CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.4. Một số nguyên nhân dẫn đến việc huy động nguồn lực cộng đồng cho chương trình xây dựng NTM còn khó khăn
3.4.1. Nhóm nguyên nhân chủ quan 3.4.1.1 Đối với người dân
Một bộ phận người dân còn chưa hiểu rõ về chương trình xây dựng NTM. Chương trình nông thôn mới mặc dù đã được các xã triển khai tuyên truyền đến tất cả các hộ dân nhưng trên thực tế thì còn một bộ phận nhỏ người dân chưa hiểu rõ về chương trình này. Chứng tỏ mặc dù các biện pháp tuyên truyền về nông thôn mới như hiện nay là rất tốt, nhưng vẫn còn một số nông dân thờ ơ, họ tham gia vào chương trình xây dựng NTM là do theo trào lưu, tất cả mọi người trong thôn cùng tham gia thì tham gia chứ họ chưa thực sự hiểu rõ được mục tiêu của chương trình NTM.
Người dân còn trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ đầu tư của Nhà nước: Người dân đa phần là chờ những công trình, hạng mục được sự đầu tư của Nhà nước thì mới tham gia đóng góp thêm để làm. Và trên thực tế thì đối với những hoạt động có sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước mà việc huy động nguồn lực từ người dân còn khó khăn. Vì vậy những công trình không được sự đầu tư hỗ trợ của Nhà nước, địa phương thì sẽ rất khó khăn trong việc huy động nguồn lực từ cộng đồng.
Kinh tế của nhiều hộ dân còn khó khăn: Với những hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn mà việc đóng góp không được giảm phần nào thì cũng rất khó khăn đối với gia đình họ. Ví dụ như các hộ ở xã Phú Long, xã Quảng Lạc, đa phần các hộ đều có hoàn cảnh rất khó khăn và khi triển khai làm đường bê tông thôn thì mỗi khẩu phải đóng 830.000 đồng, với khoản đóng góp này thì trung bình mỗi gia đình ở đây phải đóng từ 2 triệu đến 4 triệu đồng (nguồn: số liệu điều tra của tác giả năm 2018) vì điều kiện kinh tế khó khăn nên còn có các hộ phải vay mượn để đóng. Qua kết quả điều tra cũng cho thấy 100% số hộ cho là mức đóng góp cho chương trình nông thôn mới chưa phù hợp đều là
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn, hộ có người bị bệnh tật và quá tuổi lao động.
3.4.1.2 Đối với cán bộ
Năng lực của một số cán bộ trong ban quản lý, ban chỉ đạo, tiểu ban phát triển nông thôn mới còn hạn chế, một số cán bộ chưa thật sự tâm huyết.
Việc tổ chức tuyên truyền nông thôn mới đến với người dân nhìn chung là bài bản, mang lại hiệu quả, tuy nhiên theo đánh giá của người dân và cán bộ thì công tác tuyên truyền tuy sớm được triển khai nhưng chưa thực sự có chiều sâu và điểm nhấn. Nội dung tuyên truyền còn dừng lại ở việc tuyên truyền chủ trương, đường lối, chính sách, các thông tin khác vẫn còn mang tính một chiều, chưa đáp ứng được các nhu cầu bức xúc của nhân dân. Thông tin tuyên truyền xây dựng nông thôn mới trên các phương tiện thông tin đại chúng chưa nhiều, chưa được liên tục, chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của các tầng lớp nhân dân.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Vai trò của một số cán bộ đoàn thể, một số Đảng viên vẫn chưa được phát huy trong phong trào xây dựng NTM tại địa phương.
3.4.2. Nhóm nguyên nhân khách quan
Ở một số thôn của một số xã trong huyện chưa có sự công khai minh bạch về các khoản tiền mà dân đóng góp để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn. Trước khi làm đường bê tông thì thôn có tổ chức họp dân để lấy ý kiến và thống nhất các khoản đóng góp đối với mỗi hộ dân nhưng khi làm đường bê tông xong thì người dân phản ánh không thấy thôn họp thông báo về các khoản thu - chi cho đoạn đường thiếu đủ thế nào.
Trong xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn của các địa phương còn nhiều các thủ tục rắc rối nên các xã không dám giao cho nhóm thợ địa phương làm mặc dù người dân địa phương có thể thực hiện các hoạt động kỹ thuật được nhưng vấn đề chứng từ thanh quyết toán lại không thực hiện được.
