Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.4. Hệ thống các tiêu chí nghiên cứu
Để tiến hành nghiên cứu luận văn tác giả nghiên cứu các hệ thống chỉ
tiêu nghiên cứu sau:
2.4.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh chất lượng TDBL
2.4.1.1. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh chất lượng TDBL của NHTM đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế
Chỉ tiêu này được thể hiện thông qua chỉ tiêu phản ánh qui mô cung cấp vốn tín dụng bán lẻ trong nền kinh tế.
Đây là một trong nhóm chỉ tiêu phản ánh chất lượng TDBL, nó cho biết năng lực quản lý hoạt động TDBL nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế và nỗ lực gia tăng thị phần của NHTM. Một NHTM có chất lượng TD tốt thì phải có quy mô dư nợ tương xứng với các tiềm năng của mình và có sự tăng trưởng qua các năm, đáp ứng nhu cầu vốn cho đa dạng các ngành, các thành phần kinh tế.
Tốc độ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ bán lẻ trên tổng dư nợ
Chỉ tiêu này cho biết tốc độ phát triển của TDBL qua từng giai đoạn, từ đó biết được sự tăng trưởng về mặt doanh số của dư nợ TDBL. Chỉ tiêu này cũng phản ánh quy mô hoạt động TDBL của một NH. Dư nợ TDBL càng cao chứng tỏ hoạt động TDBL của NH đó càng phát triểnvề lượng. Việc đo lường, đánh giá dư nợ TDBL thông qua tỷ lệ tăng trưởng và tỷ lệ dư nợ TDBL.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Tỷ lệ dư nợ TDBL trên
tổng dư nợ = Dư nợ TDBL năm t
x 100%
Tổng dư nợ năm t Tốc độ tăng trưởng dư
nợ TDBL =
Dư nợ TDBL năm t+1 - Dư nợ TDBL năm t
Dư nợ TDBL năm t 2.4.1.2. Nhóm chỉ tiêu phản ánh an toàn trong hoạt động TDBL
(1) Tỷ lệ nợ xấu và tỷ lệ nợ quá hạn
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4 và 5. Phát triển TDBL phải đảm bảo đi đôi với tăng trưởng chất lượng TDBL. Chất lượng RD một phần được thể hiện ở mức độ an toàn vốn TD thông qua chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu.
Tỷ lệ nợ xấu
TDBL = Nợ xấu TDBL
x 100 Dư nợ TDBL
Tỷ lệ nợ xấu của một NH càng thấp càng tốt. Tỷ lệ nợ xấu càng giảm mà tổng dư nợ qua các năm đều tăng chứng tỏ hoạt động TD càng phát triển. Thực tế rủi ro trong kinh doanh là không tránh khỏi, nên NHthường chấp nhận một tỷ lệ nhất định được coi là giới hạn an toàn (dưới 3%). Theo thông lệ quốc tế tế và Việt nam, tỷ lệ an toàn cho phép là dưới 5%.
Tỷ lệ nợ quá hạn = Nợ quá hạn Tổng dư nợ
Mặt khác, để đánh giá chính xác hơn chỉ tiêu này người ta chia tỷ lệ nợ quá hạn ra làm hai loại:
Tỷ lệ nợ quá hạn có khả năng thu hồi =
Nợ quá hạn có khả năng thu hồi
Tổng nợ quá hạn
Tỷ lệ nợ quá hạn không có khả năng thu
hồi
= Nợ quá hạn không có khả năng thu hồi Tổng nợ quá hạn
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
(2) Dư nợ theo đảm bảo tiền vay
Hoạt động TDBL là loại hoạt động luôn tiềm ẩn rủi ro rất cao, khi rủi ro thực sự xảy ra thì có nguy cơ NHTM không thể thu hồi về vốn gốc và lãi cho vay hặc có thu hồi được thì cũng không đúng kỳ hạn. Để phòng ngừa rủi ro thì các NHTM có nhiều biện pháp nhưng biện pháp chủ đạo nhất vẫn là tuân thủ điều kiện về TSĐB cho các món TD. Nói cách khác, để phòng ngừa rủi ro thì NHTM chủ yếu cho vay trên cơ sở phải có TSĐB.
Tỷ lệ TDBL có
TSĐB = Dư nợ TDBL có TSĐB
x 100 Tổng dư nợ BL
(3) Trích lập dự phòng rủi ro
Dự phòng rủi ro là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do KH không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. DPRR được tính theo dư gốc nợ và hạch toán chi phí hoạt động của chi nhánh. DPRR bao gồm dự phòng cụ thể và dự phòng chung:
- Dự phòng cụ thể: là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ vay để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.
- Dự phòng chung: là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa được xác định trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các ngân hàng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm.
Số tiền trích lập DPRR phụ thuộc vào tính chất của từng khoản nợ và TSĐBcủa khoản nợ đó, nếu nhóm nợ càng cao thì số tiền trích lập DPRR càng cao. Do vậy, một NH có số tiền trích lập DPRR càng cao thì chất lượng TD càng thấp.
2.4.2. Nhóm chỉ tiêu phản ảnh các nhân tố ảnh hướng chất lượng TDBL - Chính sách tín dụng bán lẻ
- Năng lực chuyên môn cán bộ TDBL
- Khả năng thu thập và xử lý thông tin của KH - Qui trình kiểm soát của NH
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn
Chương 3
THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM –
CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN