Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 61 - 76)

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Giới thiệu về ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam - chi nhánh Thái Nguyên

3.1.1. Khái quát chung về Vietinbank Thái Nguyên 3.1.1.1. Tên gọi, địa chỉ hiện nay

- Tên tiếng Việt: Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên

- Tên tiếng Anh: VietNam Joint stock commercial Bank for Industry and Trade – Thai Nguyen branch

- Địa chỉ: số 62, Hoàng Văn Thụ, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên

- Số điện thoại: 0208 3852 258 - Số fax: 0208 3855 773

3.1.1.2. Lịch sử hình thành

“Ngân hàng TMCP Công thương CN Thái Nguyên là một chi nhánh lớn nằm trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, được thành lập năm 1988 cùng thời điểm thành lập NHCT Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01 tháng 07 năm 1988. Khi mới thành lập toàn chi nhánh gồm 01 Hội sở chính và 2 chi nhánh trực thuộc, quy mô kinh doanh còn nhỏ bé, các dịch vụ NH hạn hẹp, đối tượng phục vụ chủ yếu là các công ty, xí nghiệp của nhà nước, đội ngũ CBNV của NH còn nhiều bỡ ngỡ do đang trong thời kỳ chuyển đổi, tiếp cận với cơ chế và cách tư duy đổi mới. Công nghệ ở trình độ sơ khai, thủ công là chủ yếu, tốc độ thanh toán còn chậm….Năm 2006 NHCT tỉnh Thái Nguyên tách ra làm 3 chi nhánh hoạt động độc lập trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên: NHCT tỉnh Thái Nguyên,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

NHCT chi nhánh Lưu Xá và NHCT chi nhánh Sông Công.Năm 2008 theo đề án cổ phần hóa các DNHH của Chính phủ, NHCT tỉnh Thái Nguyên chính thức đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – CN Thái Nguyên, viết tắt là VietinBank CN Thái Nguyên.”

“Lĩnh vực hoạt động của VietinBank CN Thái Nguyên là huy động vốn từ nền kinh tế, cho vay các tổ chức, cá nhân, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ ATM, dịch vụ tài trợ thương mại, bão lãnh, mua bán ngoại tệ,…”

“Từ địa điểm ban đầu là thuê của NHNN, ngày nay VietinBank CN Thái Nguyên đã có trụ sở khang trang, sạch đẹp tại địa chỉ: số 62 đường Hoàng Văn Thụ, TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.Trụ sở chính của chi nhánh nằm ngay trung tâm thành phố trực thuộc tỉnh, có nhiều cơ quan hành chính sự nghiệp, nhiều trường đại học, dân cư đông đúc. Thái Nguyên còn là thành phố công nghiệp với nhiều DN hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực như khai thác khoáng sản, sản xuất xi măng, sắt thép…hoạt động thương mại tương đối nhộn nhịp. Tuy nhiên, trên địa bàn có hơn 20 tổ chức tín dụng hoạt động với trên 65 chi nhánh và phòng giao dịch của các NHTM và các định chế tài chính phi ngân hàng, điều này tạo ra sự sôi động trong hoạt động cũng như sự cạnh tranh khốc liệt trong lĩnh vực ngân hàng.”

“Qua quá trình xây dựng và phát triển hơn 30 năm, mặc dù còn nhiều khó khăn và thử thách trước yêu cầu của công cuộc đổi mới kinh tế nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, Vietinbank Thái Nguyên đã thực sự trở thành trung tâm tín dụng, tiền tệ và thanh toán của Thái Nguyên, góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy nền kinh tế địa phương phát triển theo hướng chỉ đạo của Đảng bộ và chính quyền địa phương. Có thể nói rằng để đạt được kết quả như ngày hôm nay cũng là một quá trình cố gắng lâu dài và bền bỉ của các thế hệ cán bộ NHCT chi nhánh Thái Nguyên.Mạng lưới hoạt động của chi nhánh tập trung chủ yếu ở các khu vực thành phố, thị xã, khu kinh tế phát triển, khu dân cư tập trung có khả năng huy động vốn, đầu tư cho vay hoặc mở rộng cung ứng dịch vụ NH.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

Các thành phần kinh tế thuộc mọi ngành nghề sản xuất kinh doanh có nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, có năng lực sản xuất kinh doanh đều được Vietinbank CN Thái Nguyên tiếp cận và đáp ứng đầy đủ, kịp thời.”

“Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – chi nhánh Thái Nguyên là đơn vị phụ thuộc Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam, tự chủ trong kinh doanh, có con dấu riêng.Trong những năm vừa qua, VietinBank chi nhánh Thái Nguyên đã thực hiện tốt chức năng nhiệm vụ của mình với tinh thần trách nhiệm cao, năng động, sáng tạo và theo đúng luật NHNN, luật các TCTD, Nghị định của Chính phủ, các chủ trương chính sách của ngành NH và của Vietinbank Việt Nam.”

“Tính đến 12/2018 VietinBank CN Thái Nguyên có 170 nhân viên(trong đó: 64 Nam và 106 Nữ ) đều có trình độ đại họ và trên đại học, chi nhánh có 6 phòng chức năng và 15 phòng giao dịch. Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ29 người, Đại học 137 người, trung cấp 04 người.Vietinbank Thái Nguyên bao gồm 6 phòng chức năng là: Phòng Tổ chức Hành chính, phòng Tổng hợp Tiếp thị, phòng Khách hàng Doanh Nghiệp, phòng Bán Lẻ, Phòng Kế toán Giao dịch, phòng Tiền tệ Kho quỹ, cùng với 15 PGD trong đó có 8 PGD loại I (PGD Đán, Núi Voi, Tân Lập, Tân Long, Gia Sàng, Đại Từ, Phú Lương, Lương Ngọc Quyến) và 7 PGD loại II (PGD Phan Đình Phùng, Hoàng Văn Thụ, Quán Triều, Đồng Quang, Minh Cầu, Mỏ Bạch, Tân Thịnh).Tất cả các phòng ban trong chi nhánh đều có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để cùng thực hiện các chức năngchung của một NHTM.”

(https://vietinbank.ngan-hang.com/chi-nhanh/thai-nguyen) 3.1.1.3. Chức năng, nhiệm vụ vàquyền hạn

Về chức năng

“Là một NHTM bao gồm: chức năng trung gian TD, chức năng thanh toán và chức năng tạo tiền. Các chức năng của NHTM có mối quan hệ chặt chẽ, bổ sung, hỗ trợ cho nhau, trong đó chức năng trung gian TDlà chức năng cơ

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

bản nhất, tạo cơ sở cho việc thực hiện các chức năng sau. Đồng thời khi NH thực hiện tốt chức năng TGTT và chức năng tạo tiền lại góp phần làm tăng nguồn vốn TD, mở rộng hoạt động TD cho CN.”

Về nhiệm vụ

“Thực hiện nhiệm vụ kinh doanh mà Vietinabnk giao phó bao gồm: kinh doanh tiền tệ, TD, thanh toán và các dịch vụ NH theo hướng đa năng tổng hợp với mọi phàn phần kinh tế, đồng thời có trách nhiệm thực hiện đầy đủ với nghĩa vụ của NHNN và ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam giao phó.”

Về quyền hạn

+ “Được quyền ban hành mọi quy định, nội quy và các biện pháp, chính sách kinh doanh các nghiệp vụ kỹ thuật cần thiết trong hoạt động kinh doanh tiền tệ để thực hiện, không làm trái quy định với pháp luật và quy định của NH.”

+ “Quy định mức lãi suất cụ thể cho từng kỳ hạn tiền gửi và cho vay phù

hợp với quan hệ cung cầu trên thị trường tiền tệ theo quy định của Vietinbank Việt Nam.

+“ Quyết định tỷ giá việc mua bán các ngoại tệ theo quy định của NHNN và Vietinbank Việt Nam.”

+ “Quyết định tỷ lệ hoa hồng, lệ phí, tiền thưởng, tiền phạt trong các hoạt động kinh doanh và dịch vụ theo giới hạn quy định của NN và Vietinbank Việt Nam.”

+ “Ký kết các hoạt động kinh doanh, hợp tác kinh doanh với các TCTC, TD theo quy định của NHNN và Vietinbank Việt Nam.”

+ “Khởi kiện tranh chấp kinh tế, dân sự, yêu cầu các cơ quan có thẩm quyền khởi tố về mặt hình sự khi có dấu hiệu phạm tội liên quan đến hoạt động của Chi nhánh theo quy định của Vietinbank Việt Nam.”

+ “Chịu trách nhiệm về kết quả kinh doanh, bảo tồn và phát triển vốn,

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

thu hồi gốc và lãi vay, đảm bảo sự tăng trưởng các hoạt động kinh doanh của chi nhánh.”

+ “Phát mãi tài sản thế chấp, cầm cố khi khách hàngkhông trả được nợ đến hạn.”

+ “Chịu trách nhiệm kinh tế, dân sự và cam kết giữa Chi nhánh với khách hàng, giữ bí mật về số liệu, tình hình hoạt động của khách hàng.”

(https://vietinbank.ngan-hang.com/chi-nhanh/thai-nguyen) 3.1.1.4. Cơ cấu tổ chức

Để đáp ứng yêu cầu quản trị, từ khi thành lập đến nay, cơ cấu bộ máy tổ chức của Vietinabnk Thái Nguyên hoạt động theo cơ cấu tổ chứ trực tuyến chức năng. Tất cả mọi phòng ban trong chi nhánh sẽ chịu sự điều hành trực tiếp từ ban lãnh đạo chi nhánh. Nhiệm vụ của các bộ phận, phòng ban:

Sơ đồ 3.1: Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Thái Nguyên

(Nguồn: Phòng Tổ chức Hành chính Vietinbank Thái Nguyên) Cơ cấu tổ chức của ngân hàng Vietinbank Thái Nguyên bao gồm:

Ban giám đốc

- Giám đốc:“là người phụ trách chung, chịu trách nhiệm chỉ đạo điều hành chung mọi nhân viên kinh doanh trong chi nhánh theo quyền hạn. Giám đốc có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý hành chính, kiểm tra, giám sát, hướng dẫn kiểm tra các phòng ban của chi nhánh về việc thực hiện

Phòn ggiao

dịch loại II Phòng

Tiếp thị Tổng

hợp

Ban giám đốc

Phòng Khách hàng

DN Phòng

Tổ

chức Hành chính

Phòng Bán lẻ

Phòng Kế toán giao dịch

Phòng Tiền

tệ Kho

quỹ

Phòng giao dịch loại I

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

nghĩa vụ đối với người lao động theo quy định của Bộ Lao Động.”

- Phó giám đốc phụ trách: “là người giúp việc cho Giám đốc điều hành các công việc ở các khối phòng ban cụ thể, Phó Giám đốc phụ trách thực hiện quyền hạn của mình theo ủy quyền của Giám đốc và chịu trách nhiệm trực tiếp trước Giám đốc về nhiệm vụ được giao.”

Phòng Tổ chức Hành chính

“Tham mưu cho Giám đốc chi nhánh về các hướng dẫn của ngành đối với công tác tổ chức cán bộ, xậy dựng và thực hiện kế hoạch phát triển nguồn nhân lực phù hợp với hoạt động và điều kiện cụ thể của chi nhánh; Theo dõi công tác tổ chức cán bộ, tuyển dụng, đào tạo, quản lý lao động, xây dựng nội quy, quy định, quy trì và giữ gìn văn hóa doanh nghiệp, kỷ luật lao động trong VietinBank Thái Nguyên; Phụ trách công tác thi đua trong toàn đơn vị; Thực hiện về công tác quản lý tài sản và công tác hành chính của chi nhánh. Quản lý PTVT, VC của chi nhánh.”

Phòng Tiếp thị Tổng hợp

“Đầu mối tham mưu, giúp việc cho Giám đốc chi nhánh tổng hợp, xây dựng chiến lược chính sách kinh doanh. Tham mưu cho Ban Giám đốc xây dựng và giao kế hoạch kinh doanh hàng tháng, quý,năm, kế hoạch phát triển trung, dài hạn. Theo dõi tiến độ thực hiện kế hoạch kinh doanh, chương trình công tác của chi nhánh; Tham mưu, giúp việc cho Giám đốc về công tác nguồn vốn và điều hành vốn kinh doanh. Chịu trách nhiệm đề xuất chính sách biện pháp, giải pháp phát triển nguồn vốn. Trực tiếp quản lý cân đối nguồn vốn đảm bảo các cơ cấu và quản lý các hệ số an toàn theo quy định; Phụ trách công tác đối ngoại, cung cấp số liệu, hồ sơ, chứng từ cho các cơ quan chức năng theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu;

Chịu trách nhiệm công tác hậu kiểm kế toán của toàn chi nhánh; Lập các báo cáo tổng hợp đột xuất.”

Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Tham mưu cho Ban Giám đốc chi nhánh tổ chức hoạt động kinh doanh đối với đối tượng KHDN phù hợp với định hướng của Vietinbank Việt Nam trong từng thời kỳ và chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch được giao; Chịu trách nhiệm marketing TD bao gồm việc thiết lập, mở rộng phát triển hệ thống KHDN (Bao gồm KHDN Lớn, KHDN vừa và nhỏ). Thực hiện trực tiếp cho vay ngắn, trung và dài hạn theo đúng chế độ của ngành, quy định của Nhà nước. Thực hiện thu nợ gốc lãi đầy đủ, đảm bảo an toàn vốn cho NH.

Kiểm soát chặt chẽ trong và sau cho vay, quản lý các khoản nợ có vấn đề và tìm biện pháp thu hồi các khoản nợ xấu; Tư vấn cho khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ tín dụng, bán chéo các sản phẩm dịch khác có liên quan cho đối tượng KHDN; Trực tiếp phối hợp cùng các bộ phận liên quan thực hiện công tác tìm kiếm, tiếp thị, tư vấn bán các sản phẩm tài trợ thương mại với khách hàng và đề xuất các giải pháp tài trợ thương mại cho khách hàng; thực hiện các công việc liên quan đến nghiệp vụ tài trợ thương mại tại chi nhánh cho các KHDN theo quy định, quy trình nghiệp vụ hiện hành.”

Phòng Bán Lẻ

“Tham mưu, đề xuất chính sách và kế hoạch cho Ban quản lý chi nhánh trong quản lý, tổ chức hoạt động kinh doanh bán lẻ tại chi nhánh phù

hợp với định hướng của NHCT Việt Nam trong từng thời kỳ; Chịu trách nhiệm thực hiện các chỉ tiêu KHBL được giao trong từng thời kỳ; Xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình marketing tổng thể cho nhóm sản phẩm bán lẻ. Chủ động tìm kiếm, tiếp thị khách hàng mới, chăm sóc và duy trì quan hệ thường xuyên với các KH; Thực hiện thẩm định khách hàng, hoạt động sản xuất kinh doanh, tài chính, đề xuất quyết định cho vay đối với KHCN, HKDN SVM. Thực hiện theo dõi, kiểm tra, thu hồi nợ đầy đủ, đảm bảo an toàn vốn cho NH.”

Phòng Kế toán Giao dịch

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Tham mưu cho Ban lãnh đạo chi nhánh trong công tác kế toán, quản lý tài chính, chi tiêu nội bộ; quản lý hệ thống máy tính và điện toán; quản lý, kê khai tài sản, công cụ dụng cụ…tại chi nhánh. Lập kế hoạch tài chính, tài sản của chi nhánh; hướng dẫn thực hiện chế độ tài chính kế toán, xây dựng chế độ quản lý tài sản, định mức và quản lý tài chính, nộp thuế; Lập bảng cân đối tài khoản kế toán theo quy định hiện hành; Giao dịch với khách hàng và xử lý các giao dịch mở tài khoản, thanh toán, chuyển tiền, dịch vụ thẻ, dịch vụ NHĐT, dịch vụ kiều hối, dịch vụ thanh toán quôc tế, cung ứng séc, thu chi tiền mặt, nhận gửi rút tiết kiệm, huy động vốn, cung cấp sao kê và chứng từ giao dịch cho khách hàng, thực hiện các giao dịch khác với khách hàng khi có yêu cầu; Tham gia ý kiến và chịu trách nhiệm về ý kiến tham gia, phối hợp giữa các phòng về những vấn đề liên quan theo chức năng nhiệm vụ của phòng.”

