Một số kiến nghị

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 122 - 125)

Chương 4 GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG BÁN LẺ CỦA

4.3. Một số kiến nghị

- Trong nền kinh tế hội nhập hiện nay, Chính phủ cần xây dựng môi trường pháp lý ổn định ổn định, tạo hành lang cho các DN thuộc các thành phần kinh tế trong đó có NH HĐKD lành mạnh, bình đẳng, cạnh tranh và phát triển trong khuôn khổ quy định của pháp luật.

- Tiếp tục phát huy vai trò điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

tế.

- Các cơ quan Nhà nước tăng cường giám sát việc thực thi pháp luật(giám sát thực thi chế độ hạch toán kế toán), tránh tình trạng các DN đưa ra các thông tin TC sai lệch, gây khó khăn trong hoạt động của NH. Cũng cần tăng cường việc thực hiện chế độ kiểm toán trong các DN.

- Nhà nước có các quyết sách dứt khoát trong việc sắp xếp cơ cấu lại các DNNN. Sau khi CPH của DN này được sắp xếp lại, bộ máy năng lực kinh doanh của DN tăng lên và việc sử dụng vốn vay từ NH sẽ có hiệu quả hơn.

- Chính phủ cần có chủ trương thúc đẩy mạnh hơn nữa tình hình hoạt động của công ty mua bán nợ và TSLĐ của DN để thiết thực hỗ trợ, giúp đỡ

các NHTM giải quyết tốt và dứt điểm các khoản nợ quá hạn, nợ tồn đọng đã kéo dài trong nhiều năm.

4.3.2. Đối với Ngân hàng Nhà nước

- NHNN cần sớm rà soát, chỉnh sửa ban hành các VBPL để kịp thời tháo gỡ những vướng mắc nhằm tạo môi trường pháp lý lành mạnh và thông thoáng cho NHTM, tạo điều kiện thuận lợi cho NHTM HĐKD góp phần hạn chế RRTD.

- Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của các TCTD nói chung và hoạt động TDBL nói riêng.

- nâng cao vai trò của NHNN trong việc điều hành CSTT.

- Hiện đại hóa công nghệ NH theo hướng hội nhập và phù hợp với các chuẩn mực quốc tế, tạo ra nhiều tiện ích cho mọi KH, nâng cao chất lượng phục vụ và cạnh tranh lành mạnh, đáp ứng yêu cầu đổi mới kinh tế theo tiến trình hội nhập quốc tế.

- Phát huy tối đa hiệu quả hoạt động trung tâm thông tin tín dụng (CIC) - Nâng cao năng lực công tác thanh tra, kiểm soát của NHNN.

- Thực hiện bảo hiểm RRTD

4.3.3. Đối với Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

- Trong công tác tuyển dụng của Vietinbank nên giao quyền cho các đơn vị trực thuộc như chi nhánh để giải quyết vấn đề nguồn nhân lực của Chi nhánh và các PGD. Xây dựng cơ chế động lực, phân chia rõ quyền lợi, nghĩa vụ, quyền hạn và trách nhiệm, gắn trách nhiệm cụ thể đối với từng cá nhân, bộ phận để thúc đẩy phát triển hoạt động BL.

- Cần xây dựng chiến lược cụ thể để phát triển hoạt động NHBL nói chung và hoạt động TDBL nói riêng.

- Tăng cường kiểm tra, Kiểm soát các hoạt động của Chi nhánh, PGD đặc biệt kiểm tra chéo nhằm kịp thời phát hiện các sai sót và rút ra bài học kinh nghiệm, nhằm đảm báo tính hiệu lực của cơ chế ban hành.

- Xây dựng hệ thống cảnh báo sớm đối với các khoản nợ xấu phát sinh.

- Vietinbank sớm thành lập đơn vị thực hiện chức năng mua bán nợ, quản lý, sử dụng , khai thác lợi ích của TSTC NH đối với những khoản nợ vay quá hạn.

- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, ứng dụng công nghệ thông tin quản lý.

- Tăng cường công tác đào tạo, mở nhiều lớp tập huấn nghiệp vụ trong năm để đáp ứng yêu cầu tiêu chuẩn cán bộ về chuyên môn nghiệp vụ..

Đồng thời thực hiện chính sách sử dụng, bố trí CB, đào tạo CB, bồi dưỡng và đãi ngộ CB.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 122 - 125)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)