Một số chính sách của Chính phủ về nông nghiệp, nông dân và nông thôn chưa được cụ thể hóa nên khi vận động nhân dân còn gặp trở ngại nhất là vận động nhân dân chăm lo phát triển sản xuất, nâng cao đời sống.
Về cơ chế chính sách, mặc dù đã có nhiều văn bản quy định về sự tham gia của người dân nhưng chưa rõ ràng và cụ thể. Các nội dung huy động tiền, tài sản, lao động cũng do từng địa phương tự thực hiện. Cơ chế khen thưởng, biểu dương cũng cần ban hành để tạo động lực thúc đẩy cho các xã, cho cộng đồng hăng hái tham gia chương trình.
3.5. Những giải pháp để huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới tại huyện Nho Quan
3.5.1. Mục tiêu phấn đấu của huyện Nho Quan đến năm 2020
Duy trì, nâng cao chất lượng tiêu chí nông thôn mới ở 16 xã đã đạt chuẩn giai đoạn 2011-2018 đáp ứng yêu cầu Bộ tiêu chí xã nông thôn mới giai đoạn 2016- 2020 để công nhận lại xã đạt chuẩn nông thôn mới; xã Đồng Phong đạt chuẩn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
“nông thôn mới kiểu mẫu”, 16/16 thôn đã đăng ký thôn kiểu mẫu được công nhận chuẩn thôn nông thôn mới kiểu mẫu.
Đến hết năm 2019 có thêm 02 xã: Lạc Vân, Văn Phương đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn là 18/26 xã (bằng 69%);
không còn xã đạt dưới 14 tiêu chí.
Đến năm 2020 có thêm 03 xã: Thanh Lạc, Phú Sơn, Thượng Hòa đạt chuẩn nông thôn mới, đưa tổng số xã đạt chuẩn nông thôn mới trên địa bàn là 21/26 xã (bằng 80,7%), bằng với tiêu chí của khu vực đồng bằng sông Hồng (80%). Nâng số tiêu chí bình quân của xã trên địa bàn huyện là 18,5 tiêu chí/xã;
Căn cứ vào đề án phát triển kinh tế xã hội của huyện Nho Quan đến năm 2020, căn cứu vào mục tiêu và nhiệm vụ của huyện về chương trình xây dựng NTM. Qua quá trình thu thập thông tin và kết quả điều tra tại 03 xã nghiên cứu, tác giả đưa ra một số giải pháp để nâng cao hiệu quả huy động nguồn lực cộng đồng trong xây dựng NTM của huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình.
3.5.2. Giải pháp về tuyên truyền
Qua phân tích điều tra cho thấy, các hộ dân biết, hiểu và tham gia xây dựng NTM phần lớn là lĩnh hội thông tin từ công tác tuyên truyền của các cơ quan tỉnh và địa phương, nhất là tuyên truyền từ cán bộ, đoàn thể xã. Chính vì vậy, cần tập trung đào tạo cho cán bộ xây dựng NTM ở xã những kiến thức sâu về xây dựng NTM, hướng tới là nông thôn kiểu mẫu. Cán bộ có năng lực, có trình độ chuyên môn mới vận động được người dân tham gia tốt. Thực tiễn cho thấy xã nào ngay từ đầu tổ chức tốt việc tuyên truyền, giáo dục nhận thức cho người dân, cán bộ xã thông hiểu, tạo cách làm để người dân thực sự đóng vai trò chủ thể, tạo sự đồng thuận cao trong cộng đồng dân cư thì việc huy động nguồn lực cộng đồng được thuận lợi và đạt kết quả cao. Chương trình xây dựng NTM chủ yếu dựa vào người dân thực hiện là chính, vì vậy nội dung tuyên truyền phải hướng đến người dân, chú trọng tuyên truyền, hướng dẫn những tiêu chí, chỉ tiêu mà nếu không có sự tham gia của người dân thì
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
không thể hoàn thành (mở rộng giao thông xóm; tham gia các hình thức bảo hiểm; chỉnh trang nhà ở, cảnh quan môi trường). Về hình thức tuyên truyền:
Phải kết hợp nhiều hình thức tuyên truyền như tuyên truyền qua các cuộc họp ở xóm, quá trình tuyên truyền phải khơi gợi sự tham gia thảo luận của người dân, không phải là tuyên truyền một chiều, cán bộ đọc, người dân nghe (chú trọng tổ chức các cuộc họp để thảo luận không nên lồng ghép nhiều chương trình vào một cuộc họp); qua loa phát thanh của xã, BCĐ xã phải xây dựng chuyên mục về xây dựng NTM và có kế hoạch phát thanh định kỳ trong suốt quá trình thực hiện chương trình xây dựng NTM; biên soạn tờ rơi, áp phích phát cho các hộ dân; tăng cường treo các bảng hiệu nơi công cộng, trên các bảng hiệu viết tên các tiêu chí NTM để người dân nắm được.
3.5.3 Giải pháp về chính sách
Huyện Nho Quan cần ban hành các văn bản riêng quy định về sự tham gia của cộng đồng trong chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM.
Trong đó tập trung vào các vấn đề sau: Cụ thể hóa cách thức lấy ý kiến tham gia của người dân đối với các nội dung trong chương trình xây dựng NTM; cụ thể hóa cơ chế huyđộng các khoản đóng góp tự nguyện của dân cho xây dựng NTM; Cần xem xét cơ chế huy động nguồn lực cộng đồng từ việc hiến đất cho các công trình công cộng vì không được đền bù nên việc huy động nguồn lực này hiện đang gặp phải rất nhiều khó khăn. C
Cần có cơ chế đóng góp cụ thể hơn nữa đối với từng nhóm đối tượng, nên có cơ chế đặc thù dành cho hộ nghèo và cận nghèo. Phát huy hình thức đóng góp bằng công lao động đối với nhóm hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn . Trong những năm qua hình thức này đã phát huy rất tốt sức mạnh của cộng đồng vì vậy vậy đối với những công trình không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp nên giao toàn bộ cho cộng đồng quản lý và khoán chất lượng. Như vậy thì người dân sẽ phấn khởi và nhiệt tình tham gia hơn vì họ được trực tiếp sử dụng đồng tiền của họ đóng góp và các khoản hỗ trợ của Nhà nước, địa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phương. Và quan trọng hơn việc này sẽ nâng cao tính sở hữu và trách nhiệm của địa phương với công trình đó.
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai thực hiện lồng ghép các nguồn vốn của các Chương trình, dự án hỗ trợ có mục tiêu khác trên địa bàn; tích cực thực hiện huy động nguồn lực từ quỹ đất của các xã để tạo cho xã chủ động trong xây dựng nông thôn mới đảm bảo thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.
3.5.4. Giải pháp về công tác khen thưởng
Huyện Nho Quan cần phát huy mạnh các hình thức tuyên dương, khen thưởng các cá nhân,tập thể, hộ gia đình, các doanh nghiệp, HTX... có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM ở xã, bản thông qua các buổi Tọa đàm, tổng kết năm thông qua quỹ thi đua khen thưởng của địa phương do người dân tự nguyện đóng góp. Cách làm này góp phần động viên được các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện.
3.5.5. Giải pháp về tăng cường sự tham gia của cộng đồng
Sự tham gia của cộng đồng là một quá trình phát triển, nó phụ thuộc vào điều kiện và những tác động cụ thể của mỗi cộng đồng. Điều này giải thích lý do tại sao không có một hình mẫu tham gia lý tưởng chỉ việc áp dụng dập khuôn là thành công. Giải pháp tăng cường sự tham gia của cộng đồng phải dựa trên điều kiện và mục tiêu phát triển cụ thể của mỗi địa phương.
Trong xây dựng NTM, để người dân thực sự là chủ thể, cần khẳng định và tạo điều kiện về cơ chế chính sách để người dân chủ động tham gia. Thực hiện tốt các nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch, thực sự quan tâm đến lợi ích thiết thực của dân trong việc quyết định lựa chọn nội dung, quản lý, giám sát và đánh giá kết quả thực hiện chương trình. Người dân phải được tham gia ngay từ đầu việc lựa chọn những nội dung, những công trình được cộng đồng cho là bức xúc nhất liên quan đến sản xuất và đời sống. Khi đó, người dân trong cộng đồng mới thấy mình là người chủ thật sự đối với các hoạt động
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
phát triển trong cộng đồng, từ đó sẽ tự nguyện đóng góp các nguồn lực để thực hiện các hoạt động đó.