Phòng Tiền tệ Kho quỹ

“Thực hiện quản lý kho tiền, TSĐB, quản lý ấn chỉ quan trọng và giấy tờ có giá; Theo dõi tình hình thu chi tiền mặt của chi nhánh, cân đối tiền mặt với nhu cầu thu chi thực tế. Đảm bảo lượng tồn quỹ tại các thời điểm tối ưu nhất; Chịu trách nhiệm kiểm đếm, đóng bó tiền về nộp về NHNN theo đúng quy định; Tiếp quỹ, hoàn quỹ cho các PGD và các máy ATM thuộc quản lý của chi nhánh; Thu giữ và nộp các loại tiền giả về NHNN theo đúng quy định;

Chịu trách nhiệm lập báo cáo tiền mặt định kỳ và nộp về NHNN.”

Các phòng giao dịch loại I

“Giúp việc cho Ban giám đốc trong công tác Giám đốc với khách hàng, chịu trách nhiệm thực hiện, xử lý các Giám đốc với khách hàng theo đúng chế độ quy định của NN, quy trình của Vietinbank ban hành và các quy định nội bộ của chi nhánh; Thực hiện cho vay KHCN, DNSVM, huy động vốn và cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác của ngân hàng; Thiết lập, duy trì và mở rộng các mối quan hệ với khách hàng.”

Các phòng giao dịch loại II

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu và Công nghệ thông tin – ĐHTN http://lrc.tnu.edu.vn

“Thực hiện huy động vốn ngắn, trung dài hạn bằng VNĐ theo các thể thức thích hợp được NHNN cho phép, được tổng Giám đốcVietinbank quy định; Thực hiện đảm bảo công tác tiếp thị các sản phẩmdiịchv ụ đối với khách hàng, tiếp nhận các thông tin phản hồi từ khách hàng; Thực hiện đảm bảo an toàn tiền mặt và các giấy tờ có giá theo quy định.”

(https://vietinbank.ngan-hang.com/chi-nhanh/thai-nguyen)

3.1.2. Sản phẩm tín dụng đối với KHBL của Vietinbank Thái Nguyên Các sản phẩm bán lẻ chính của Vietinbank chi nhánh Thái Nguyên

Sản phẩm Tiền gửi

Nhận tiền gửi VND và ngoại tệ của các tổ chức và cá nhân theo kỳ hạn hoặc không kỳ hạn. Phát hành các giấy tờ có giá, CCTG với các kỳ hạn: Ngắn, trung và dài hạn.

Sản phẩm Tín dụng bán lẻ

- Cho vay sản xuất kinh doanh đối với cá nhân, HGĐ, khối KHDN SVM - Cho vayTD: mua ô tô, hỗ trợ nhu cầu nhà ở, cầm cố giấy tờ có giá, thẻ

tiết kiệm, thông qua NV phát hành thẻ tín dung, cán bộ công nhân viên trả bằng lương, thấu chi TKTG…

Sản phẩm khác

BLTT, dự thầu, thực hiện hợp đồng... Thanh toán trong nước; thanh toán quốc tế; Mua bán ngoại tệ; Chi trả kiều hối; Thanh toán thẻ tín dụng; séc quốc tế; Đại lý chiết khấu; Đại lý bảo hiểm; Dịch vụ rút tiền tự động ATM; Các sản phẩm thẻ; Dịch vụ trả lương qua tài khoản; Dịch vụ ngân quỹ; Dịch vụ giữ hộ tài sản, giấy tờ có giá; dịch vụ NH điện tử; BSMS; Vntopup; Bankplus; thanh toán hóa đơn; Tư vấn đầu tư; thẩm định dự án...

3.1.3. Khái quát hoạt động kinh doanh của Vietinbank Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018

3.1.3.1. Kết quả hoạt động kinh doanh

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng bán lẻ của ngân hàng thương mại cổ phần công thương việt nam chi nhánh thái nguyên (Trang 61 - 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)