếm 89,6%, rõ ràng nếu trực tiếp người dân tham gia vào xây dựng, tham gia trực tiếp vào các đề án thì tiến trình sẽ nhanh hơn và thực tế là người dân làm cho họ hưởng nên chất lượng họ luôn cố gắng làm tốt nhất có thể. Ngoài ra, tham gia ý kiến vào các công việc chiếm 85,4%, lý do có thể nói đến đó là người dân họ hiểu nơi mình sống, họ biết họ cần gì như trường học, bệnh viện, nhà văn hóa, …hay những thiết yếu trong cuộc sống, nên ý kiến của người dân là chân thành, gần gũi và phục vụ cho họ tốt nhất. Cuối cùng, 72,9% cán bộ cho rằng tài sản (đất đai, hoa màu, vật kiến trúc, cây cối…) là thứ người dân có thể đóng góp.

100% cán bộ được điều tra cho rằng những đóng góp của người dân sẽ phục vụ rất lớn cho các hoạt động của xã, của huyện đặc biệt là phục vụ cho xây dựng CSHT, phát triển sản xuất, bảo vệ môi trường, hoạt động văn hoá xã hội.

Bảng 3.12: Ý kiến của cán bộ xã, thôn về khó khăn trong huy động nguồn lực đóng góp bằng đất đai (n = 48)

TT Nội dung Tỷ lệ đồng ý

(%) 1 Đóng góp bằng tiền

Người dân chưa hiểu đầy đủ về chương trình NTM 79,17 Tâm lý ỷ lại, trông chờ Nhà nước làm 31,25

Thu nhập của người dân còn thấp 64,58

2 Đóng góp tài sản (đất đai, vật chất...)

Người dân muốn được đền bù khi hiến đất 35,4 Diện tích đất đai của hộ còn hạn chế 60,4 Nhận thức một bộ phận người dân còn chưa đúng và 18,8

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

đầy đủ

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Theo ý kiến của cán bộ xã, thôn thì nguyên do dẫn đến những khó khăn trong huy động nguồn lực đó là: 79,17 % ý kiến của cán bộ cho rằng do người dân chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM; 31,25% ý kiến cho là do nhận thức của người dân còn hạn chế, tâm lý ỷ lại, trông chờ vào sự hỗ trợ của Nhà nước, 31% cán bộ cho là do thu nhập của người dân còn thấp cũng là một nguyên nhân khiến cho việc huy động dân đóng góp gặp khó khăn

Huy động nguồn lực đóng góp của người dân bằng tài sản (đất đai, vật kiến trúc...) được cho là một vấn đề rất khó khăn tại các xã nghiên cứu hiện nay. Khi phỏng vấn 48 cán bộ xã, thôn thì cho thấy 18,8% tỷ lệ cán bộ được hỏi cho rằng do nhận thức của các hộ dân còn hạn chế nên các hộ không tích cực tham gia đóng góp; 35,4% ý kiến cán bộ cho rằng người dân muốn được đền bù khi hiến đất và có 60,4% ý kiến cán bộ xã, thôn cho rằng do diện tích đất đai của các hộ gia đình còn hạn chế nên người dân không muốn hiến đất không được đền bù.

Bảng 3.13: Ý kiến của các hộ dân về việc huy động nguồn lực cho chương trình xây dựng NTM (n = 150)

STT Nội dung phỏng vấn Số ý kiến

đồng ý Tỷ lệ 1 Việc đóng góp cho chương trình xây dựng

NTM là phù hợp với khả năng của gia đình 135 90 2 Cách huy động nguồn lực cộng đồng cho

xây dựng NTM ở địa phương là hợp lý 121 80,7 3 Gia đình tự nguyện đóng góp cho việc xây

dựng NTM ở địa phương 139 92,7

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018

Số liệu điều tra cho thấy, tỷ lệ số hộ đồng ý với việc đóng góp cho chương trình xây dựng NTM ở địa phương là phù hợp với hộ gia đình mình là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tương đối cao (90%), trên thực tế thì tất cả các hộ đều đóng góp vào chương trình xây dựng nông thôn mới ở địa phương. Tuy nhiên, thì vẫn có một số hộ cho rằng việc đóng góp như vậy là chưa phù hợp với hộ gia đình mình, những hộ gia đình này đa phần là những hộ có hoàn cảnh khó khăn, những hộ đã quá tuổi lao động, những hộ có người bị bệnh tật... mà không được giảm tiền đóng góp cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng ở thôn, xã.

Về cách thức huy động nguồn lực cộng đồng thì tỷ lệ người dân cho là hợp lý là tương đối cao (80,7%), còn lại một số người dân cho là không hợp lý ở chỗ: nếu không được đền bù thì một số hộ phải hiến rất nhiều đất, kể cả đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp thì những hộ gia đình này bị thiệt quá, trong khi đó có những hộ

không phải hiến ít đất nào. Vì vậy đối với những hộ phải hiến nhiều đất mà không được đền bù thì cách thức huy động như vậy là không phù hợp.

Khi được hỏi về sự tự nguyện đóng góp cho việc xây dựng NTM ở địa phương, thì hầu hết các gia đình đều có ý kiến là tự nguyện đóng góp bằng tiền mặt,còn về đất đai thì hiện nay còn một số hộ chưa tự nguyện, chưa đồng ý hiến đất.

Một phần của tài liệu Đánh giá việc huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện nho quan tỉnh ninh bình (Trang 82 - 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)