3.5.6. Giải pháp thực hiện quy chế dân chủ cơ sở để nâng cao vai trò của người dân
Các quy định những điều dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra cả về nội dung và phương thức thực hiện cần tập trung nhiều hơn, cụ thể và rõ ràng hơn vào nội dung kinh tế. Những vấn đề về công khai thu chi ngân sách, về những khoản đóng góp của dân, về đầu tư hỗ trợ phát triển của Nhà nước qua các chương trình dự án phải được sáng tỏ, minh bạch qua các kênh thông tin cho dân biết, kể cả việc các đại biểu do dân trực tiếp cử ra để tham gia thường xuyên vào các hoạt động triển khai dự án ở nông thôn. Cần phải xử lý công khai, nghiêm túc những trường hợp vi phạm, tuyệt đối không được có ngoại lệ nào với những sự bao che… không làm như vậy tính nghiêm minh của pháp luật bị phá vỡ, dân mất lòng tin, tác dụng, ý nghĩa động lực của quy chế suy giảm, thậm chí triệt tiêu.
3.5.7. Giải pháp huy động nguồn lực cộng đồng để đầu tư xây dựng công trình phục vụ lợi ích chung của cộng đồng
UBND xã xác định các đối tượng cần huy động và tính toán mức huy động đối với từng đối tượng trong huy động đóng góp tiền mặt; việc tính toán mức đóng góp căn cứ vào số người trong độ tuổi lao động, thu nhập và khả năng đóng góp của người dân, mức đóng góp phải được cộng đồng bàn bạc quyết định, HĐND xã thông qua. Đối với những hộ có hoàn cảnh khó khăn (hộ nghèo, cận nghèo, tàn tật…) cần đưa ra bàn bạc trước cuộc họp xóm, ấp và đưa ra mức đóng góp phù hợp (có thể đóng góp ít hơn hoặc miễn so với các hộ còn lại, hoặc chuyển sang hình thức đóng góp bằng công lao động).
Trong việc lấy ý kiến người dân phải được thực hiện theo phương thức người dân bàn và quyết định trực tiếp. Trong trường hợp có chủ hộ chưa nhất trí, UBND xã có trách nhiệm chủ trì cùng với các tổ chức đoàn thể vận động, giải
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
thích để các hộ này tự nguyện đóng góp theo sự nhất trí của đa số chủ hộ.
Huy động đóng góp đất đai và tài sản trên đất: Đối với các hộ không đồng ý hiến đất, chính quyền, đoàn thể ấp, xã nên vào tận các hộ gia đình và kiên trì vận động, thuyết phục, đối thoại; dùng biện pháp “lấy dân vận động dân”
hoặc nhờ người nhà gia đình đó vận động giúp. Có chính sách tuyên dương, khen thưởng cá nhân, hộ gia đình, có nhiều đóng góp cho xây dựng NTM, điều này sẽ động viên, kích thích các hộ cùng tham gia đóng góp một cách tự nguyện, để không vắng tên mình trên bảng khen. Huy động công lao động:
Chính quyền cơ sở phải triệt để áp dụng cơ chế đặc thù trong việc tổ chức xây dựng các công trình hạ tầng, đó là: Đối với công trình quy mô nhỏ, kỹ thuật đơn giản, BQL xây dựng NTM xã cần giao cho cộng đồng dân cư tự thực hiện trên cơ sở thiết kế mẫu, thiết kế điển hình mà tỉnh đã ban hành.
3.5.8 Phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập người dân nông thôn
Khi người dân có thu nhập cao, ổn định việc huy động sự đóng góp sẽ thuận lợi hơn. Các cấp chính quyền, đoàn thể thực hiện tốt chuyển dịch cơ cấu ngành nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông thôn (tổ chức sản xuất cây trồng, vật nuôi, thủy sản.. theo quy hoạch, thế mạnh của địa phương). Triển khai các chương trình hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước (khuyến nông, dạy nghề cho lao động nông thôn, chương trình phát triển cánh đồng lớn, sản xuất sản phẩm chất lượng theo hướng GAP...). Xây dựng những dự án, mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất và dịch vụ nông thôn phù hợp với nhu cầu của người dân, lợi thế của địa phương, thiết thực, có định hướng tới thị trường.
Chương 4